Ký ức kinh hoàng giữa biển của thuyền viên

08/07/12, 09:14 Tin Tổng Hợp


– Không thể phủ nhận lợi ích mà xuất khẩu lao động mang đến cho người dân Việt Nam nói chung, người dân Hà Tĩnh nói riêng, nhờ đó mà bộ mặt của những làng quê nghèo đã có sự thay đổi rõ rệt.


 

Những ngôi nhà xây, cao tầng mọc san sát thay thế cho những ngôi nhà tranh- tre-
nứa- lá, những làng biển truyền thống ở Cương Gian, Xuân Hội (Nghi Xuân) hay Kỳ
Ninh, Kỳ Xuân (Kỳ Anh- Hà Tĩnh)… ngày càng ít bóng thanh niên trai tráng, chỉ còn
lại người già và trẻ em.

Nhưng để có được sự thay đổi đó,
là sự đánh đổi “bằng máu và nước mắt” của những người con xa quê lênh đênh trên
những chuyến tàu đánh cá đại dương.

Ngụp lặn nơi xứ người

Giai đoạn từ những năm 1990 trở về trước, ngư dân Hà Tĩnh chủ yếu sống nhờ vào
nguồn lợi thủy sản tại địa phương, khi ngư trường phía Nam hấp dẫn, thì thu nhập
của người dân nơi đây chủ yếu là do lực lượng lao động đi làm thuê đánh bắt hải
sản từ các tỉnh phía Nam mang về. 


Anh Vũ Trường
Giang và Trần Đình Phúc trao đổi với phóng viên

Đầu thế kỷ 21 trở lại đây, nguồn hải sản ở phía Nam khan hiếm, thời tiết không thuận lợi nên lực lượng lao động chính chuyển sang đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), mà chủ yếu là làm việc trên các tàu đánh cá xa bờ của Đài Loan và Hàn Quốc, cuộc đời họ gắn liền với những hiểm nguy luôn rình rập, lênh đênh từ đại dương này đến đại dương khác.

Những người có thâm niên làm thuyền viên trên các tàu cá xa bờ của Hàn Quốc như anh Bùi Ngọc Kỷ, quê ở xã Kỳ Xuân, anh Vũ Trường Giang, quê ở xã Kỳ Ninh… mới thấm thía hết những khổ cực mà mình phải trải qua.

Anh Kỷ nhớ lại: “Mới đầu sang không biết tiếng, công việc chưa quen nên bị ăn đòn nhiều hơn ăn cơm, làm việc thì quần quật 18 – 20 tiếng liên tục, mới vô chớp mắt được một tý thì bị gọi dậy làm tiếp. Những hôm cá nhiều thông 28, 30 tiếng mới được nghỉ”.

Anh Giang thì nhớ lại những trận đòn bằng dùi cui và gậy sắt của cai tàu và thuyền trưởng.

Riêng mâu thuẫn dẫn tới đánh nhau do bất đồng ngôn ngữ giữa các nhóm thuyền viên người Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Philippines… thì xảy ra thường xuyên, chuyện bị chửi và miệt thị từ thuyền trưởng và cai tàu thì như cơm bữa, ai cũng xem như không nghe thấy cho đỡ đau đầu”- anh Giang chua xót kể.

Nhưng dù có vất vả, khổ cực thì đi tàu Hàn Quốc còn đỡ, chứ đi tàu Đài Loan thì sự vất vả ấy gấp nhiều lần.

Theo các thuyền viên, thì thuyền trưởng tàu Đài Loan rất tàn nhẫn, đánh đập chửi bới thuyền viên Việt Nam không thương tiếc, ăn uống thì đơn sơ, thiết bị bảo hộ lao động hầu như không được trang bị đầy đủ nên những người làm việc dưới hầm lạnh (nhiệt độ thường dưới 25oC) bị bỏng lạnh, tay chân bong ra từng mảng da, thậm chí có người bị quăn cả hai tai như anh Nguyễn Tiến Vượng ở xóm Xuân Tiến, xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh).

Mặc dù cuộc sống như vậy, nhưng để lên được tàu làm công cho chủ tàu Hàn Quốc, Đài Loan, lao động nào cũng phải vay mượn khắp nơi, thậm chí không vay được ngân hàng thì vay nóng với lãi suất cao.

Nếu may mắn, “thì khi hạn hợp đồng còn dôi dư ra dăm chục triệu làm vốn, không thì tay trắng hoàn tay, nhiều khi phải bán nhà trả nợ”- anh Vượng cho biết.

Bị “ăn chặn”?

Hầu hết các lao động khi đi đều được các Công ty ký kết hợp đồng, làm các thủ tục cam kết bồi thường một cách nhanh gọn. Tuy nhiên, nếu thuyền viên nào về nước trước thời hạn hợp đồng vì một lý do chính đáng nào đó thì việc thanh lý hợp đồng là vô cùng khó khăn, nhiều trường hợp mất luôn số tiền thế chấp trước khi đi.

Anh Vũ Trường Giang, quê ở xã Kỳ Ninh (Kỳ Anh), nạn nhân vụ cháy tàu Jung Woo2 cho biết, trước khi lên đường, phía công ty đưa đi ép người lao động phải đóng tiền thế chấp, theo nhóm 3 người với số tiền thế chấp lên đến 70 triệu đồng.

Gia đình phải cam kết, chỉ cần 01 trong 3 người phá vỡ hợp đồng thì “mất đứt” số tiền thế chấp trên. Trong vụ cháy tàu Jung Woo2, nhiều lao động bị phía công ty trừ tiền thanh lý hợp đồng bằng chính số tiền thế chấp này, có lao động bị thương bị công ty lấy tiền thế chấp để “hỗ trợ thiệt hại”!

Trường hợp của anh Bùi Ngọc Khưu cùng con trai là Bùi Ngọc Nam, ở xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh), đi làm việc trên tàu cá xa bờ Đài Loan theo hợp đồng với Công ty cổ phần XKLĐ, thương mại và du lịch (TTLC) thuộc Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (VINAMOTOR), cũng đau xót chẳng kém.

Khi cha con anh đi được 16 tháng, trong một chuyến lên bờ khi tàu cập cảng, thì bị kẻ xấu móc túi. Anh và các thuyền viên bắt được kẻ gian, trình báo cảnh sát địa phương thì bị kiểm tra giấy tờ.

Không may là có 2 thuyền viên không mang theo giấy thông hành nên tất cả bị tạm giữ 3 ngày. May là có sự can thiệp kịp thời của Đại sứ quán Việt Nam, tuy nhiên cha con anh phải về nước, với lời hứa của chủ tàu là “mọi quyền lợi sẽ được đảm bảo”.

Sau khi về Việt Nam cha con anh đã nộp lại hộ chiếu và sổ thuyền viên (trong đó có chữ ký của thuyền trưởng) cho Công ty TTLC chờ thanh lý hợp đồng. Ở nhà chị Khích (vợ anh Khưu) chỉ nhận được 10 tháng lương của hai cha con, còn lại 6 tháng lương bị phía công ty TTLC giữ lại không rõ lý do.


Thuyền viên Trần
Văn Ngoan với những vết bỏng sau khi thoát chết vụ cháy tàu Jung
Woo2

Ngày 26/4, chị Khích nhận được bản thanh lý hợp đồng của công ty, trong đó chị thấy mỗi người chỉ còn nhận được số tiền là 2.869.900đ, phía công ty TTLC giải thích rằng do cha con anh đánh nhau với công an nên phía Đài Loan họ trừ vé máy bay mỗi người 19 triệu đồng.

Cầm trên tay 2 biên bản thanh lý hợp đồng, chúng tôi thấy có nhiều điểm vô lý như: trong biên bản ghi rõ ngày xuất cảnh là 13/9/2010, ngày về nước là 18/01/2012 nhưng thời gian làm việc mà công ty TTLC tính để trả lương chỉ tính đến ngày 24/12/2011 (tức là trả lương 15 tháng 12 ngày), còn lại 49 ngày không được tính lương; phía công ty lấy lý do thuyền viên đánh nhau với công an để trừ chi phí về nước mỗi người 905 USD (tương đương 19 triệu đồng), trong lúc thực tế không đúng như vậy.

Ngoài ra, cả hai người đều có chung một số hợp đồng 3596/TTLC, đều bị trừ tiền phí dịch vụ tổng cộng hơn 10 triều đồng với khẳng định “thuyền viên không được nhận lại phí dịch vụ”?.

Trường hợp cha con anh Khưu không phải là ngoại lệ, vì có rất nhiều lao động ở xã Kỳ Xuân bị trừ các khoản chi phí vô lý thế này. Điều này cho thấy phía công ty chỉ cần đưa ra một lý do nào đó cho thuyền viên vi phạm hợp đồng là có thể trừ hết các khoản lương, tiền đặt cọc và các khoản khác của họ.

Dựa vào những điều khoản của hợp đồng thì những thuyền viên về nước trước thời hạn vì một lý do nào đó rất dễ vi phạm, chỉ cần công ty nói rằng họ đã vi phạm ở nước ngoài rồi bị trục xuất về nước, thuyền viên và người nhà chỉ biết cắn răng nghe theo và chấp nhận. Cá biệt nếu đối tác nước ngoài có bồi thường thì người lao động cũng không hề hay biết.

Những trường hợp như chúng tôi nêu tên trong tuyến bài này, chỉ là thiểu số trong hàng trăm lao động xuất khẩu ở các vùng quê nghèo Hà Tĩnh bị thiệt thòi quyền lợi. Trên cả nước có hàng vạn thuyền viên có cùng cảnh ngộ như trên, vậy ai đứng ra bảo đảm quyền lợi cho họ?

Đó không chỉ là câu hỏi mà còn là nguyện vọng của những con người “cùng khổ” vì hoàn cảnh phải xa quê bán sức lao động ở xứ người!

Bùi Văn – Duy Tuấn

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi