“Gia sư” của Edison

09/01/13, 10:20 Đọc & Suy ngẫm

            Mỗi khi nhắc đến Edison, người ta nghĩ tới một thần đồng. Thế nhưng, các bạn biết không, thời gian Edison chính thức cắp sách tới trường chỉ vẻn vẹn có ba tháng. Ngoài ba tháng đó ra, toàn bộ việc học tập của Edison đều là ở nhà, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của một “gia sư đặc biệt” – người đó không ai khác chính là mẹ của Edison.

Khi còn nhỏ, Edison thường hay ốm yếu. Vì thế đến năm 8 tuổi, mẹ của Edison mới đưa cậu bé đến trường đi học. Ban đầu, Edison bắt nhịp rất chậm với công việc học tập ở trường. Lại rất không may là cậu bé Edison gặp phải một thầy giáo rất cứng nhắc. Các học sinh đầu rất sợ người thầy này, đơn giản vì một lý do thầy rất hay phạt học trò. Trong không khí lớp học nặng nề và với những ám ảnh về các hình phạt của thầy, Edison không sao có thể cảm thấy học hành là một điều hứng thú nữa. Sau ba tháng, kết quả học tập của Edison rất thấp. Thầy giáo kết luận: Năng lực học tập của Edison là hạn chế và cậu bé này sẽ không có triển vọng gì hơn về chuyện học hành. Kết luận của thầy giáo làm mẹ Edison vô cùng bất mãn. Bà không chấp nhận một nhận định thiếu trách nhiệm như vậy. Sau đó, mẹ Edison quyết định cho cậu bé nghỉ học. Từ đây, Edison bắt đầu học tập dưới sự dạy dỗ của mẹ mình.

Vốn là một giáo viên, mẹ của Edison có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Hơn nữa, bà rất hiểu Edison và qua quan sát mọi biểu hiện của con trai, bà chắc chắn rằng chẳng những Edison thông minh lanh lợi mà năng lực học tập của cậu bé cũng rất tốt.

Sự tiến bộ và trưởng thành của Edison sau này đã chứng minh những suy nghĩ của mẹ Edlson là hoàn toàn chính xác. Dưới sự dạy dỗ của mẹ, Edison được học tập trong một không khí thoải mái và nhiều hứng thú. Đầu tiên, mẹ Edison dạy cậu học toán và tiếng Anh, sau đó đến vật lý và hoá học. Phương pháp giảng dạy của mẹ Edison rất linh hoạt, thường không đơn thuần là ngồi bên bàn học với bảng đen ở trước mặt. Bà thường tranh thủ thông qua những câu chuyện kể sinh động để giảng giải cho Edison nhiều kiến thức khoa học bổ ích. Có những vấn đề khi được học ở trường, Edison cảm thấy vô cùng rối rắm và khô khan thì bây giờ, qua cách truyền đạt hấp dẫn của mẹ, Edison tiếp thu một cách dễ dàng, mạch lạc và thông suốt.

Mùa xuân, khi cây cối đâm chồi nảy lộc, lớp học của Edison là dưới bóng cây râm mát, vừa lắng nghe hơi thở sức sống của thiên nhiên vừa nghe mẹ giảng bài. Mùa hè đến, bầu trời đêm lấp lánh muôn vàn ánh sao, Edison được mẹ dẫn lên tầng gác thượng, vừa hóng mát vừa đọc sách. Sang mùa thu, Edison bắt đầu đọc được những tác phẩm văn học kinh điển như “Thế giới bi thảm”, “Cuộc phiêu lưu của Robinson”… Đến mùa đông, trong tiết trời lạnh giá, lớp học của mẹ con Edison được “tổ chức” bên bếp lửa hồng. Mẹ Edison giảng cho cậu bé nghe về những kiến thức địa lý. Đối với Edison, những bài giảng địa lý của mẹ như chắp cánh đưa cậu bay đi vòng quanh trái đất, vượt sông qua biển, lên thác xuống ghềnh, đến tận những miền đất xa xôi kỳ thú. Với văn học, Edison yêu thích nhất là các tác phẩm của đại văn hào Pháp Victor Hu go. Chỉ hai năm sau, dưới sự dạy dỗ không mệt mỏi của mẹ, Edison đã có những tiến bộ đáng kinh ngạc. Trong khi những đứa trẻ cùng tuổi với Edison mới chỉ bắt đầu với những kiến thức đơn giản thì Edison đã đọc tới những cuốn sách như “Lịch sử nước Anh”, “Biên niên sử về sự hưng vong của đế quốc La Mã” hay “Bách khoa toàn thư”…

Nhờ phương pháp giáo dục tuyệt vời mà mẹ đã mang lại cho Edison, cậu bé sớm nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tri thức và việc học tập. Edison tự nhủ với bản thân mình: Đọc sách là liều thuốc bổ cho trí tuệ, giống như thân thể chúng ta cần tập thể dục vậy. Đối với Edison, mẹ là người tuyệt vời và vĩ đại nhất. Sau này, chính Edison nói: “Từ những ngày còn nhỏ, tôi đã ý thức rõ ràng mẹ quan trọng như thế nào đối với tôi. Khi tôi đến trường, bị thầy giáo chê là ngu đần, mẹ là người đầu tiên và kiên quyết nhất bênh vực tôi. Mẹ luôn tin tưởng và khẳng định tôi là đứa trẻ có năng lực, có triển vọng. Chính vì thế, tôi không thể phụ lòng mong đợi của mẹ, tôi vì thế đã phấn đấu hết mình. Trên đời này, mẹ là người hiểu tôi nhất…”.


( Theo Bachkhoatrithuc ) 

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?