Vì sao các triệu phú Mỹ thích hiến tài sản hơn cho con thừa kế?

19/06/12, 16:09 Cuộc sống

Năm 2006 tỷ phú Warren Buffett từng gây xôn xao khi công bố quyết định hiến tặng 99% tài sản của mình khi đó, tương đương 37 tỷ USD, cho quỹ từ thiện The Gates Foundation của nhà Bill Gates. Trước đó bản thân nhà sáng lập của Microsoft cũng tuyên bố tặng 28 tỷ USD tài sản của mình cho các hoạt động phòng chống lao và HIV-AIDS ở châu Phi.

Vợ chồng tỷ phú Bill Gates dành hầu hết tài sản để làm từ thiện Vợ chồng tỷ phú Bill Gates dành hầu hết tài sản để làm từ thiện

Mới đây nhất, tỷ phú giàu nhất nước Úc Gina Rinehart, tuyên bố các con của bà: “thiếu những khả năng thiết yếu hoặc những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng phán xét hoặc những phẩm chất đạo đức” để có thể điều hành việc kinh doanh cũng như thừa hưởng tài sản.

Đây không phải những trường hợp duy nhất các triệu phú hay tỷ phú thế giới quyết định không dành những tài sản của mình cho con thừa kế. Một nghiên cứu mới đây của U.S. Trust cho thấy chỉ có một nửa số triệu phú nghĩ rằng việc để lại tiền của cho con cái là quan trọng. Trong khi đó có đến một phần ba khẳng định rằng thà dành tiền làm từ thiện hơn là để cho con. Vì sao lại như vậy? Có nhiều cách để lí giải cho những quan niệm khác lạ này.

Trước hết, có thể các triệu phú và tỷ phú muốn con cái của mình trưởng thành với cùng những giá trị của tầng lớp trung lưu như cha mẹ chúng. Họ muốn con cái mình phải học cách vật lộn với cuộc sống, làm việc chăm chỉ, hứng chịu thất bại và tìm thấy niềm vui khi gặt hái thành công, học được những bài học từng giúp cha mẹ chúng thành công.

Như Warren Buffett từng nói ông muốn để lại cho con đủ tiền để làm được mọi thứ chúng muốn nhưng sẽ không nhiều đến mức chúng chẳng phải làm gì. Đi cùng cách giải thích trên là sự toàn tâm toàn ý của các tỷ phú, triệu phú với hoạt động từ thiện, ý thức trách nhiệm với thế giới.

Nhưng cũng có cách lý giải thứ hai mà có lẽ thực tế hơn đó là, ngày càng nhiều gia đình giàu có cho rằng con cái họ không biết cách để quản lý khối tài sản khổng lồ nếu được thừa hưởng. Khảo sát tại Mỹ cho thấy chỉ 32% số người được hỏi tự tin rằng con họ hoàn toàn sẵn sàng về mặt tâm lý cũng như kỹ năng tài chính để tiếp nhận món thừa kế.

Dù vậy thì ở mỗi lứa tuổi, dường như lại có sự khác biệt về nhận thức. Hơn 2/3 những người tuổi từ 18 đến 46 và những người trên 67 tuổi khẳng định việc để lại của cải cho con là quan trọng.

“Khảo sát của chúng tôi cho thấy một sự dịch chuyển về tầm nhìn cũng như thái độ giữa các thế hệ, nhiều khả năng được tạo ra do kinh nghiệm cá nhân cũng như những phản ứng của xã hội đối với thực tại kinh tế”, Keith Banks, Chủ tịch của U.S. Trust nói. “Thế hệ tiếp theo chưa được chứng kiến một sự tăng trưởng hoặc các tỷ suất sinh lời ổn định từ các khoản đầu tư mà cha mẹ họ đã từng có được trong giai đoạn thị trường tăng trưởng dài nhất lịch sử”.

Ngoài ra, có thể còn có cách lý giải thứ ba đó là nhiều triệu phú và tỷ phú đang “đốt” tiền nhanh hơn mức họ có thể kiểm được trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Và lối sống xa hoa của họ sẽ khiến những gì họ tích lũy được sớm cạn kiệt và chẳng còn gì cho con cái.

Dù sao thì hiện tượng mà nghiên cứu trên chỉ ra cũng cho thấy một thực tế đó là: nhiều gia đình giàu có đã quên việc trang bị cho con cái những hiểu biết và kỹ năng để thừa hưởng số tài sản lớn. Lũ trẻ quen với việc có được hầu hết những gì chúng muốn từ nhỏ và sẽ tiếp tục là những “tay chơi” vung tiền không tiếc như cha mẹ.

Trong cùng nghiên cứu hồi năm ngoái, U.S. Trust thống kê được rằng có đến một nửa số triệu phú nói rằng con cái họ sẽ không thể đạt được sự chín chắn về tài chính để quản lý tiền bạc của gia đình trước tuổi 35. Vậy đây là lỗi của ai? Một phần là của chính các bậc làm cha mẹ.

Chỉ khoảng một nửa số người tham gia khảo sát cho biết đã kể với con cái về sự giàu có của gia đình. Khi được hỏi tại sao thì họ trả lời rằng họ sợ lũ trẻ sẽ trở nên lười biếng, đưa ra những quyết định tồi, tiêu xài hoang phí hoặc trở thành nạn nhân của những kẻ “đào mỏ”.

Có thể gọi đây chính là nghịch lý đã xảy ra với gia đình nữ tỷ phú Gina Rinehart. Các bậc cha mẹ giàu có không dạy cho con cách ứng xử với sự của cải để rồi họ quyết định không để lại gì cho chúng. Cuối cùng người thiệt thòi nhất chính là lũ trẻ.

Bạn định để lại cho con mình bao nhiêu tiền và tại sao?

Thanh Tùng
Theo CNBC

(dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng