Cuộc sống tuyệt vọng của bộ tộc Rohingya

21/07/13, 10:01 Tin Tổng Hợp

Bệnh tật phát triển trong điều kiện sinh sống bẩn thỉu và hầu như không nhận được viện trợ.

Như nhiều người biết điều kiện sống trong các trại tị nạn rất thiếu thốn và có thể nói là đang rơi vào tình trạng “tuyệt vọng”. Những túp lều rải sỏi được dựng lên như là nhà ở nhưng lại không có điện và khan hiếm nước. 

Bệnh tật phát triển trong điều kiện sinh sống bẩn thỉu và hầu như không nhận được viện trợ từ bên ngoài. Đây chính là nhà và nơi ở của người Rohingya, một trong những dân tộc thiểu số bị đàn áp nhất trên thế giới. 

Không có đất cùng với sự nghèo khó, họ không được đón chào ở cả đất nước nơi họ sinh ra cũng như những quốc gia nơi họ đã phải chạy trốn.

bộ tộc Rohingya
Đứa bé trai có xu hướng trở thành một lao động nhỏ tuổi trên cánh đồng 

Nhiếp ảnh gia Artur Gutowski đã chụp được những hình ảnh của người Rohingya trong các trại tị nạn Kutupalong và Shaplapour trên biên giới Miến Điện – Bangladesh. Điều kiện sống trong trại thảm hại hơn bất kỳ khu vực tị nạn nào khác. 

Nhiếp ảnh gia Gutowski cho biết: “Mù chữ là phổ biến. Do tình trạng tị nạn không chính thức của họ, những người này không có chăm sóc y tế, có nghĩa là ngay cả khi bệnh nhẹ cũng có thể gây tử vong. Bệnh tật là phổ biến và tỷ lệ tử vong là khá cao”. 

Thật khó để tưởng tượng người dân đã phải chịu cuộc sống khủng khiếp đến mức nào để buộc họ phải chạy trốn đến với các trại tị nạn như thế này. Tuy nhiên, để hiểu tại sao họ lại sống ở đây, chúng ta phải nhìn vào quá khứ gần đây của người Rohingya.

bộ tộc Rohingya
Một bé gái Rohingya sống tại một trong các trại tị nạn Banglades 

Người Rohingya là một nhóm dân tộc Hồi giáo tin rằng họ có nguồn gốc từ Arakan ở Miến Điện. Có tranh cãi xung quanh nguồn gốc của họ, nhưng họ được gắn liền với ngôn ngữ Ấn-Aryan từ Ấn Độ và Bangladesh. 

Bất kể nguồn gốc lịch sử của họ, người Rohingya hiện đại xem Arakan là quê hương của họ. Trong những năm qua, đã có mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số Hồi giáo và chính quyền Miến Điện có quyền hạn cai trị đất nước. 

Tổ chức Ân xá Quốc tế và các nhóm nhân quyền cáo buộc rằng nạn phân biệt đối xử đối với người Rohingya đã kéo dài nhiều thập kỷ. Một số người Rohingya tham gia lực lượng dân quân Hồi giáo và quân đội Miến Điện đã bị cáo buộc kích động bạo loạn chống lại thiểu số.

Năm 1982, chính phủ Miến Điện tuyên bố người Rohingya không phải công dân mà cũng không được coi là người cư trú ngoại quốc. Họ bị hạn chế đi du lịch, không được phép sở hữu đất đai, và thậm chí chỉ được phép sinh hai con. 

bộ tộc Rohingya
Một người Rohingya đang cầu nguyện trước mộ con trai 

“Các Nasaka (những bảo vệ biên giới Miến Điện) thường đến và đem đàn ông và bé trai đi”. Một cụ ông Rohingya 70 tuổi tên Nozir Hossain cho biết: “Họ buộc chúng tôi phải làm việc như người lao động không lương. Điều này chỉ áp dụng đối với chúng tôi, còn không áp dụng đối với người Rakhine (một nhóm thiểu số Phật giáo) hoặc bất cứ ai khác”. 

Ông Hossain đã chứng kiến hai con trai của ông bị sát hại bởi các Nasaka và Rakhine.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, người Rohingya “cũng phải chịu các hình thức tống tiền và thuế vô lý, bị tịch thu đất đai; bị cưỡng chế và phá hủy nhà, hạn chế tài chính về hôn nhân. Rohingyas tiếp tục bị cưỡng ép trở thành lao động làm đường và lao động trong các trại quân sự, mặc dù số lượng lao động bị ép buộc của chính quyền Rakhine ở miền bắc đã giảm trong thập kỷ qua”.

Trong năm 2012, một loạt các cuộc bạo loạn nổ ra giữa người Rohingya và người Rakhine. Không thể xác định nguyên nhân chính xác của các cuộc bạo loạn. Một vài trong số đó được xác định là do một phụ nữ Rakhine bị hiếp dâm và giết chết – bị cáo buộc bởi một nhóm người Rohingya – và các vụ giết người trả thù của 10 người Hồi giáo. Tuy vậy, đã có sự căng thẳng giữa hai bộ tộc trong một thời gian dài trước đây.

bộ tộc Rohingya
Một nhóm người tị nạn trên một khoảng cánh đồng nhỏ 
bộ tộc Rohingya
Người cha cùng với con trai đứng quan sát toàn cảnh khu vực 

Các cuộc bạo loạn chính phủ Rakhine đã kết thúc với ít nhất 168 người chết, thiệt hại về tài sản và ước tính có khoảng 100.000 người phải di dời. Phản ứng của chính phủ Miến Điện đối với các cuộc bạo loạn đã bị chỉ trích bởi các tổ chức nhân quyền. Họ cho rằng người Rohingya đã bị bắt, bị đưa vào trại, bị đối xử tàn bạo và bị từ chối viện trợ. 

Từ năm 1978, người Rohingya đã chạy trốn khỏi Miến Điện, khi các cuộc bạo động chính thức dẫn đến giết người, hãm hiếp và đàn áp tôn giáo. Hơn 200.000 người Rohingya đã chạy trốn tới Bangladesh. Trong những năm qua, hàng ngàn người cũng đã chạy đến Thái Lan, nơi họ đã nhận được rất ít sự cảm thông. 

Hiện có khoảng 230.000 người Rohingya sống ở Bangladesh, với 30.000 người trong số họ sống trong các trại tị nạn của chính phủ ở Kutupalong và Nayapara. Hầu hết những người tị nạn được đăng ký chưa bao giờ thấy quê hương của họ, bởi vì 70 phần trăm trong số họ hoặc sinh ra trong các trại hoặc đến khi còn là một đứa trẻ nhỏ. 

Hơn nữa, họ là những người may mắn, được cung cấp thực phẩm, nước, các dịch vụ y tế và giáo dục tiểu học bởi Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR). Tuy nhiên từ năm 1992, chính phủ Bangladesh đã không cho phép UNHCR đăng ký bất kỳ người tị nạn Rohingya mới.

bộ tộc Rohingya
Những đứa bé tị nạn tại trại Kutupalong 

Hầu hết người Rohingya ở Bangladesh sống bên ngoài các trại tị nạn chính phủ và chính thức trở thành những người di cư bất hợp pháp. Vì họ không phải người tị nạn chính thức nên họ nhận được rất ít sự giúp đỡ (nếu có) từ UNHCR. Họ thậm chí còn từ chối một đề nghị của Liên Hợp Quốc để tài trợ về sức khỏe và sáng kiến giáo dục trong khu vực Bazar của Cox, mặc dù Bangladesh nghèo khổ cũng sẽ được hưởng lợi. 

Ngoài ra, như ở Thái Lan, có những báo cáo về việc thuyền tị nạn bị đuổi ra biển bởi cảnh sát biển Bangladesh.

Những người sống trong các trại tị nạn chính thức có thể tiếp cận tốt hơn với các nhu cầu cơ bản, nhưng điều này không hẳn là dễ dàng, và một số người cảm thấy rằng họ đang sống mà không có hy vọng. 

bộ tộc Rohingya
Những đứa trẻ tị nạn chơi trong một khu rừng gần trại 
bộ tộc Rohingya
Nước trở nên vô cùng khan hiếm trong các trại tị nạn 

“Đây không phải là cuộc sống”, Shaufiq Alam – một người tị nạn 30 tuổi tại trại Kutupalong cho biết: “Tôi đã sống ở đây trong 20 năm. Nếu tôi ở lại trong làng tôi, ít nhất tôi đã có thể tiếp cận với giáo dục. Tình hình trong trại đã có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của chúng tôi”.

Không có trường trung học tại các trại, và trẻ em tị nạn bị chặn trước cổng các trường học địa phương – mặc dù một số ít may mắn có thể lẻn vào. Ông Nozir Hossain cho hay: “Không có gì cho chúng tôi ở đây. Chúng tôi muốn trở về nhà… trở lại với mảnh đất của chúng tôi. Tôi hy vọng chính phủ sẽ công bằng và cho trả lại quyền cho chúng tôi”.

Gần đây, hoàn cảnh của người Rohingya đã thu hút sự chú ý của quốc tế nhiều hơn. Lãnh đạo đối lập của Miến Điện Aung San Suu Kyi, người đã im lặng trong quá khứ, gần đây đã lên án chính sách sinh hai con: “Thật không tốt khi phân biệt đối xử như vậy. Và điều đó không phù hợp với quyền con người”. Tuy nhiên, bất chấp sự chú ý, mọi thứ dường như không được cải thiện đối với người Rohingya. 

Đối với những người trong các trại tị nạn có rất ít hy vọng. Tổ chức UNHCR đã cố gắng để dạy cho những người tị nạn làm các công việc thủ công mà có thể hữu ích đối với cuộc sống sau này – nghề mộc, nghề may và làm xà phòng. 

Tuy nhiên Gutowski cho biết: “Một số người tị nạn có thể kiếm tiền bằng cách phân phối khẩu phần lương thực cho những người trong trại. Nhờ vậy họ có thể kiếm được $22, và khoản tiền này chắc chắn là không đủ để nuôi một gia đình”.

Bích Ngọc Đào

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi