20 điều kì bí dưới đáy biển có thể làm bạn bị sốc

11/06/15, 00:28 Bí ẩn

Cuộc sống dưới đáy đại dương luôn là đề tài hấp dẫn, không kém những bí ẩn của vũ trụ. Đã có không ít những đoạn phim tài liệu trên các kênh truyền hình, điều đó làm bạn có thể nghĩ rằng bạn biết mọi thứ dưới đáy đại dương sâu thẳm. Nhưng trên thực tế còn rất nhiều những thứ thú vị dưới đáy đại dương có thể làm bạn sốc.

Dưới đáy biển sâu hoàn toàn không có ánh sáng mặt trời nhưng một số vi khuẩn gần miệng núi lửa đã sử dụng những ánh sáng đỏ mờ phát ra ở đây để quang hợp và sản xuất thức ăn cho mình. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu cách thức hấp thụ ánh sáng đỏ của những vi khuẩn này.
Baltic Anomaly là tên gọi của một vật thể có niên đại hơn 14.000 năm và không rõ nguồn gốc được phát hiện ở biển Baltic. Mọi thiết bị điện đều ngưng hoạt động khi ở gần vật thể này. Là UFO chăng?
Macropinna hay còn gọi là cá mắt trống là loài cá sống dưới đại dương sâu thẳm. Chúng sở hữu chiếc đầu trong suốt với đôi mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục. Đôi mắt được bao quanh bởi bộ phận hình khiên trong suốt chứa đầy dịch lỏng.
Năm 1968, hoàng loạt các tàu ngầm thuộc sở hữu của 4 quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Israel và Pháp đã mất tích bí ẩn không rõ nguyên nhân
Mực bigfin hay còn gọi là “mực tay dài” được phát hiện lần đầu tiên ngoài khơi bờ biển Hawaii vào giữa những năm 2000. Chúng sở hữu những xúc tu lên tới 8m, gấp 15 – 20 lần kích thước cơ thể.
Loài cá rồng sống ở độ sâu 600m tối tăm của đại dương. Chúng dài 16cm, da trơn, răng nhọn, trên cơ thể có một bộ phận phát sáng (photophore) để thu hút con mồi
Trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương có một hồ nước đặc biệt với nhiệt độ lên đến 90 độ C và chứa toàn axít sunfuric. Tuy vậy, dưới đáy hồ này vẫn có những sinh vật có thể sống được, đó là những loài tôm cua đã phát triển lớp vỏ dày để chống chịu với điều kiện khắc nghiệt.
Mesonychoteuthis hamiltoni là một loài mực Nam Cực được cho là có trọng lượng lớn nhất thế giới
Mực khổng lồ (còn được gọi bằng nhiều cái tên không chính thức như mực ma) có thể bao gồm tám loài, được công nhận là có chiều dài lên tới 13 mét hoặc 10 mét, thường sống ở vùng đại dương sâu ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương.
Những lốc xoáy dưới đáy biển được hình thành một cách bí ẩn. Chúng có thể tách ra và di chuyển khắp nơi như một người vận chuyển cần cù..
Các nhà khoa học Nhật Bản từng phát hiện ra một con cá một khổng lồ với chiều dài cơ thể lên tới hơn 30 feet (9m). Một số người nói đó là cá mập Thái Bình Dương đột biến, số khác thì cho rằng đó là một sinh vật cổ đại còn tồn tại đến ngày nay.
Cá mập mào là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất và được mệnh danh là sát thủ đại dương. Có hình dáng gần giống cá chình, dài khoảng 1,2m, cá mập mào thường sống ở độ sâu hàng ngàn mét dưới đáy biển, xuất hiện ở nhiều nơi thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Một rạn san hô có diện tích 100m2 ngoài khơi bờ biển của Na Uy là rạn san hô đầu tiên được phát hiện sinh trưởng trong vùng nước lạnh gần hai cực.
Ấu trùng của loài rắn biển Leptocephalus Giganteus từng được phát hiện có chiều dài 1,8m. Các nhà khoa học ước tính, khi trưởng thành chúng có thể đạt kích thước lên tới 21m.
ca dep
Gonatus onyx là một loài mực trong họ Gonatidae. Đây là loài mực duy nhất giữ trứng bên mình nhiều tháng liền trước khi chúng nở.
Vent Worm là loài sâu biển không có miệng cũng không có hệ thống tiêu hóa. Chúng hấp thụ chất dinh dưỡng bằng chiếc ống dài nằm ở phía trên.
Loài ốc Battle được phát hiện ở Ấn Độ Dương có vỏ ngoài được tổng hợp từ chất sắt trong cơ thể. Quân đội Mỹ thậm chí còn tiến hành nghiên cứu cách thức loài ốc này tạo ra vỏ của chúng để áp dụng vào những bộ giáp chiến đấu.
Các vi khuẩn sống trong bùn ở độ sâu hơn 300 mét ở đáy đại dương có tuổi thọ lên tới nhiều triệu năm.
Vào năm 1997, một loạt các thiết bị ghi âm dưới nước của Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) ghi nhận được một âm thanh bất thường trong lòng Thái Bình Dương. Âm thanh kỳ lạ này được các nhà khoa học đặt tên là “Bloop” (Nghĩa là vòng lặp vô hạn) thường chỉ kéo dài khoảng 1 phút với tần số vô cùng thấp nhưng âm lượng lại lớn đến nỗi một thiết bị thu âm đặt cách đó hơn 5,000 km cũng có thể bắt được.

Bruce Phan, tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL