Hối hả làm khô bán Tết

07/02/13, 11:31 Tin Tổng Hợp

Thứ năm, 7/2/2013, 05:14 GMT+7

Hiện các làng khô cá lóc nổi tiếng ở huyện Chợ Mới, Thoại Sơn, Châu Đốc, An Phú (An Giang) gấp rút chế biến khô bán Tết. Khô rắn đang bán rất chạy vì nhiều người chuộng dùng loại này trong năm Quý Tỵ.

Ông Nguyễn Phụng Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bà Giáo Khỏe 55555 ở Thị xã Châu Đốc cho biết, tuy giá bán khô rắn khá cao, loại thường 300.000-400.000 đồng một kg và loại đặc biệt khoảng 500.000 đồng nhưng hiện không đủ bán.

Nguyên liệu làm khô từ những con rắn bắt trong tự nhiên như rắn nước, rắn bông sung, rắn râu, rắn chung, rắn hỗ hành… nên các đơn vị phải chuẩn bị sẵn nguồn hàng từ nửa năm để kịp cung ứng trong dịp Tết. Khoảng thời gian tháng 7 đến tháng 11 là mùa nước lũ nên có nhiều rắn, song phải mua thêm từ Campuchia. Bởi mua rắn sống trong nước sẽ không có lời. Bình quân 4 kg rắn thịt mới cho ra 1 kg khô rắn.

Các làng khô ở An Giang tất bật chuẩn bị hàng bán Tết. Ảnh: Gia Bảo
Các làng khô ở An Giang tất bật chuẩn bị hàng bán Tết. Ảnh: Gia Bảo

Theo ông Hoàng, làm khô rắn vất vả hơn các loại khô khác. Trước hết phải giết, lấy thịt, đưa vào máy đánh cho nhuyễn rồi ép thành từng khoanh tròn, hay hình bầu dục (tùy theo thị hiếu của thị trường). Thịt rắn để làm khô, còn xương bán cho những người chuyên nấu cao rắn để trị bệnh đau mỏi cơ thể, với giá 200.000 đồng một kg.

Tại xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang, những ngày này, hàng trăm lao động từ người già đến trẻ em đều tất bật làm khô. Người đánh vảy, người mổ cá, quần quật suốt ngày từ khâu làm sạch đến ướp muối để hôm sau kịp đưa lên giàn phơi, nhanh chóng có cá khô kịp phục vụ cho những ngày tết đang đến.

Anh Huỳnh Văn Dũng, chuyên làm khô lâu năm ở xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang) cho biết, làng khô ở đây sản xuất quanh năm, nguồn nguyên liệu dồi dào được nhập từ Thái Lan về qua cửa khẩu Campuchia. Còn vào mùa lũ, lượng cá đồng trong nước phong phú, nên các hộ nuôi đem cá tươi đến tận nơi bán. Cả gia đình anh cộng thêm với khoảng 5 lao động, mỗi đợt sản xuất cho ra trên 3-6 tấn khô, bán với giá tại chỗ là 160.000 -220.000 đồng một kg.

Ông Nguyễn Tấn Tài, chủ cơ sở khô cá lóc Kim Huê, ở huyện Chợ Mới, An Giang nói thêm, vào những tháng gần tết như hiện nay, cơ sở ông tiêu thụ 800 kg đến 1 tấn tấn khô, trong khi ngày thường khoảng 250-300 kg khô thành phẩm. 4kg cá lóc tươi sẽ ra 1kg cá lóc khô và phải phơi trong 4 nắng mới xuất bán.

Gia khô Tết năm nay vẫn giữ mức như năm ngoái. Ảnh: Gia Bảo
Giá khô Tết năm nay vẫn giữ mức như năm ngoái. Ảnh: Gia Bảo

Theo giới kinh doanh, giá khô Tết năm nay vẫn như năm ngoái, 220.000 – 250.000 đồng một kg, tùy kích cỡ.

Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ sạp khô tại chợ Long Xuyên cho biết, bình quân mỗi mùa Tết, sạp khô của chị bán vài trăm ký khô cá lóc và sặc rằng.

Hiện tại cũng là thời điểm làm khô nhộn nhịp nhất, bình quân một tuần lễ, mỗi hộ cho ra lò từ 2 đến 4 tấn khô sặc (muối một ngày một đêm cộng với 2 ngày phơi nắng). Cứ 2 kg cá sặc tươi cho ra một kg khô, bán với giá 160.000-180.000 đồng một kg. Vào những ngày Tết từ 200.000 đến 250.000 đồng mỗi kg.

Khô cá sặc bổi cũng được bán tại các siêu thị ở Cần Thơ và TP HCM với giá 230.000-280.000 đồng một kg.

Trước đây, chỉ có một vài hộ làm khô cá lóc bán lẻ ngay tại chợ nhưng nay đã có gần chục cơ sở lớn. Những cơ sở này được tập hợp lại thành tổ hợp tác để cùng xây dựng thương hiệu khô cá lóc An Giang.

Bà Phạm Thị Mây, chủ cơ sở khô cá lóc Năm Quýt kể, vùng đất An Giang từ xưa đến nay cá lóc rất nhiều, đặc biệt trong mùa nước nổi. Những lúc dội chợ, cá tươi ăn không hết nên nông dân xẻ khô trữ lại. Từ đó, nghề làm khô cá lóc cũng ra đời.

Theo bà Mây, để có miếng khô ngon, phải qua rất nhiều công đoạn như: làm sạch, loại bỏ xương, ướp gia vị và đem phơi nắng. Trong đó, ướp gia vị rất quan trọng để tạo ra hương vị riêng của từng cơ sở và đây cũng là bí quyết gia truyền. Hầu hết những sản phẩm khô cá lóc ở An Giang đều được làm thủ công và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Gia Bảo

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?