Hán Văn Đế: Vị minh quân trị vì đất nước bằng đạo đức và lòng nhân từ

13/09/13, 17:08 Cổ Học Tinh Hoa

Nhà Tần (221 – 206 trước Công nguyên), triều đại hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, chỉ kéo dài trong vòng 15 năm sau đó bị thay thế bởi nhà Hán, kéo dài hơn 400 năm (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên).


Bài học lớn nhất mà Hoàng đế nhà Hán học được từ triều đại nhà Tần là quân đội có thể dùng để chinh phạt các quốc gia khác nhưng không thể dùng để cai trị. Đạo đức trị là cách duy nhất để duy trì đế chế.

Hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật, thể chế và triết lý của Trung Quốc tất cả được hình thành vào thời nhà Hán vĩ đại. Triều đại nhà Hán chia làm hai giai đoạn: Tây Hán và Đông Hán.

Trong suốt thời Tây Hán, Trung Quốc có một thời gian dài thịnh vượng, và người Trung Quốc được gọi là người Hán. Kể từ đó, những từ “người Hán”, “chữ Hán” và “trang phục nhà Hán” đã được sử dụng để mô tả mọi vật có nguồn gốc Trung Quốc. 

Hán Văn Đế (202 – 157 trước Công nguyên) là vị hoàng đế thứ năm của nhà Hán. Ông là con trai của Lưu Bang, thường được gọi là Hoàng đế Hán Cao Tổ, người sáng lập ra triều đại nhà Hán.

Hán Văn Đế tại ngôi trị vì đất nước trong 23 năm. Trong thời gian đó, dân chúng được hưởng thái bình và thịnh vượng nhờ vị minh vương. Đó là bước ngoặt vàng son của nhà Hán với sự chuyển mình từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá sang quốc gia phát triển.

Trị quốc bằng đạo đức và lòng nhân từ


Sự khôn ngoan và lòng nhân từ của Hán Đế Vương được thể hiện ở nhiều phương diện.

Dưới đây là một vài ví dụ.

Hán Văn Đế đã bãi bỏ hình phạt xăm hình lên mặt và cắt mũi hoặc chân của kẻ phạm tội. Những hình thức trừng phạt này đã bị cấm tại Trung Quốc hơn 2.000 năm từ đó đến nay

Hán Văn Đế đã bãi bỏ hình phạt chu di tam tộc. Cha mẹ, anh chị em, hoặc con của những người bị kết án không còn bị trừng phạt vì những tội ác mà họ đã không gây ra.

Hán Văn Đế tin rằng luật lệ được hình thành là để xây dựng đất nước, ngăn chặn tội phạm và hướng dẫn mọi người cư xử đúng đắn. Nếu kẻ phạm tội bị kết án vì những tội lỗi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật thì những người vô tội khác trong gia đình sẽ không bị liên đới hoặc không có lý do để lo sợ bị trừng phạt.

Hán Văn Đế tin rằng miễn là luật và các quy định công bằng, mọi người sẽ được đối xử một cách bình đẳng, và việc thực thi đúng các quy định sẽ khiến mọi người tin tưởng vào pháp luật.

Hán Văn Đế đã ra lệnh cho các gia đình quý tộc sinh sống ở thủ đô trở lại quê hương để những người nông dân thuê đất của họ không phải vận chuyển đồ cung cấp một quãng đường dài để phục vụ họ. Đồng thời, điều này cho phép giới quý tộc quản lý nông dân và đất đai trực tiếp và hiệu quả hơn.



Quan tâm chăm lo cho dân chúng

Như một nhà hiền triết đạo đức thời xưa, Hán Văn Đế quan tâm sâu sắc đến dân chúng.


Ông đã thiết lập hệ thống an sinh xã hội, theo đó miễn giảm thuế hoặc các khoản vay cho các góa phu, góa phụ, trẻ mồ côi, và người già. Ông thậm chí còn yêu cầu các quan lại cung cấp thực phẩm cho những người trên 80 tuổi, và quần áo, vải vóc cho những người trên 90.

Bản thân Hán Văn Đế sống một cuộc sống rất giản dị. Trong 23 năm trị vì, sau khi chuyển vào sống trong kinh thành, ông không tiêu tiền của quốc gia vào những thứ xa hoa. Những bộ quần áo ông thường mặc có chất lượng bình thường và không phải là loại áo tinh tế sang trọng mà các vị hoàng đế thường mặc. Đây là một tấm gương sáng cho người dân noi theo.

Hán Văn Đế đã ban hành sắc lệnh rằng phần mộ của ông sẽ không được dùng kim loại như vàng hay bạc trang trí. Thay vào đó là sử dụng đồ gốm khiêm tốn. Sắc lệnh này cũng quy định rằng ngôi mộ có kích thước vừa phải để tránh gia tăng gánh nặng lao động và đóng góp nguồn lực của dân chúng.

Hán Văn Đế đã bãi bỏ tội phỉ báng triều đình hay chỉ trích các vấn đề quốc sự. Nếu mọi thứ diễn ra không tốt, ông xem xét lại hành vi của mình trước tiên để khắc phục. Ông cũng tin rằng lắng nghe và chấp nhận những kiến nghị của dân chúng có thể mở ra cơ hội và cách thức cai trị đất nước mới, đồng thời có thể ngăn chặn sự bất mãn với triều đình.

Khi giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ vùng biên giới, Hán Văn Đế ra các quyết định về chiến tranh và ngoại giao trên cơ sở xem xét lợi ích tốt nhất cho dân chúng. Mặc dù Bắc Hung Nô (Hung) liên tục phá vỡ các thỏa thuận song phương và xâm lược Trung Quốc, Hán Văn Đế chỉ lệnh cho quân đội tăng cường phòng thủ. Ông không tuyên chiến với Hung Nô bởi không muốn mang lại khó khăn cho dân chúng.

Vào năm 165 trước Công nguyên, Hán Văn Đế lập nên hệ thống bổ nhiệm các chức quan một cách cạnh tranh thông qua thi cử. Trước năm 165 trước Công nguyên, các vị trí công bộc được các quan địa phương “đề cử” dựa vào những đánh giá chủ quan. Các kỳ thi được đưa vào với nỗ lực tạo tính khách quan cho hệ thống bổ nhiệm và hiện nay việc thi tuyển công chức như vậy đã phổ biến trên toàn thế giới.

Vào năm 159 trước Công nguyên, hạn hán xảy ra ở khắp Trung Quốc, theo sau là nạn châu chấu tàn phá. Hán Văn Đế đã thực hiện một loạt các biện pháp cứu giúp dân chúng: ông miễn cho các lãnh chúa không phải nộp cống, dỡ bỏ lệnh cấm khai thác ở núi và hồ, cắt giảm chi tiêu các mặt hàng sang trọng trong cung điện, giảm số lượng quân hầu trong cung, và mở kho thóc cho dân nghèo.

 

Coi trọng chữ Hiếu

Không chỉ là một vị vua nhân từ, Hán Văn Đế cũng thể hiện sự hiếu thảo to lớn và vâng lời me. Mẹ của ông nằm liệt giường trong ba năm và Hán Văn Đế thường thức suốt đêm để chăm sóc bà. Mỗi lần bà phải uống thuốc, ông đều kiên quyết thử thuốc đầu tiên để đảm bảo an toàn.


Trong thời gian tại vị, đạo đức và lòng khoan dung của Hán Văn Đế luôn được đánh giá cao, do đó xã hội được duy trì ổn định và người dân sống trong thái bình. Nền kinh tế được phục hồi sau hàng thập kỷ chiến tranh và quốc gia phát triển mạnh.

Tây Hán được coi là một trong những “xã hội hài hòa” hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.

Theo TheEpochTimes 

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc