Sự thật đau lòng sau bức ảnh kền kền đợi ăn thịt em bé

22/08/13, 09:24 Đọc & Suy ngẫm

Vinh quang của giải thưởng Pulitzer 1994 không giúp gì cho đứa trẻ người Sudan hay con chim ăn thịt trở nên nổi tiếng nhưng đã khiến một nhiếp ảnh gia tài năng phải tự tìm đến cái chết.

Một bức ảnh quá… nặng

Tại festival ảnh Rencontres d’Arles đang diễn ra tại Pháp, nghệ sĩ người Chi-lê Alfredo Jarr đã trưng bày một tác phẩm có tên Âm thanh của Im Lặng. Tác phẩm này dựa trên bức ảnh huyền thoại của Kevin Carter, nhiếp ảnh gia đạt giải Pulitzer năm 1994. Khán giả sẽ được vào một phòng đen nơi màn hình sẽ trình chiếu trong im lặng một văn bản kể lại cuộc đời của nhiếp ảnh gia Nam Phi này.

Dưới ánh đèn flash nhấp nháy, hình ảnh một bé trai gầy nhom, gục xuống đất vì đói, bên cạnh một con kền kền ăn xác được tái hiện. Đây chính là bức ảnh đem đến cho Carter giải Pulitzer vào năm 1994 và… một vụ tử tự.

Nhiếp ảnh gia người Nam Phi Kevin Carter 33 tuổi, bước vào lịch sử của báo ảnh thế giới với bức ảnh này. Trong nhiều năm làm việc như một phóng viên ảnh, đặc biệt với tư cách là thành viên của câu lạc bộ Bang-Bang, một hiệp hội của bốn nhiếp ảnh gia muốn ghi lại quá trình chuyển đổi của Nam Phi, ống kính của Carter đã gắn liền với những sinh hoạt của những người nghèo khó.

Tháng 3 năm 1993, cùng với Joao Silva, một thành viên của câu lạc bộ Bang-Bang, Carter đến Sudan để điều tra về cuộc nội chiến và nạn đói. Trên đường đến làng Ayod, nhiếp ảnh gia Carter bắt gặp một đứa trẻ gầy giơ xương đang trên đường bò đến trạm cung cấp thực phẩm. Đột nhiên, một con kền kền đến đứng ở phía sau. Đột nhiên, Carter bị xúc động mạnh mẽ bởi khung cảnh của sự nghèo khổ tột cùng, anh nâng máy ảnh lên và chụp.
 

Bức ảnh đoạt giải Pulitzer của Kevin Carter.

  Carter đứng ở đó, chờ trong 20 phút, hy vọng con kền kền sẽ bay đi, giang đôi cánh của nó để có được một bức ảnh có sức nặng hơn, nhưng vô ích. Carter đuổi con kền kền đi và chạy một mạch hai dặm, vừa chạy vừa gạt nước mắt.

Khi gặp người bạn Joao Silva, Carter bị xúc động mạnh. Hai mươi năm sau, Silva kể lại: “Anh ấy rõ ràng bị quẫn trí khi giải thích cho tôi những gì anh ấy đã chụp được, anh ấy nói không ngừng và chỉ tay vào không trung. Anh ấy nói về cô con gái Megan và mong muốn ôm chặt cô bé trong tay. Chắc chắn Carter đã bị ảnh hưởng bởi hình ảnh ông ấy chụp được và nó đã ám ảnh anh cho đến những ngày cuối đời”.

Ngày 26/3/1993, tờ New York Times công bố bức hình và nó có tác động ngay lập tức. Tòa soạn sau đó nhận được rất nhiều thư của độc giả yêu cầu được biết số phận của đứa trẻ trong bức hình. New York Times mấy hôm sau đăng tải một bài xã luận để thông báo rằng đứa trẻ có thể đã vào được trung tâm cứu trợ nhưng không chắc là bé được cứu sống.

Một năm sau khi bức ảnh được đăng tải, ngày 12/4/1994, Nancy Buirski, biên tập viên ảnh của New York Times gọi cho Kenvin Carter báo tin anh đã giành được giải Pulitzer với bức ảnh này. Giải thưởng uy tín này mang lại cho Carter một cơn lốc chỉ trích khắc nghiệt.

Hầu hết mọi người đều tập trung vào đạo đức của các nhiếp ảnh gia trong một tình huống như vậy. “Người đàn ông không từ bỏ mục tiêu của mình để giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn chỉ có thể là một động vật ăn thịt, một con kền kền trên hiện trường”, tờ St Petersburg Times viết, tự hỏi vì sao Carter không giúp đứa trẻ trong bức ảnh.

Công lí đến muộn

Năm 2011, Alberto Rojas, một phóng viên ảnh cho tờ El Mundo, nhật báo của Tây Ban Nha, đi công tác tại Ayod. Bị ám ảnh bởi bức hình kền kền, anh bắt đầu tìm kiếm thông tin về nó. Rojas chỉ tìm thấy những bài báo chỉ trích Kevin Carter vì không cứu đứa trẻ nhưng không ở đâu có bằng chứng về điều đó. Rojas quyết điều tra để tìm ra công lí.

Rojas bắt đầu bằng cách nói chuyện với người bạn của mình, nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha José Luis Maria Arenzana, người cũng có mặt ở trại tị nạn Ayod vào năm 1993. Lời chứng của ông là một dấu mốc quan trọng mang tính bước ngoặt trong nghiên cứu của Rojas. Arenzana cũng chụp một bức ảnh tương tự. Trong bức ảnh của Arenzana, đứa bé không chỉ có một mình, nó chỉ cách trung tâm chăm sóc có vài mét, bên cạnh đó là cha đứa bé và các nhân viên y tế.

Bức ảnh đó đã đem lại cho Rojas niềm hy vọng, rõ ràng sự xuất hiện của các tổ chức nhân đạo là một thông tin tốt cho đứa bé. “Đứa bé có thể đã sống sót qua nạn đói, con kền kền và những lời nói gở của độc giả phương Tây”, Rojas nói. Rojas tiếp tục điều tra bằng cách tìm đến các nhân viên y tế, các bác sĩ trong tổ chức bác sĩ không biên giới làm việc tại Ayod vào thời điểm đó. Sau đó, Rojas quay lại hiện trường.

Sau khi thực hiện các cuộc gặp trên, Rojas đã gặp được cha của đứa trẻ trong bức ảnh của Kevin Carter. Điều bất ngờ là trong làng Ayod, không một ai từng nhìn thấy bức ảnh này và biết rằng người làng mình đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Sự xuất hiện của con kền kền, một điềm xấu so với những người phương Tây thì ở đây thấy rất bình thường, kền kền nhiều không đếm nổi. Và một tin bất ngờ khác, đứa bé thực sự đã sống sót sau nạn đói nhưng đã chết 14 năm sau đó vì một cơn sốt rét.

Nhờ Alberto Rojas, bây giờ chúng ta biết rằng cậu bé trong bức ảnh không bị chết đói, không bị bỏ rơi để trở thành xác thối, làm bữa ăn cho kền kền như các độc giả đã “tiên đoán”. Công lí đã được thực hiện. Nhưng Kevin Carter đã không còn để nhận được tin đó. Anh đã chết sau ba tháng nhận giải Pulitzer.

“Những kí ức dai dẳng về các vụ giết người và các xác chết” đã ám ảnh nhiếp ảnh gia này từng giây từng phút. Không có một chút vinh quang nào, không hy vọng, không niềm vui. Vinh quang của giải thưởng Pulitzer cũng không giúp gì cho đứa trẻ người Sudan hay giúp con chim ăn thịt trở nên nổi tiếng nhưng đã khiến một nhiếp ảnh gia tài năng phải tự tìm đến cái chết. Truyền thông đã trở thành một con kền kền đối với Kevin Carter, một đứa trẻ một mình, một mình thực sự trên thế giới.

Một nghịch lí cho đến nay mọi người đều phải công nhận: Bức ảnh này có giá trị gấp nhiều lần những cuộc biểu tình hay các cuộc chiến. Và, cái chết của Kevin là bài học cho cả thế giới.  

Theo Thanh Xuân (Nguoiduatin.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?