Văn Hay Xuất Tại Tự Tâm
Vương Quán Minh, một học giả ngôn ngữ Trung Quốc khuyến khích nên đọc những quyển sách có nội dung thâm sâu, như tứ đại danh tác của Trung Quốc bao gồm: Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký, Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Bức tranh: bức họa tả một cảnh trong “Hồng Lâu Mộng” vẽ bởi họa sĩ thời nhà Thanh tên Tôn Văn.
Những tác phẩm văn học xuất sắc có thể mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc và nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong trái tim con người. Nhưng làm thế nào để viết được những áng văn hay? Và làm thế nào để một nhà văn tìm được cảm hứng sáng tác?
Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, thời báo Đại Kỷ Nguyên đã phỏng vấn nhà phê bình ngôn ngữ Vương Quán Minh, người bắt đầu viết bài cho báo và web từ tháng 12-2005. Vương Quán Minh có rất nhiều chia sẻ về cách thức để có được những bài viết hay hơn.
Muốn viết được thì phải đọc; viết hay là kết quả của chăm đọc
Theo ông Vương, việc một bài viết có sâu sắc và có chất hay không được quyết định bởi đạo đức và chiều sâu tư tưởng của tác giả. Ông nói rằng chìa khóa của chiều sâu tư tưởng là đọc nhiều sách và trải nghiệm nhiều trong cuộc sống. Đỗ Phủ nhà thơ nổi tiếng thời Đường viết: “Đọc xong nghìn cuốn sách, mới trở thành thánh thơ”.
Ông Vương nói: “Đọc là căn bản của viết hay; viết là sự tiếp nối của đọc”. Ông đưa ra một vài ví dụ để minh họa cho tính quan trọng của việc đọc.
Người mới bắt đầu học thư pháp phải luyện tập bắt chước người khác cho đến khi tự họ có thể sáng tạo ra phong cách viết của mình. Diễn viên mới bắt đầu cũng phải học từ người khác trước khi tìm ra phong cách diễn của mình. Do đó, người viết mới bắt đầu thì phải đọc tác phẩm của người khác.
Tất nhiên cũng cần phải đọc có chọn lựa. Ông Vương khuyến nghị nên đọc những cuốn sách có nội hàm thâm sâu ví dụ như tứ đại danh tác của Trung Hoa: Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký, Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Nếu một người mà ưa thích lịch sử, ông Vương nói, thì người đó nên đọc Sử Ký của Tư Mã Thiên và Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang. Hơn nữa, Thập Nhị Tứ Sử cung cấp cái nhìn toàn cảnh về lịch sử Trung Quốc. Vương Quán Minh cũng khuyên nên đọc những cuốn sách phù hợp với sở thích và những cuốn sách có lợi cho sự viết “để phát triển sức mạnh của trí óc và áp dụng những điều trong sách vào hoàn cảnh thực tế”, và “để kích thích trí tuệ ẩn sâu trong đầu não và phát triển khả năng sáng tạo để thành công”.
Đỗ Phủ nhà thơ nổi tiếng thời Đường viết: “Đọc xong nghìn cuốn sách,
mới trở thành thánh thơ”.
Đọc phải đi kèm với trải nghiệm
Ông Vương nói, chỉ đọc mà không có trải nghiệm thực tế thì không đủ để mở rộng tầm mắt. Ông cho rằng đi các nơi để tìm cảm hứng có thể làm phong phú hơn tâm hồn của con người. Ông nói: “Nếu bạn vân du với một mục đích cao quý, bạn sẽ có những trải nghiệm quý báu.” Là một tác giả, Vương Quán Minh luôn luôn muốn thấu hiểu nội hàm sâu sắc hơn của cuộc sống thông qua việc ngắm nhìn và ngưỡng vọng vẻ đẹp của núi sông.
Là con người, nên vững chắc như núi và bao dung như biển, ông nói. “Người khác có thể nói bạn tốt hay xấu. Người khác có thể giúp bạn hay hại bạn. Bạn coi việc này như thế nào? Là một con người, chúng ta cần phải rộng lượng với sai lầm của người khác. Không nên bám cứng lấy một lỗi sai bé nhỏ của người ta đến mức mà đêm không ngủ được. Chúng ta nên có một trái tin rộng lớn.”
Những người thầy vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc như Khổng Tử, Lão Tử và Mạnh tử đều trải qua những điều tương tự khi đi vân du và dạy học. Những chuyến đi như thế là cơ hội tốt để học hỏi và kiểm tra tư tưởng của bản thân. Vì thế, “đi một vạn dặm” cũng quan trọng như là “đọc một vạn cuốn sách”.
Những người thầy vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc như Khổng Tử,
Lão Tử và Mạnh tử đều trải qua những điều tương tự khi đi vân du
và dạy học. Những chuyến đi như thế là cơ hội tốt để học hỏi và
kiểm tra tư tưởng của bản thân. Hình vẽ: Mạnh Tử
Nâng cao tâm tính mang lại thành công trong văn chương
Những tác phẩm xuất sắc đều “được viết bằng trái tim”. Câu nói có vẻ đơn giản này hàm chứa nội dung sâu sắc. Trong quá trình đọc, người đọc nên tìm chọn chắt lọc tinh hoa từ tác phẩm và tích lũy càng nhiều càng tốt. Sau đó, trước khi viết, cần phải có phác họa chung, xác định sắc thái và kết cấu của câu chuyện cũng như kết thúc của nó. Khi những yếu tố hội tủ đủ, bạn có thể bắt đầu viết từ trái tim mình.
Ta cũng cần phải chú ý đến chất lượng của tác phẩm. Chất lượng của tác phẩm là gì? Ông Vương nói: “Một bài văn thực sự hay có thể nuôi dưỡng tâm hồn người đọc, hướng người ta tới chỗ sáng, cứu độ con người khỏi cái xấu. Tất nhiên, một tác phẩm thực hay quả thật khó viết, bởi vì đó là thành quả lắng đọng từ bao nhiêu năm tháng tích lũy tri thức.”
Văn hay vốn đã ở đó, chúng ta chỉ cần để nó rơi vào tay
Liên quan đến cảm hứng ông Vương nói như thế này: “Mặc dù một người có thể được học tập văn học và kỹ năng viết kỹ càng, nếu không có cảm hứng thì cũng không viết được cái gì nguyên gốc của tự mình mà chỉ có thể đi sao chép của người khác”.
Nhà thơ nổi tiếng Lục Du nói: “Văn thơ là rơi từ trên trời xuống; Ta chỉ tình cờ bắt được mà thôi.”
Vương Quán Minh cho rằng khi một người tu sửa bản thân theo các nguyên tắc tinh thần của Trung Quốc truyền thống thì bài văn của người này sẽ có vẻ đẹp thuần khiết và lương thiện. Người đọc sẽ cảm động mà thốt lên: “Quả là tuyệt phẩm!”
Từ thời cổ đại, Khổng Giáo, Phật Giáo và Đạo giáo đều dạy con người “hướng thiện”. Ông Vương nói: “Nếu một tác giả coi việc nhân tâm hướng thiện làm mục đích của mình thì tác phẩm của ông sẽ ích lợi nhất cho thế gian. Tác giả cũng sẽ đạt được thành quả xuất sắc vì Trời luôn giúp những người có thiện tâm”.
Một áng văn hay có thể làm nảy sinh nhiều cung bậc
cảm xúc và nuôi dưỡng trái tim người đọc.
Bức tranh: Một cảnh trong “Hồng Lâu Mộng”
được vẽ bởi Hứa Bao Chuyên (1810-1873)
(Theo Chinagaze)