15 bức hình ám ảnh về thực trạng “Chúng ta đang thiếu nước”

05/04/16, 07:32 Thảm họa

Nước bao phủ tới 2/3 bề mặt hành tinh xanh của chúng ta song cả thế giới lại đang phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước ngọt. Tạp chí Time đã đăng tải chùm ảnh cho thấy thực trạng đáng báo động này.

Kế sinh nhai: Nước, nguồn tài nguyên quý giá nhất Trái Đất , đồng thời là môi trường sống, nuôi dưỡng và làm sạch. Ví dụ: Sông Pantanal ở Brazil là nơi sinh sống của khoảng 3.500 loài thực vật, 400 loài cá, 650 loài chim, 100 loại động vật có vú và 80 loại bò sát. Nó không chỉ là tuyến đường thủy quan trọng mà còn là bộ lọc thiết yếu để loại bỏ tạp chất.
Nguồn nước: Các mạch nước ngầm, ở độ sâu hàng chục km và rộng hàng trăm km, là nguồn dự trữ nước ngọt lớn thứ 2 Trái Đất. Trải qua hàng tỉ năm, cho đến ngày nay tốc độ thoát nước của chúng gấp 2-4 lần tốc độ nạp lại tự nhiên. Trong bức ảnh này, một nhóm người thích khảo sát hang động ở độ sâu gần 50m dưới hố đá vôi Neversink Pit ở Alabama, nơi được bảo tồn cho các thế hệ tương lai.
Đáy biển nổi lên vì khô hạn: Biển Aral đã mất 2/3 lượng nước vì những con sông đổ về biển này đã bị chuyển hướng để tưới cây bông trong thời kỳ Xô Viết. Aral có thể gọi là hồ vì nó không thông với biển khác. Hồ nước lớn thứ tư thế giới này bây giờ chỉ là một nghĩa trang xác tàu đắm rỉ sét đầy bụi bặm.
Đào giếng: Nguồn nước của hơn 2 tỷ người trên thế giới là giếng nước. Khi mực nước tiếp tục giảm, nhiều người, giống như ngôi làng Kenyan trên đảo Pate, dành rất nhiều thời gian lấy và vận chuyển nguồn tài nguyên quý giá này. Những cái hố trong hình cách bờ biển khoảng 90 m, chúng chứa nước lợ có thể uống được.
Nguồn cung ít ỏi: Người dân tại một khu ổ chuột ở Delhi, Ấn Độ tranh giành lượng nước được cung cấp cho họ hàng ngày. Khu trại là nơi có khoảng 4.000 lao động nhập cư, nhưng lại thiếu một nguồn cung cấp nước sạch, do đó các công nhân phải phụ thuộc vào lượng nước trên xe tải công cộng và tư nhân mang đến cho họ.
Í ẹ: Học sinh của trường tiểu học Miyun ở Bắc Kinh phát hiện tình trạng dơ bẩn của một mẫu nước lấy từ hồ chứa nước của trường. 25-33% người dân Trung Quốc không được tiếp cận với nước uống sạch.
Những lánh băng câu cá: Ngư dân đánh bắt trên sông Ural của Nga, trong bóng tối của khu liên hiệp thép Lenin, lo lắng cá bị ô nhiễm không thể ăn được. Nhiều người trong số họ bán những con cá đánh bắt được ở khu chợ xa xôi.
Ống nước: Bởi vì nước ở Mumbai, Ấn Độ có giá cao ngất ngưởng để hạn chế người mua, nên nhiều người dân của khu ổ chuột này phải trông cậy vào các chỗ rò rỉ được tìm thấy được tạo ra trên ống nước lớn dẫn đến các khu phố giàu có hơn. Người nghèo phải đi trên các ống nước này để trách rác thải xung quanh nhà họ.
Nước thải nhà máy: Nước thải từ nhà máy bột ngọt quốc doanh Liên Hoa tại lưu vực sông Hoài ở Trung Quốc. Liên Hoa, có nghĩa là “hoa sen”, là một trong những doanh nghiệp gây ô nhiễm nước lớn nhất khu vực.
Nước bẩn: Nước có mùi hôi và bị lẫn than đã chảy qua vòi nước nhà Kenny Stroud trong hơn 10 năm trước khi sử dụng nước máy được cung câp từ thành phố Rawl, West Virginia. Người dân ở thị trấn của ông cũng gặp vấn đề tương tự và đổ lỗi cho Massey Energy, một công ty khai thác than. Họ cáo buộc công ty này đã xả bùn than vào các dòng nước địa phương và đường thủy, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Khử mặn: Để phát triển ngành du lịch ở bờ biển phía nam, Tây Ban Nha đã khai thác biển Địa Trung Hải sản xuất nước ngọt. 700 nhà máy khử muối của nước này sản xuất được 3 triệu m3 nước mỗi năm.
Lọc nước: Hai cậu bé người Sudan uống nước qua các ống nhựa đặc biệt được cung cấp bởi Trung tâm Carter để loại bỏ ấu trùng trong nước gây ra bệnh giun chỉ. Chương trình đã phân phối hàng triệu ống nước này và làm giảm sự lan rộng của bệnh suy nhược trên tới 70%.
Nhà xí trên nước: Các vùng nước ở châu thổ sông Niger được sử dụng để đi vệ sinh, tắm rửa, đánh cá và chứa rác.
Làm chậm quá trình tan băng: Các sông băng cung cấp nước ngọt cho châu Âu đã giảm hơn một nửa lượng băng trong thế kỷ qua. Trong bức ảnh này, nhân viên tại khu trượt tuyết Pitztal Glacier ở Áo đang đẩy một cái chăn lông cừu phủ xuống dốc của dòng sông để làm giảm lượng băng tan trong những tháng mùa hè.
Cây giống: Hệ thống chi phí thấp KB Drip có thể tưới nước hiệu quả giúp nông dân Ấn Độ tiết kiệm thời gian, tạo cho họ cơ hội vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo. Dự án được phát triển bởi International Development Enterprises (các doanh nghiệp phát triển quốc tế), được hỗ trợ bởi quỹ New York-based Acumen.

Iris, dịch từ Time

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!