Bàn về nghệ thuật Thầy Thuốc

Trong năm đầu tiên của triều đại Trịnh Quán (627 sau công nguyên) đời nhà Đường, Lý Thế Dân trờ thành hoàng đế. Ông thành lập trường học để chữa bệnh. Từ “thầy thuốc” bắt nguồn từ đó, để gọi những người theo học ngành y (trong tiếng Trung Quốc từ “thầy thuốc” bao hàm 2 nghĩa, 1 là ngành y, 2 là người theo nghề y) . Năm thứ 27 Huyền Tồng, hoàng đế Lý Long Cơ (712-756) phái 20 bác sĩ về những thành có hơn 100.000 dân, 12 thầy thuốc cho thành có ít hơn 100.000 dân. Các vị thầy thuốc này đi khắp nơi trong thành để chữa trị người bệnh. Từ đó từ “thầy thuốc” mang nghĩa sâu sắc hơn nghĩa người học ngành y, nó được dùng để gọi những người  gắn bó với ngành y. Thuật ngữ đó vẫn được lưu truyền và sử dụng tới ngành nay

Hoa Đà, một trong những thầy thuốc thời cổ đại

Y học là gì? “Y học là để trị bệnh”. Trong sách “ Phương pháp mang lại sự sống” ghi rằng :” Y học là các kỹ năng cứu mạng sống con người”. Thế nào là “còn sống”? “Nghĩa là trái ngược với cái chết”. Trong sách “ Cứu mạng sống từ 10 ngàn bệnh ghi rằng “Thời cổ đại, kỹ năng y khoa với mục đích cứu người được ví như phép màu thiên thượng. Từ “thầy thuốc” là danh từ chỉ người chữa bệnh và cứu sống bệnh nhân. Nó cũng được dùng để chỉ chung những người tham gia các lĩnh vưc của y khoa. Không bao hàm nghĩa cấp bậc hay quý tộc trong đó.

Tôn Tư Mạc, một lương y nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, đã truyền nghề y với sự chân thành và hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực của mình. Ông nói “ khi học ngành y, chúng ta cần học những điều cơ bản một cách kỹ lưỡng và chuyên cần”. Xu Chunfu, một chuyên gia y tế thời nhà Minh nói rằng “Nghề y danh giá ở kiến thức người thầy thuốc, nếu không có kiến thức, các phương pháp chữa bệnh chỉ hại người.” Nghĩa là thầy thuốc mà tri thức kém cỏi có thể vô tình làm hại hay thậm chí giết chết bệnh nhân. Dân Trung Hoa có câu “ một căn bệnh nhỏ có thể gây chết người, nhưng bệnh nặng vẫn có thể được chữa khỏi ”. Sư khác biệt đó phụ thuộc vào lương y.  “ Yếu kỹ năng có thể giết chết bệnh nhân, nhưng hai từ “sự hiểu biết” và “lương y” thực sự có thể giải nguy bình an và cứu sống bệnh nhân khỏi cơn lâm bệnh.

Người xưa tin rằng trong những đức tính cơ bản của một vị thầy thuốc giỏi, điều cần thiết là phải có cuộc sống khiêm nhường, có đạo đức và không ham danh vọng, tự tư. Một người thầy thuốc đặt nặng vấn đề giá cả, đặt các giá trị đạo đức sau lưng thường không mang lại sự an tòan cho bệnh nhân. Dù giàu hay nghèo, bệnh nhân cũng cần được điều trị bình đẳng như nhau.

Wan Quan, một bác sĩ nhi khoa nổi tiếng đời nhà Minh, có mối bất hòa với Hồ Yuanxi, cha của đứa bé 4 tuổi bị bệnh ho ra máu. Hồ đã đi khắp nơi tìm kiếm các thầy thuốc nổi tiếng, nhưng không ai chữa được bệnh. Cuối cùng, không còn lựa chọn nào khác, ông gửi con mình cho Wan Quan. Wan, vì cứu người nên bất chấp tư thù, ngay lập tức chạy đến nhà Hồ Yuanxi và khám bệnh đứa bé. Sau khi chẩn đóan ra bệnh, Wan chân thành nói với Yuanxi rằng căn bệnh này có thể được chữa khỏi trong 1 tháng. Ông viết ngay một toa thuốc. Sau khi uống 5 thang thuốc, đứa trẻ của ông giảm được 70% bệnh, bớt ho và không còn ra máu từ mũi và miệng. Tuy nhiên, ông Hồ cảm thấy con trai ông phục hồi như vậy là quá chậm. Ông luôn nghi ngờ Wan Quan, và tin rằng vì thù cũ, Wan Quan có thể không chữa trị tận tình đủ để chữa bệnh cho con ông, Nên sau đó ông quyết định gửi con cho thầy thuốc khác

Khi nghe rằng Hồ sẽ gửi đứa bé cho một người tên Wan Shao. Thông thường, Wan Quan sẽ mặc kệ và nghĩ rằng chuyện của mình đã xong. Tuy nhiên , khi những người khác kể với Wan Quan rằng ông Hồ đã đem con đi người khác chữa rồi, Wan Quan nói ngay, ông Hồ chỉ có một đứa con trai và bệnh của đứa bé không ai có thể chữa khỏi ngòai ông. Nếu Hồ đi rồi, không gửi đứa bé lại, sẽ nguy hiểm cho nó. Mặc dù ông không làm gì sai, Wan Quan sẽ cảm thấy đau buồn nếu đứa bé đó phải chết. Vậy nên ông xin phép chỉ cần nhìn qua toa thuốc của Wan Shao. Nếu toa thuốc đó hữu hiệu, ông sẽ dừng việc này ngay. Nếu không, ông sẽ cố gắng can ngăn Wan Shao sử dụng nó. Còn nếu không ngăn được, ông cũng đành buông xuôi. Sau khi xem xét đơn thuốc mới của Wan Shao, ông cho rằng nó không điều trị đúng bệnh và sẽ mang lại nguy hiểm cho đứa bé. Lúc đó, ông khuyên Wan Shao một cách chân thành rằng “phổi của đứa bé bị phù,mô liên kết lỏng lẻo, co hồi kém, làm sao anh có thể dùng fanfeng và baibu được (hai lọai dược liệu của Trung Quốc)?” Nhưng Wan Shao đã không nghe lời. Ông cho rằng :”Fanf feng và Baibu là hai lọai thần dược, hiệu quả trị ho.” Hồ Yuanxi cũng nói chêm vào : ”Đó là công thức bí mật của anh ấy.” Wan Quan nói một cách nghiêm túc “Điều tôi lo lắng lúc này là mạng sống của con anh, tôi không ghen tỵ với ai cả.”

Ông không thể vô tâm trước sự nguy hiểm của ai. Ngay trước khi rời đi, ông thấy đứa bé bị bệnh trở lại. Vuốt ve đầu cậu bé,ông nói: “Đừng uống quá nhiều thuốc nh
é. Tôi nghiệp cháu, cháu sẽ ra sao nếu trở bệnh một lần nữa ?” Ông bỏ đi mà không chào từ biệt. Đúng như dự đóan, sau khi uống một ly thuốc nhỏ của Wan Shao, đứa trẻ bị ho trở lại. Nó khó thở và ho ra máu như trước. Con ông đã khóc và nói: “Con đã cảm thấy khỏe hơn một chút sau khi uống thuốc của chú Wan Quan, vậy mà giờ cha đưa người này tới giết con bằng thuốc độc.” Lúc đó, tình trạng đứa bé trở nên tồi tệ hơn. Đột nhiên, căn bệnh trở nên nguy hiểm với nó. Vợ Hồ lo lắng cho đứa bé và đổ lỗi cho anh ta, Hồ bắt đầu thấy hối hận vì nhữn ggì mình đã làm. Trong cơn nguy kịch đó, ông phải gửi đứa bé lại cho Wan Quan với lương tâm cắn rứt. Wan Quan đã chẳng làm lớn chuyện, và thành thật khuyên Hồ rằng: “Nếu lúc đầu anh nghe lời khuyên của tôi, thì bây giờ đã không hối tiếc. Nếu anh muốn tôi chữa bệnh cho đứa bé, trước hết anh phải dẹp bỏ hết nghi ngờ và tin tưởng tôi hoàn toàn. Chúng ta hãy bắt đầu lại 1 tháng điều trị cho cháu.” Nhưng ông chỉ chữa trị khỏi bệnh cho nó trong 17 ngày.

Thật không may, tại Trung Quốc hiện nay, các nhân viên y tế và bác sĩ thậm chí còn yêu cầu “phong bì đỏ” (trong phong bì có tiền hối lộ) . Chắc chắn rằng những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của Trung Hoa đã bị phai mờ từ sau đại Cách mạng Văn Hóa tại Trung Quốc.

Theo Bác sĩ Li Defu
Kan Zhong Guo

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!