Những người gốc Việt từng nhận giải “Thiên tài” của Mỹ

08/10/12, 14:13 Tin Tổng Hợp

 – Giải MacArthur Fellowship hay còn có tên Genius Grants (Giải Thiên tài) – một trong những giải cao quý của Mỹ tôn vinh những cá nhân có hoạt động sáng tạo đem lại lợi ích cho cộng đồng và nhân loại. Giải thưởng này đã từng vinh danh 3 người gốc Việt.

Học giả Huỳnh Sanh Thông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được trao giải MacArthur năm 1987.

Học giả Huỳnh Sanh Thông (15/7/1926 – 17/11/2008) là học giả chuyên nghiên cứu văn học Việt Nam. Ông sinh năm 1926 tại huyện Hóc Môn, TP. HCM, định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1948 sau khi bị chính quyền Pháp bắt giam một năm vì hoạt động chống chính quyền thực dân. Ông tốt nghiệp ngành kinh tế học ở ĐH Ohio năm 1951 sau đó làm giảng viên Việt ngữ ở Viện Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Năm 1957 ông chuyển sang dạy văn chương Việt Nam ở Đại học Yale cho đến năm 1972. Cũng trong thời gian này ông đã soạn một số sách dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh.

Huỳnh Sanh Thông được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm dịch The Tale of Kieu, tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này được ĐH Yale cho ra mắt từ năm 1973 và sau này đã được tái bản nhiều lần.

Tác phẩm khác của ông cũng rất có tiếng trong văn đàn Mỹ là An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twenthieth Centuries (Tuyển tập thi văn Việt Nam: Thế kỷ 11 đến thế kỷ 20).

Ngoài ra ông là người sáng lập ra bộ sách Lạc Việt và tạp chí Vietnam Forum. Tạp chí này ra được 16 số từ năm 1983 đến năm 1997. Bộ sách Lạc Việt có nhiều bài biên khảo và dịch thuật giá trị, chuyển thể các tác phẩm văn học cổ kim sang tiếng Anh như The Song of a Soldier’s Wife (Chinh phụ ngâm) và The Quarrel of the Six Beasts (Lục súc tranh công). Tạp chí Vietnam Forum đã giới thiệu đến độc giả nói tiếng Anh nhiều nét đa dạng của văn hóa – văn học Việt Nam như những bài thơ tình của Xuân Diệu.

Ông từng được nhận giải Harry J. Benda năm 1981 và McArthur vào năm 1987 vì những thành tựu trong lĩnh vực dịch thuật, đưa tác phẩm văn học của Việt Nam đến với độc giả thế giới.

20 năm sau, nhà khoa học Huỳnh Mỹ Hằng là người con gốc Việt thứ hai vinh dự nằm trong danh sách những người nhận giải MacArthur Fellowship năm 2007. Tiến Sĩ Huỳnh Mỹ Hằng sinh sống tại tại tiểu bang New Mexico. Bà làm việc cho phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos tại tiểu bang này. Thành tựu của tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng là tìm ra kỹ thuật để tổng hợp các chất có năng lượng mạnh. Nhiều loại chất nổ, chất có năng lượng mạnh thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng chúng để lại hậu quả rất xấu đối với môi trường và nhiệt độ trái đất. Phát minh của tiến sĩ Mỹ Hằng đã giúp giải quyết được cả hai yếu tố này.

Bà đã sáng tạo ra các cơ chế phản ứng hóa học dựa trên thuộc tính nhiệt của các chất có năng lượng mạnh để giúp chúng tổng hợp lại tạo thành một hợp chất mới có thể chịu nhiệt ở mức độ cao nhất, đồng thời cấu trúc của hợp chất mới sẽ giúp thay thế các kim loại nặng chứa nhiều độc tố, như thủy ngân hay chì, bằng các chất ít độc hơn, như đồng hoặc iron.

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng sinh năm 1962. Năm 1991, bà tốt nghiệp với hai tấm bằng cử nhân nhân văn và kỹ thuật của trường ĐH New York, thị trấn Geneseo. Năm 1998, bà lấy bằng tiến sĩ hóa học tại ĐH New York, thành phố Buffalo. Từ năm 2002, bà công tác tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos.

5 năm sau, Lê Mỹ An là cái tên Việt thứ 3 được vinh danh. Bà là nhiếp ảnh gia chuyên thực hiện ảnh về đề tài chiến tranh. Sang Mỹ định cư từ năm 1975, những tác phẩm ảnh của người phụ nữ 52 tuổi này chủ yếu lấy cảm hứng từ đề tài chiến tranh bởi chính những trải nghiệm của bản thân về những biến động lớn trong cuộc đời những số phận nhỏ bé nơi mà cuộc chiến tràn qua.

Một trong những bộ ảnh nổi tiếng của bà trong làng nhiếp ảnh Mỹ là 29 Palms (29 cây cọ) được thực hiện trong hai năm 2003-2004 tại một căn cứ quân sự trên sa mạc miền Nam bang California – nơi các lĩnh Mỹ được tập huấn trước khi tới tham chiến ở Iraq.

Sinh ra tại Sài Gòn năm 1960, di cư tới Mỹ năm 1975, Mỹ An đã nhận bằng Cử nhân Khoa học năm 1981, bằng Thạc sĩ Khoa học của ĐH Stanford năm 1985, bằng Thạc sĩ Nghệ thuật đương đại của ĐH Yale năm 1993. Kể từ năm 1998, bà làm giảng viên cho Khoa Nhiếp ảnh của trường Cao đẳng Bard. Hiện bà đang sống và làm việc tại New York.

MacArthur Foundation là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ. Hàng năm tổ chức này chọn ra 20-40 công dân Mỹ để trao giải MacArthur Fellowship. Những người trúng giải là những người có những sáng tạo trong nhiều lĩnh vực như khoa học, giáo dục, văn học, nhiếp ảnh, âm nhạc, điện ảnh… Người giành được giải MacArthur Fellowship sẽ nhận được gói tài trợ 500.000 đô la trong vòng 5 năm. Phần thưởng lớn của giảm nhằm mục đích đầu tư cho những tiềm năng này phát triển trong tương lai. Giải này không nộp đơn xin mà phải được đề cử. Ủy ban xét giải gồm 12 thành viên, bí mật về danh tính. Họ sẽ xét chọn từ hàng trăm ngàn ứng viên để tìm ra 20-40 người nhận giải mỗi năm.

(Theo Dân trí)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?