3,2 triệu người dân thế giới đệ đơn yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân

Tính đến ngày 19/7/2019, đã có gần 3,2 triệu người tại 35 quốc gia yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân.
Tính đến ngày 19/7/2019, đã có gần 3,2 triệu người tại 35 quốc gia yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân. (Ảnh: Epoch Times)

Ngày 20/7/2019 là tròn 20 năm các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc bị chính quyền đàn áp. Đến nay, gần 3,2 triệu người dân trên khắp thế giới đã lên tiếng yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân.

Luật sư Chu Uyển Kỳ – Tổng điều phối viên của “Hoạt động người dân khắp thế giới cùng ký tên khởi tố hình sự, lên tiếng ủng hộ người dân Trung Quốc khởi kiện Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công”, vào ngày 20/7/2019 đã công bố bảng thống kê mới nhất.

Tính đến ngày 19/7/2019, đã có gần 3,2 triệu người tại 35 quốc gia yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân.
Tính đến ngày 19/7/2019, đã có gần 3,2 triệu người tại 35 quốc gia yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân. (Ảnh: Epoch Times)

Theo đó, tính đến ngày 19/7/2019, đã có gần 3,2 triệu người tại 35 quốc gia yêu cầu Tòa án Nhân dân Tối Cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa Giang Trạch Dân – kẻ đầu sỏ phát động cuộc đàn áp với Pháp Luân Công ra xét xử với tội danh “tội ác chống lại loài người”.

Vào ngày 20/7/2019, nhằm yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại, đã có hơn 2.000 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan đồng tổ chức các cuộc diễu hành quy mô lớn và hoạt động thắp nến tưởng niệm trước Quảng trường Chính quyền thành phố Đài Bắc. Cô Chu Uyển Kỳ đã công bố thông tin nói trên tại buổi mít-tinh kỷ niệm 20 năm chống lại cuộc bức hại.

Theo thống kê, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc có số lượng người tố cáo Giang Trạch Dân nhiều nhất. Có 112.828 người ở Đài Loan, 789.996 người ở Nhật Bản và 661.422 người ở Hàn Quốc. Tại châu Âu, có tổng cộng 28 quốc gia tham gia với số lượng người lên án nhiều nhất là ở Ukraine, Israel, Tây Ban Nha, Nga và Romania.

Cô Chu Uyển Kỳ đã công bố thông tin nói trên tại buổi mít-tinh kỷ niệm 20 năm chống lại cuộc bức hại.
Cô Chu Uyển Kỳ đã công bố thông tin nói trên tại buổi mít-tinh kỷ niệm 20 năm chống lại cuộc bức hại. (Ảnh: NTDTV)

Cô Chu Uyển Kỳ chia sẻ, đối diện với cuộc bức hại tàn khốc như vậy, các học viên Pháp Luân Công đã bất chấp nguy hiểm đến sinh mệnh, dũng cảm bước ra nói rõ sự thật với người dân Trung Quốc vốn bị những lời dối trá rợp trời dậy đất ĐCSTQ dối gạt.

Bắt đầu từ giữa năm 2015, ở Trung Quốc đã dấy lên làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân với tội danh “tội ác chống lại loài người” trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Vào tháng Bảy cùng năm, tại hải ngoại đã dấy lên “Hoạt động người dân khắp thế giới cùng ký tên khởi tố hình sự, lên tiếng ủng hộ người dân Trung Quốc khởi kiện Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công”.

Cô Chu chia sẻ, trong bốn năm qua, gần 3,2 triệu người dân và các nhân sĩ chủ lưu tại 35 quốc gia đã lên án tội ác chống lại loài người của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Hành động yêu cầu luật pháp đưa người từng đứng đầu một quốc gia ra xét xử, đây đúng thật là điều chưa từng có trong lịch sử.

Vào ngày 20/7/1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân xuất phát từ lòng đố kỵ và ham muốn quyền lực cá nhân đã lấy cớ số lượng học viên Pháp Luân Công tín ngưỡng vào “Chân – Thiện – Nhẫn” vượt quá số đảng viên ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai sự phản đối của các thành viên khác thuộc Ủy ban Thường vụ Cục Chính trị, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ mà phát động cuộc đàn áp đẫm máu đối với hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công vô tội, với chỉ lệnh ‘bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể’. Chính sách bức hại này vẫn đang tiếp diễn cho đến hôm nay.

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân xuất phát từ lòng đố kỵ và ham muốn quyền lực cá nhân mà phát động cuộc đàn áp suốt 20 năm nay. (Ảnh: ACNW)

Hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, tra tấn, lạm dụng tại các nhà tù, các trung tâm tẩy não và các trại lao động, đồng thời trở thành đối tượng chính của tội ác diệt chủng giết người lấy nội tạng.

Theo báo cáo điều tra của cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilguor, luật sư nhân quyền David Matas và nhà báo điều tra Ethan Gutman, ước tính có đến 1,5 triệu ca cấy ghép tạng diễn ra Trung Quốc kể từ năm 2000, trong đó phần lớn đến từ các học viên Pháp Luân Công.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của trang Minh Huệ Net, tính từ ngày 20/7/1999, thông qua nguồn tin thu thập được thì đã có 4.236 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, các trường hợp này phân bố tại hơn 30 tỉnh thành, khu tự trị, khu trực thuộc trên khắp cả nước Trung Quốc. 

Tuy nhiên, trên thực tế thì con số này chỉ là một phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm về trường hợp các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết mà thôi.

Thiện Ân (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống