Tranh luận ‘nóng’ sửa đổi Hiến pháp

17/03/13, 21:09 Tin Tổng Hợp

– Các đại biểu quốc hội chuyên trách thảo luận sôi nổi một số vấn đề trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

>>> Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Sáng (13/3), Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách để thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.  

Dự thảo Hiến pháp sau khi sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 124 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều, sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới.

Sau hai tháng rưỡi triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Trong hai ngày làm việc (13 – 14/3), ông Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị các ĐBQH thảo luận về một số vấn đề lớn đang gây tranh luận sau hơn hai tháng lấy ý kiến nhân dân.

Sáng nay (13/3), Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách để thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.  

Điều 4 cần thể hiện rành mạch

Có ý kiến cho rằng nên bỏ nội dung Điều 4, quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng, để tạo lập sự bình đẳng và cạnh tranh giữa các chính đảng.

Tuy nhiên, phát biểu tại Hội nghị này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền – Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lâm Đồng nói: “Tôi phản đối những người đề nghị bỏ điều 4 đi. Không thể bỏ được, nhưng phải thể hiện như thế nào cho rõ, rành mạch hơn để nhân dân tin tưởng hơn.

Tôi cho rằng việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là hết sức cần thiết và không thể thay thế. Chúng tôi đề nghị bổ sung, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Người ta vẫn băn khoăn về cơ chế giám sát Đảng như thế nào. Ai giám sát và cơ chế giám sát có được không? Nếu Đảng chịu sự giám sát của Nhân dân thì phải làm rõ ai đứng ra giám sát và tổ chức giám sát như thế nào?”.

Nhiều đại biểu khác cũng đồng tình với quan điểm của ông Thuyền rằng không nên bỏ Điều 4 mà cần làm rõ quy định Đảng, các tổ chức của Đảng và các đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hoặc ban hành luật quy định về hoạt động của Đảng.

Còn theo lập luận của ban biên tập, hầu hết các ý kiến đều đồng tình cơ bản với những nội dung chính của dự thảo. Với những góc nhìn khác (về điều 4, sở hữu tư nhân về đất đai, Tòa án Hiến pháp…), ban biên tập cho rằng cứ giữ nguyên như dự thảo là phù hợp.

Ban biên tập dự thảo cho rằng quy định như trong điều 4 là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình mới.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền – Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lâm Đồng (Ảnh: Minh Quân) 

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Bên cạnh những tranh luận sôi nổi về Điều 4, các đại biểu quốc hội chuyên trách cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Dự thảo chuyển các quy định liên quan tới quyền con người, quyền công dân tại các chương khác về chương II, làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quy định quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

 Đồng thời, sắp xếp lại các điều theo các nhóm quyền để bảo đảm tính thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân, bảo đảm tính khả thi hơn.

Dự thảo cũng bổ sung một số quyền mới đó là: Quyền sống (điều 21), quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (điều 22), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (điều 23), quyền kết hôn và ly hôn (điều 39), quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa (điều 44), quyền xác định dân tộc (điều 45), quyền được sống trong môi trường trong lành (điều 46)…

Hầu hết ý kiến đóng góp về Chương này đều đồng tình với các quy định của Dự thảo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Dự thảo cần được làm rõ hơn, cũng như các trường hợp quy định về giới hạn quyền con người, quyền công dân.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, chương này nên sắp xếp lại.

“Nên nêu quyền con người trước, sau đó mới nói tới quyền và nghĩa vụ của công dân thì hợp lý hơn. Hiện giờ tôi thấy chúng ta đang sắp xếp lẫn lộn, đan xen. 15 quyền của con người phải thể hiện hết trước, sau đó mới tới 21 điều nói về quyền và nghĩa vụ của công dân”, ông Thuyền nhấn mạnh.

Ngoài ra, các đại biểu quốc hội chuyên trách cũng thảo luận sôi nổi về các vấn đề khác như vấn đề bảo vệ Tổ quốc (chương IV), về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, hkoa học, công nghệ và môi trường (Chương III), về tổ chức bộ máy Nhà nước, về Quốc hội (chương V), về Chủ tịch nước (chương VI), về Chính phủ (Chương VII), về Tòa án Nhân d

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi