Sinh viên: “Gà đẻ trứng vàng” của các ngân hàng Mỹ

12/09/12, 13:51 Tin Tổng Hợp

Theo quan niệm của người Mỹ đầu tư cho học tập luôn sinh lời bởi bạn có thể mất nhà nếu vay tiền mua mà không thể hoàn trả, nhưng những kiến thức bạn thu lượm được từ giảng đường đại học thì chẳng ai tịch biên được. Bởi vậy dù chi phí học đại học đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua, rất nhiều gia đình Mỹ vẫn không ngần ngại vay tiền cho con đi học.

Rất nhiều sinh viên Mỹ ra trường không có việc làm nhưng nợ chất ngất
Rất nhiều sinh viên Mỹ ra trường không có việc làm nhưng nợ chất ngất

Năm 2010 dư nợ cho vay sinh viên của các ngân hàng Mỹ vượt cả dư nợ cho vay thẻ tín dụng. Đến năm 2011 doanh số mảng dịch vụ này tiếp tục vượt cả cho vay mua ô tô. Và đến tháng 3/2012, Cục bảo vệ người tiêu dùng lĩnh vực tài chính cho biết số nợ của các sinh viên Mỹ đã vượt 1000 tỷ USD, tăng 300 tỷ USD so với quý III/2008 bất chấp dư nợ các ngành khác giảm tới 1600 tỷ USD trong cùng kỳ.

Chính sách cho vay rất dễ dàng với mức lãi suất thoạt nghe đầy sức hấp dẫn đã làm mềm lòng những sinh viên nhẹ dạ. Để đến khi họ hiểu ra vấn đề thì sẽ phải mất hàng chục năm đi làm thậm chí là cả quãng đời còn lại để trả nợ. Christina Mills, một công dân 30 tuổi bang Minneapolis đã sốc khi biết rằng tấm bằng đại học luật khiến cố phải trả tới 1400 USD/tháng.

“Khi ấy tôi chỉ biết ngồi trong xe mà khóc”, Mills chia sẻ. Hiện cô đang làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận. “Số nợ phải trả còn cao hơn cả lương tôi được nhận khi ra trường”, cựu sinh viên y khoa Thomas Smith, đến từ Hamilton, bang New Jersey buồn bã nói khi biết mình sẽ phải trả tới 310.000 USD dù đang vật lộn để kiếm sống. “Tôi không biết phải ăn gì. Tôi vào siêu thị và chỉ dám mua những gì rẻ nhất và nhiều nhất có thể”.

Tương tự, Michael DiPietro, 25 tuổi đến từ Brooklyn, New York, người đã nợ ngân hàng tới 100.000 USD để có được tấm bằng cử nhân ngành thời trang, điêu khắc và biểu diễn cũng đang bế tắc khi đã 2 năm mà chưa xin được việc. Dù mới đây anh đã vào làm cho một tổ chức gây quỹ ngành mỹ thuật nhưng vẫn không biết làm cách nào có thể trả hết nợ.

“Tôi đã đi đến kết luận rằng thật lỗi thời khi theo đuổi ý nghĩ tấm bằng đại học sẽ là chiếc chìa khóa vàng. Đó là những gì thế hệ đi trước vẫn tin”, DiPietro chua chát thừa nhận. Những người như Mills, Smith hay DiPietro ở Mỹ hiện rất nhiều. Theo Mark Kantrowitz, chủ trang web chuyên nghiên cứu về các chương trình hỗ trợ tài chính FinAid.org, số nợ của sinh viên Mỹ đang tăng lên với tốc độ 3000 USD mỗi giây.

“Câu hỏi ở đây không phải là số nợ tính trên giây là bao nhiêu mà là các sinh viên đang được lợi gì”, Richard Arum, nhà xã hội học tại đại học New York nói. “Rất nhiều sinh viên phải gánh số nợ chất ngất để học những chuyên ngành (âm nhạc dân tộc, nghệ thuật sân khẩu) chẳng đem lại ích lợi gì nếu đứng trên quan điểm tài chính chặt chẽ.

Người ta nói rằng tiền không phải tất cả nhưng bạn cứ thử nói điều đó với các công ty thu nợ xem sao. Giáo dục đem lại lợi ích cho xã hội bằng cách tạo ra lực lượng lao động có thể làm ra của cải, trả thuế và không lệ thuộc vào phúc lợi xã hội. Nhưng các trường công, những nơi đào tạo 7/10 sinh viên, vẫn tăng học phí một cách chóng mặt chỉ bởi họ gặp vấn đề về tài chính”.

Theo Trung tâm quốc gia về thống kê giáo dục Mỹ số lượng sinh viên nhập học năm nay sẽ tăng 19% so với cùng kỳ 2007. Trong khi đó mức hỗ trợ của chính quyền các bang và địa phương cho bậc học đại học lại ở mức thấp nhất 25 năm qua.

Theo Viện tiếp cận giáo dục đại học, hai phần ba các sinh viên của Mỹ tốt nghiệp năm 2010 đã gánh trên vai nợ nần với mức trung bình khoảng 25.000 USD. Người nghèo, những người cần được học để cải thiện cuộc sống, lại là những người phải gánh chịu nhiều nhất. Thông thường phải mất 10 năm để một sinh viên Mỹ ra trường có thể trả hết nợ nhưng hiện rất nhiều người đã phải đăng ký gia hạn lên thành 20 hoặc 25 năm.

Cục dự trữ liên bang Mỹ tại New York cho biết số nợ những người trên 60 tuổi vẫn đang phải trả cho các khoản vay từ thời sinh viên lên tới 36 tỷ USD. Không rõ bao nhiêu trong số này là nợ của bản thân họ và bao nhiêu là do họ đồng bảo lãnh vay cho con cái vay đi học nhưng cho dù sự thật là gì thì họ cũng vẫn chưa thể nghỉ hưu.

Thanh Tùng
Lược dịch theo Businessweek

(dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện