Chết còn rắc rối hơn!

06/05/12, 11:58 Tin Tổng Hợp

Do tai nạn giao thông vào tháng 4.2009, tài xế xe tải Chua Chye Hee, 55 tuổi, bị chấn thương và liệt từ cổ xuống chân. Allianz Global Corporate & Specialty AG, công ty bảo hiểm cho phía gây nạn, chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Chua.

Hồi tháng 3.2011, Allianz đề nghị bồi thường 352.000 SGD (gần 6 tỉ đồng), bao gồm tổn hại do đau đớn, chi phí y tế và mất thu nhập trong tương lai. Gia đình ông Chua không đồng ý, đòi 594.954 SGD. Hai bên phải đưa nhau ra tòa.

Tháng 6.2011, Allianz nâng mức bồi thường lên 435.000 SGD, nhưng gia đình ông Chua vẫn không đồng ý. Qua tháng 8, luật sư ông Chua lại đưa đơn yêu cầu Allianz bồi thường 600.000 SGD. Tuy nhiên, ngày 27.8, luật sư ông Chua bất ngờ fax cho Allianz thư chấp nhận khoản bồi thường 435.000 SGD. Theo luật Singapore, bản fax thư không có giá trị, mà phải là thư gốc gửi bằng đường bưu chính. Hiểu luật, phía ông Chua đã gửi thư cùng ngày. Do 27.8.2011 là thứ bảy, nên mãi đến 31.8 Allianz mới nhận được thư.

Trớ trêu là ngày 29.8, ông Chua đã qua đời do viêm phổi và nhiều biến chứng khác.

Allianz vì thế không chấp nhận bồi thường 435.000 SGD nữa, mà giảm xuống còn 255.000 SGD. Phần giảm bớt, theo Allianz, là do ông Chua đã chết sớm hơn so với tính toán bồi thường ban đầu, vì vậy chi phí thuê người chăm sóc ông là không cần nữa. Gia đình ông Chua phản đối quyết liệt với lập luận trước khi chết ông Chua đã gửi thư chấp thuận khoản bồi thường 435.000 SGD do chính Allianz đề nghị. Allianz phản bác rằng ở thời điểm họ nhận được thư, ông Chua đã chết được hai ngày thì làm sao có thể chấp thuận điều gì!

Từ đây nảy sinh rắc rối trong việc hiểu một quy định của tòa án. Điều khoản của tòa án Singapore nói rằng, “thư chấp thuận gửi bưu điện phải được nhận trong một khoảng thời gian hợp lý”. Allianz hiểu “khoảng thời gian hợp lý” tức là thời điểm họ nhận được thư. Nhưng gia đình ông Chua lại khăng khăng đó là thời điểm thư được đóng dấu gửi.

Báo Straits Times ghi nhận đây là vụ rắc rối đầu tiên trong ngành tòa án Singapore liên quan đến thời điểm gửi – nhận thư mà đôi bên lại phải nhờ đến tòa án. Một phiên tòa tối cao phân định việc này đã diễn ra hôm 30.4 nhưng cũng chẳng đi đến đâu, phải tạm hoãn. Phán quyết cuối cùng theo dự đoán còn lâu mới đạt được vì hai bên đều tiếp tục đệ trình các kiến nghị có lợi cho mình.

Thanh Niên 

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc