Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (2)

17/04/12, 17:00 Cổ Học Tinh Hoa

1. Nguyên do

Trong lần tham gia một hội nghị học thuật cỡ lớn gần đây, tôi đã nghe một vị diễn giảng nói về suy ngẫm cuộc sống của ông trong 2 năm qua, đặc biệt đề cập đến mấy thế kỷ gần đây, khi dân số nhân loại từ 1 tỷ tăng lên 6 tỷ người. Tương đối mà nói, dân số nhân loại để đạt đến mức ấy lẽ ra phải mất cả chục ngàn năm. Ông còn dùng biểu đồ để thể hiện đường tăng trưởng dân số nhân loại, trông dốc dựng đứng, khiến người ta kinh tâm. Mọi người đều tự hỏi liệu địa cầu có thể tiếp tục nuôi sống nhân loại như thế này không? Nhân loại đã đi quá xa rồi chăng? Có người nói trong 30 năm qua, Trung Quốc đã sáng tạo ra của cải trong cả 3.000 năm, cũng như năm xưa Friedrich Engels nói 200 năm cách mạng công nghiệp đã sáng tạo ra của cải bằng cả 2.000 năm trước vậy. Tuy nhiên nếu chúng ta đổi góc độ để suy ngẫm, thì cái gọi là “200 năm sáng tạo ra của cải bằng cả 2.000 năm”, hoặc “trong 30 năm Trung Quốc đã sáng tạo ra của cải ra trong cả 3.000 năm”, thì chẳng phải cũng là nói rằng trong 200 năm qua, nhân loại đã tiêu phí tài nguyên của địa cầu bằng cả 2.000 năm, hoặc trong 30 năm người Trung Quốc đã tiêu phí tài nguyên lẽ ra dùng trong 3.000 năm? Chẳng phải vậy hay sao? Vậy thì rốt cuộc đây là công trạng hay tội ác đây? Quan niệm đúng-sai của nhân loại dường như đảo lộn cả rồi, tốt-xấu đều không phân biệt rõ được nữa rồi! Tất nhiên tài nguyên của địa cầu không phải là vô hạn, nó không thể cung dưỡng nhân loại một cách vô hạn độ. Kỳ thực ngay từ năm 1972, Câu lạc bộ La Mã (Club of Rome) đã đưa ra cảnh cáo đối với nhân loại—tức “Giới hạn của tăng trưởng” (The Limits to Growth) nổi tiếng. Thực ra xét về bản chất, tôi cho rằng cái gọi là “thuyết sáng tạo của cải” hoàn toàn là đứng từ góc độ ích kỷ lấy nhân loại làm trung tâm, còn “thuyết hoang phí tài nguyên” là đứng từ góc độ hài hòa giữa con người và tự nhiên, từ góc độ “Thiên nhân hợp nhất”, cũng là từ cơ điểm có trách nhiệm với địa cầu và vũ trụ. Vị diễn giảng này sau đó hỏi mọi người: Nếu cứ tiếp tục như vậy thì liệu nhân loại có thể tồn tại được 30 năm nữa hay không?!

Trên thực tế, hậu quả xấu do mô hình tăng trưởng lãng phí tài nguyên của nhân loại gây nên đều bắt nguồn từ “quan điểm phát triển”, thực ra nó là sai lầm trong tìm kiếm giá trị của nhân loại. “Quan điểm phát triển” và “quan điểm hài hòa” hay “quan điểm cân bằng” là hoàn toàn đối lập, nhưng không hiểu sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại đem “phát triển” và “hài hòa” nhập lại làm một, tựa như đánh đồng giữa cái “mâu” {giáo} và cái “thuẫn” {khiên}, giữa “dân chủ” và “chuyên chính”, giữa “độc tài” và “thị trường”, giữa “nổi dậy” và “hòa bình” vậy, đúng là “hài hòa” quá. Kỳ thực “quan điểm phát triển” về bản chất là ích kỷ, là không có trách nhiệm với người khác. Trong điều kiện tài nguyên hữu hạn, nó là một hình thức tước đoạt.

Trọng tâm của loạt bài này không phải chứng minh rằng “quan điểm phát triển” là sai, mà nó chỉ trình bày quan điểm lịch sử của tôi, tất nhiên rất có quan hệ với “quan điểm phát triển”. Nguyên do tôi viết loạt bài này là bởi vị diễn giảng kia đã trình bày một phát hiện quan trọng—lịch sử nhân loại “khởi điểm đã là đỉnh điểm”. Đây là một luận đề khiến người ta chấn động. Kỳ thực Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược chính là bởi đã phát hiện ra vấn đề này: nhân loại càng “phát triển” càng thụt lùi. Lúc nãy chúng ta vừa mới đề cập đến vấn đề “Giới hạn của tăng trưởng”, cũng chính là vấn đề “điểm kết thúc”; Cơ Đốc giáo giảng “Thẩm phán Tối hậu” {phán xét cuối cùng—Last Judgment} thực ra cũng là vấn đề “điểm kết thúc” này. Còn “khởi điểm đã là đỉnh điểm”, thì thực ra từ 2.500 năm trước, Trung Quốc đã xuất hiện các nhà tư tưởng vĩ đại: nhà giáo dục Khổng Tử, còn có Lão Tử và kiệt tác muôn đời “Đạo Đức Kinh” của ông, cùng Tôn Tử với 13 thiên “Binh pháp Tôn Tử” bất hủ. Ở Ấn Độ cổ xuất hiện Phật Thích Ca Mâu Ni và tư tưởng Phật gia, tại Hy Lạp cổ thời kỳ cuối xuất hiện Socrates, Plato và Aristotle. Những người này đã đặt định tư tưởng và văn hóa nhân loại ở cả Đông và Tây phương, có thể nói là con người mấy nghìn năm sau đều chỉ theo bóng họ mà thôi, kể cả nhân loại hiện đại với công nghệ hạt nhân và máy tính thực hiện hàng tỷ phép tính trong một giây. Chưa nói là vượt qua, e rằng sinh viên hoặc cái gọi là “nghiên cứu” chắc gì đã minh bạch một, hay hai điều tinh túy trong đó. Tuy trong nền giáo dục hiện nay, việc trích dẫn câu nói của các bậc hiền triết xưa đã trở thành mốt thời thượng, nhưng chân chính lý giải tư tưởng trong ấy thì e rằng không có nhiều. Vậy thì nhân loại rốt cuộc đã tiến bộ hay thụt lùi đây? Đây mới là vấn đề cần suy ngẫm sâu sắc. Nếu chỉ từ bề mặt mà xét thì thấy tri thức của nhân loại nay đồ sộ hơn, nhưng sự tự tin của các tri thức ấy thì lại là thách thức lớn. Nếu người ta cứ nói rằng “Nữ Oa vá trời” hay “Phong Thần diễn nghĩa” là thần thoại do người xưa ngu muội nghĩ ra, thì thử nhìn các tác phẩm điện ảnh “Avatar”, “2012″, “Lord of the Rings” hay “Star Wars” hôm nay xem, chẳng lẽ thần thoại chỉ là thần thoại hay sao? Lẽ nào “Avatar”, “2012″, “Lord of the Rings” hay “Star Wars” đều là do đạo diễn tự biên xuất ra? Hay còn có vấn đề thâm sâu hơn ở bên trong? Lẽ nào lịch sử soạn nhạc của nhân loại chỉ là con người tự nghĩ ra hay sao? Hoặc là, có lẽ nào lịch sử nhân loại chỉ là do con người tự tính toán mà nên? Kinh tế học chẳng phải giảng về “bàn tay vô hình” hay sao! Kỳ thực đứng tại cơ điểm vô thần luận thì rất nhiều vấn đề không sao giải thích cho thấu. Từ bề mặt mà nhìn, tư tưởng và trí tuệ nhân loại là thụt lùi chứ không phải tiến bộ, đây chính là ý nghĩa câu nói “khởi điểm đã là đỉnh điểm”.

Vậy thì vì sao “khởi điểm đã là đỉnh điểm”? Lịch sử nhân loại lẽ nào có “bàn tay vô hình” ở đằng sau? Đây chính là vấn đề trọng tâm mà loạt bài này phải thảo luận, cũng là vấn đề mà tôi đã nhiều lần trao đổi với những người có tâm huyết, vấn đề mà có lẽ mấy ngày nữa sẽ có người hỏi tôi, thực ra tôi cũng sẵn sàng chia sẻ cùng độc giả. Tôi khẳng định rằng nhận thức và giải thích lịch sử của “hữu thần luận” và “vô thần luận” là khác nhau. Chính là bởi vì không tin Thần, nên Thần mới lưu lại rất ít tín tức cho nhân loại. Trong mấy nghìn năm qua, các tín tức mà Thần lưu lại đã thất lạc hoặc bị người ta thêm thắt, nên hiện tại chúng ta muốn hiểu rõ tín tức của Thần là rất khó khăn, nhất là đối với những người Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng của thuyết vô thần. Tuy nhiên không phải là không có biện pháp, quan trọng nhất là thế giới quan của chúng ta ra làm sao. Nếu chúng ta không tin là có Thần, thì chúng ta nhất định sẽ không nhìn thấy Thần, cũng như điều Lão Tử giảng là “hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi, bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo” vậy {kẻ hạ sĩ mà nghe Đạo thì phá lên cười, nếu không cười thì đó không phải là Đạo}. Trung Quốc chẳng phải cũng có một câu thành ngữ hay sao? Gọi là “Thần bí khôn lường”. Hay là Thần đã cố tình bịt mắt con người, khiến họ không cách nào dùng thủ đoạn vật chất kỹ thuật để khám phá ra sự tồn tại của Thần? Trên thực tế muốn nhìn thấy Thần thì chỉ có nhân tâm chứ không phải thủ đoạn khoa học kỹ thuật. Cho dù bạn có tàu con thoi hay là hỏa tiễn lên mặt trăng, thì bởi Thần và người không ở cùng một không gian, nên cũng tìm không thấy Thần, tựa như ở hai nhà lầu khác nhau vậy. Bạn tìm nhầm tòa nhà, liệu có thể thấy không? Đây chính là quy tắc chơi do Thần định ra, dùng sự cách khai của không gian, cũng chính là kết cấu không gian của vũ trụ. Vậy nếu bạn tin Thần là có tồn tại, nếu có cái tâm ấy, thì chúng ta nhất định có thể phát hiện chứng cứ về sự tồn tại của Thần, thậm chí có thể thăm dò ý chí của Thần, và đây chính là mục đích của loạt bài này. Vậy thì thông điệp nằm tại nơi đâu? Nó nằm trong truyền thuyết của các dân tộc viễn cổ, cũng tồn tại trong thời điểm then chốt của lịch sử này. Nó tồn tại trong trải nghiệm trên thân thể của những người tu luyện, cũng tồn tại trong những người có duyên và linh cảm được. Ví dụ các bộ phim “2012″, “Lord of the Rings” hay “Star Wars” có bao hàm một số tín tức, tất nhiên người không tin Thần căn bản sẽ không tin. Họ chỉ nhìn thấy sự náo nhiệt trong các tác phẩm điện ảnh mà thôi, rồi sau đó khâm phục sức sáng tạo của người khác. Đó cũng là lý do người Trung Quốc có thể nhìn không ra.

Tại Trung Quốc Đại Lục, chúng ta thường gặp phải loại người như thế này, nói: “Thần tại nơi đâu? Đưa cho tôi xem đi. Tôi nhìn thấy rồi thì tôi mới tin”. Thực ra bạn đang tính toán điều gì vậy? Thần là từ bi nên mới đến độ nhân, chứ đâu phải vì con người quan trọng lắm. Hãy nhớ lại xem, quy tắc chơi là do Thần định ra chứ không phải do con người định ra. Khi so sánh mình với động vật thì con người thấy mình vĩ đại lắm, đây chính là tội của Darwin; tuy nhiên khi so sánh với Thần cùng các sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ, thì con người quả thực hết sức nhỏ bé. Nhân loại vì để tự đề cao chính mình đã chọn cách so sánh với động vật. Thực ra trong vũ trụ này con người không là gì cả, không đáng được tính vào đâu. Chúng ta thử lấy vài ví dụ. Ví như có một học sinh tiểu học nghe nói về thuyết “Big Bang” và nhà vật lý học người Anh Stephen Hawking, cậu ta hỏi: “Stephen Hawking ở đâu? Đem Stephen Hawking đến đây giảng cho tôi xem!” Có thể như vậy không? Stephen Hawking liệu có đến không? Tôi lại thử lấy một ví dụ nữa. Ví như có một cá nhân nói: “Các Phật đều đến đây cả đi, hãy giảng về đặc điểm thế giới của các vị, xem tôi đi về thế giới nào là hay nhất?” Đây có giống nhận lời mời đi công tác hay không? Có giống lựa chọn công ty để đi làm hay không? Có giống tìm công ty du lịch để đi du ngoạn hay không? Thần liệu sẽ đến không? Hoàn toàn không thể. Trong thế giới hiện thực này, e rằng công ty cũng chưa chắc đã gọi bạn ấy chứ!

Quy tắc chơi là do Thần định. Không gian địa cầu và tam giới cũng như vậy, quy tắc chơi cũng như vậy, đây là quan sát của tôi. Tam giới có hai điều kiện trọng yếu để hình thành, đây chính là hai điều kiện vật chất: một là khổ, hai là mê. Trái với hai điều kiện này thì tam giới không còn là tam giới nữa. Con người có nhục thân chính là để chịu khổ. Cặp mắt thịt của con người nhìn không thấy chân tướng của vũ trụ, nhìn không thấy không gian khác, nhìn không thấy tồn tại của Thần Phật. Đây chính là quy tắc chơi của tam giới. Nếu không đồng ý với hai quy tắc này thì bạn đã không đến! Tuy nhiên hai điều kiện này là không thể chế ước tâm tính, do đó người có tâm tính cao, tin Thần thì vẫn có thể vượt khỏi chế ước vật chất của tam giới, có thể nhìn thấy tồn tại của Thần Phật, cũng có thể nhìn thấy các không gian khác.

Có người không tin Thần nói: “Thần tại nơi đâu? Đưa cho tôi xem đi. Tôi nhìn thấy rồi thì tôi mới tin”. Đây là cách nghĩ của con người, là dùng nhân tâm để suy xét sự việc trên thiên thượng, cũng như có người Trung Quốc nói Tổng thống Mỹ Obama đến Trung Quốc vì sao không nói tiếng Trung. Kỳ thực Thần Phật giảng chính là tin trước thấy sau, đây là Thần định, không phải người định. Tiến một bước nữa mà nói, khi một người phổ thông không tin Thần nay thực sự nhìn thấy Thần, thì liệu có thể là việc tốt? Sau khi nhìn thấy Thần, vị ấy nói chưa chắc đã thấy Diêm vương, chưa chắc đã thấy địa ngục. Đừng quên hai điều kiện cơ bản của tam giới, đó là mê và khổ. Khi bạn phá mê, thì cũng là lúc nhục thân bị tiêu hủy, bởi vì điều kiện hình thành tam giới đã không tồn tại nữa, như vậy tam giới cũng không cần tồn tại nữa. Nếu đúng như vậy thì chẳng phải đáng sợ hay sao? Không đơn giản như người vô thần vẫn nghĩ, chết là hết, sinh mệnh không còn nữa, tuy nhiên ấy mới chỉ là bắt đầu một hành trình dài đằng đẵng mà thôi. Vị diễn giảng kia đã nói một câu rất chấn động: “Tin hay không tin Thần, đây có khả năng là cơ hội lớn nhất của đời người.”

Như vậy chúng ta còn có thể tiến thêm một bước nữa và hỏi: Nếu như có Thần, có an bài của Thần, thì xã hội nhân loại liệu có phải là kết quả của phát triển tự nhiên? An bài lịch sử nhân loại như thế nào? Tất nhiên Thần Phật không phải tùy ý an bài, bởi vì Thần không có thời gian để đùa với con người. Einstein nói: “Thượng Đế không chơi trò xúc sắc”. Thực ra chính là ý nghĩa này. Người vô thần không hiểu được bản ý câu nói này của Einstein, còn giải thích rằng Einstein phản đối lý thuyết xác suất. Thực ra, xác suất hay “ngẫu nhiên” chỉ là con người căn cứ trên năng lực lý giải của mình; còn đối với Thần mà nói, Thần an bài mỗi sự việc trong vũ trụ đều là có mục đích, hơn nữa thường gồm nhiều mục đích, bởi vì Thần có năng lực và trí tuệ càng lớn mà! Đây mới là bản ý của Thần Phật. Trong Phật giáo giảng Phật chính là người thông qua tu luyện mà khai trí khai huệ. Tóm lại Thần Phật không có thời gian để đùa với con người! Con người không xứng! Bởi vì con người chẳng là gì cả. Tóm lại sự việc mà Thần Phật an bài không phải là tùy ý, tất nhiên cũng bao gồm lịch sử nhân loại.

Do bản thân tôi là người quản lý xí nghiệp cho công ty, và cũng bởi có một số tâm đắc với quản lý hạng mục {quản lý dự án—project management}, nên một ngày tôi bỗng nhiên nghĩ rằng, nếu như quả thực Thần Phật đã an bài xã hội nhân loại, thì liệu các Ngài có an bài như một hạng mục quản lý vĩ đại hay không? Liệu có giống quy trình quản lý như khi chúng ta tiến hành quản lý hạng mục hay không? Vậy là theo dòng suy nghĩ này, tôi thử xét xem khởi điểm của hạng mục xã hội nhân loại này là ở đâu? Điểm kết thúc ở đâu? Điểm then chốt ở đâu? Thêm nữa, mỗi giai đoạn kế hoạch còn cần hoàn thành nhiệm vụ gì?

Ở đây tôi nhất định phải khái quát quản lý hạng mục là gì, hoặc đặc trưng chủ yếu của quản lý hạng mục là gì? Trên thực tế, gợi ý lớn nhất của quản lý hạng mục đối với tôi chính là “quyết định của điểm kết thúc”, hay là mục tiêu quản lý, chứ không phải “quyết định của điểm khởi đầu” như trong quan điểm phát triển (đây là điểm khác biệt chủ yếu giữa quản lý hạng mục với quản lý xí nghiệp; quản lý xí nghiệp đặt trọng điểm vào quản người, còn quản lý hạng mục chủ yếu là quản việc, hay còn gọi là ‘quản lý sự kiện’—event management). Quản lý hạng mục trước tiên phải xác định xem thời gian và mục tiêu cuối cùng mà hạng mục cần phải hoàn thành, sau đó tìm ra các điểm then chốt, cũng chính là xác định mỗi giai đoạn cần hoàn thành nhiệm vụ gì, sau đó mới có thể xác định thời gian để bắt đầu hạng mục. Cũng là nói rằng thời gian bắt đầu hạng mục là do thời gian kết thúc quyết định. Do đó quản lý hạng mục là đi theo lô-gíc thời gian ngược, chứ không phải lô-gíc thời gian thuận. Trọng tâm của quản lý hạng mục chính là quản lý thời gian, hay là quản lý nhiệm vụ. Đặc biệt là phải quản lý tốt việc điều phối tài nguyên tại các nút thời gian thì mới hoàn thành nhiệm vụ, cũng chính là vào thời gian nào thì làm gì. Loại quản lý các nút thời gian này chính là điểm then chốt để quản lý thành công hạng mục. Có thể thấy quản lý hạng mục lấy “quyết định của điểm kết thúc” là khác hẳn với quan điểm phát triển lấy “quyết định của điểm khởi đầu”. “Quyết định của điểm khởi đầu” là quá khứ quyết định hiện tại, hiện tại quyết định tương lai; đây là phương thức tư duy của người bình thường, hơn nữa tương lai có tính bất định rất lớn, nên đường phát triển của nó là tản mát. Còn “quyết định của điểm kết thúc” là ngày mai quyết định hôm nay, hôm nay quyết định hôm qua, đường thời gian của nó là thu lại, bởi vì quản lý hạng mục không hoặc rất ít có tính bất định, hoặc nhất định phải đem tính bất định của nó giảm xuống tối thiểu. Cũng là nói rằng nhất định phải hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định, bởi vậy nếu không thể khống chế vững chắc các sự kiện bất định có thể phát sinh, thì sẽ dẫn tới thất bại trong quản lý hạng mục. Tất nhiên hạng mục quản lý của con người sẽ xuất hiện vấn đề này, còn Thần Phật thì không thể.

Về bản chất, “Thẩm phán Tối hậu” mà Cơ Đốc giáo nói đến trên thực tế chính là “quyết định của điểm kết thúc”, hơn nữa từ đó có thể rút ra một số tín tức quan trọng trong hạng mục quản lý xã hội nhân loại mà Thần Phật an bài—điểm kết thúc và nhiệm vụ của điểm kết thúc. Người Maya và lịch Baktun của người Maya thực ra cũng đã tiết lộ một số thông tin về điểm kết thúc, ví dụ tiểu giai đoạn 20 năm cuối cùng, từ năm 1992 đến năm 2012 được gọi là “thời kỳ tịnh hóa địa cầu”. Như vậy nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo của chúng ta chính là tìm ra điểm bắt đầu của hạng mục quản lý nhân loại. Đây cũng là điều tôi muốn chia sẻ với quý độc giả trong loạt bài này. Có người có thể nói ý tưởng của tôi thật là hoang đường. Tuy nhiên nếu quý bạn đọc bài tiếp theo, thì sẽ phát hiện ra rằng lịch sử quan hoang đường của Karl Marx lại được không ít người tiếp thu. Hồ Thích tiên sinh chẳng phải đã nói rồi sao? Dũng cảm đưa ra giả thiết, cẩn thận tìm kiếm chứng cứ. Lấy ví dụ, các bộ phim “Avatar”, “2012″, “Lord of the Rings” hay “Star Wars” đều được người ta đón nhận, hơn nữa còn khâm phục tính sáng tạo của Hollywood. Khi cần thực sự triển khai tư tưởng, thì chúng ta đừng nên lấy quan điểm sai lầm và cố hữu để cản trở chính mình!

(còn tiếp)

Theo chanhkien.net 

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc