Chuyện về người da đỏ Yahi cuối cùng và cuộc đời sóng gió

11/04/12, 11:14 Cuộc sống

Sau khi Christopher Columbus tìm ra châu Mĩ, bộ mặt của châu lục này đã thay đổi hoàn toàn về cả tự nhiên lẫn đời sống dân cư. Với sự di cư ồ ạt của người châu Âu sang đây, những người thổ dân bản địa đã bị đẩy sâu vào rừng rậm, dần dần bị tuyệt chủng vì không còn nơi sinh sống và thức ăn. Người da đỏ (người Mĩ bản địa) cuối cùng còn sót lại chính là một người đàn ông tên Ishi, thuộc bộ lạc Yahi. Chúng mình cùng ngược dòng lịch sử để hiểu hơn về những sóng gió cuộc đời của người đàn ông lạc giữa thế giới văn minh này.

Ishi là người thổ dân da đỏ sống ở Bắc California, là thành viên cuối cùng của bộ lạc Yahi. Thực ra, người đàn ông này không có tên, Ishi trong tiếng bản địa có nghĩa là “người đàn ông cuối cùng”. Quê hương ông ở Tehema County, gần chân đỉnh đồi “Đỉnh Lassen” mà Ishi gọi theo ngôn ngữ Yana là “Wa ganu p’a.”

Tuổi thơ dữ dội…

Hình ảnh của Ishi – người Mĩ bản địa cuối cùng.

Ishi sinh khoảng năm 1860, sống cùng đại gia đình trong cộng đồng dân cư Yana (thuộc bộ tộc Yahi) ở tiểu bang California. Nhưng thật không may, vào giai đoạn này, nước Mĩ đang diễn ra cơn sốt vàng lớn nhất trong lịch sử. Người dân Mĩ đổ xô đi tìm vận may ở miền Bắc. Điều đó đã gây nên một thảm cảnh đối với bộ tộc của Ishi. Trước đây, dân số Yana khoảng 3.000 người, trong đó người Yahi có khoảng 400 cư dân. Nhưng với việc đưa hàng chục ngàn thợ mỏ tới California, việc khai thác vàng bừa bãi vội vàng đã gây nên sự ô nhiễm nguồn nước, phá hoại môi trường tự nhiên nơi đây, gây áp lực lớn lên thổ dân bản địa. Người Yana nói chung và bộ tộc Yahi nói riêng dần dần biến mất sau những cuộc xung đột với thợ mỏ. Đỉnh điểm năm 1865, Ishi cùng gia đình phải đối mặt với cuộc thảm sát Ba Knolls, kết quả là có hơn 40 bộ lạc đã vĩnh viễn biến mất, chỉ còn hơn 30 người sống sót trong đó có cậu bé Ishi tội nghiệp và mẹ của mình. Cậu bé ấy và mẹ đã sống sót nhờ việc nhảy xuống sông. Nhưng đối với một đứa trẻ, chứng kiến thảm cảnh cả dân tộc mình bị sát hại có lẽ là một nỗi đau và sự sợ hãi quá lớn.

Một mình lưu lạc…

Thoát chết, nhưng con đường đời trước mắt Ishi là một màu đen bao phủ. Chẳng bao lâu, mẹ Ishi qua đời và Ishi chính thức trở thành người hậu duệ cuối cùng của bộ tộc Yahi. Không thực phẩm, không công cụ lao động, Ishi phải một mình chống chọi lại với những khó khăn: cái đói, cái rét, cái khát và nhất là sự cô đơn khi sống trong một xã hội da trắng.

Hàng ngày, chàng thanh niên Ishi săn bắn trong rừng bằng cung tên tự chế và cứ thế dần lớn lên.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng Ishi là một con người có nghị lực phi thường. Ishi tự nhủ phải sống, phải tiếp tục đứng lên để duy trì và hi vọng tìm thấy những đồng loại năm xưa còn may mắn sống sót. Ishi sống, chạy trốn, ẩn nấp đến nỗi không ai biết được sự tồn tại của cậu bé ngày nào và cho rằng dân tộc Yahi chính thức biến mất. Địa điểm sống của Ishi là bên bờ một con sông, với một căn lều tuềnh toàng tự dựng ở Deer Creek. Hàng ngày, chàng thanh niên Ishi săn bắn trong rừng bằng cung tên tự chế và cứ thế dần lớn lên.

Xuất hiện trong nền văn minh…

Cuộc sống của Ishi cứ thế trôi qua trong sự cô đơn và cùng cực tuyệt vọng. Niềm tin của người da đỏ cuối cùng về những đồng loại sống sót thôi thúc ông đi tìm, trở lại với thế giới, bất chấp rằng sẽ phải giáp mặt với những người da trắng, những kẻ thù đã tiêu diệt bộ tộc của ông. Ishi bỏ căn lều của mình và đi, không biết đi về đâu, ông đi tìm đồng loại. Mặc dù nhiều lần đói và khát đến tưởng chừng như sắp chết, nhưng có cái gì đó thôi thúc ông dấn bước… và ông đã trở lại nền văn minh.

 

Vào sáng ngày 29 tháng 8 năm 1911, trong một lò giết mổ ở ngoại ô cách thành phố Oroville 2km, “người đàn ông hoang dã” được phát hiện trong tình trạng hốc hác, mệt mỏi, sợ hãi và đói. Cảnh sát địa phương đã bắt giữ song chưa biết làm gì tiếp theo với người đàn ông này. Bị giam, lại không thể giao tiếp với những người mà mình đã tiếp xúc, Ishi chỉ còn biết chờ đợi vô vọng số phận của mình.

Hòa nhập…

Kể từ lúc có tin về Ishi, chàng thanh niên Yahi này đã gây được tò mò lớn cho một vùng rộng lớn, nhất là với hai giáo sư nhân chủng học Alfred L. Kroeber và TT Waterman tại Đại học California. Họ quan tâm tới người thổ dân ở Oroville vì nhiều lý do. Ngoài những lợi ích rõ ràng về nhân chủng học nói chung, họ đang tìm kiếm “người đàn ông hoang dã” bị mất tích trong căn lều mà 3 năm về trước, đoàn trắc địa của họ tìm thấy ở một vài dặm về phía Bắc của Oroville… trong khu vực Deer Creek. Họ tự hỏi liệu có phải là Ishi?

 

Quá trình hòa nhập vào nền văn minh người da trắng của Ishi cũng bắt đầu từ đây. Hai ngày sau khi phát hiện Ishi, Waterman đáp một chuyến tàu tới Oroville và xin chịu trách nhiệm về “người đàn ông hoang dã”. Kroeber và Waterman đã trở thành người giám hộ của Ishi, người Yahi cuối cùng. Ishi theo hai người đàn ông lạ mặt và sống 5 năm sau đó – 5 năm cuối cùng tại viện bảo tàng. Cũng chính từ lúc đó, Kroeber mới đặt cho ông cái tên Ishi.

Căn lều của Ishi.

Sự giao tiếp giữa Ishi và người da trắng ban đầu thật khó khăn nhưng với sự trợ giúp của hai người giám hộ, Ishi bắt đầu học hỏi được chút ít từ nền văn minh hiện đại. Có lẽ trước sự đối xử của hai nhà khoa học với mình, Ishi không còn quá thù địch người da trắng. Ông đã đồng ý giúp đỡ hai nhà khoa học kia trong việc nghiên cứu về bộ tộc xưa của mình. Họ trở về nơi sinh sống trước kia của người Yana và bộ tộc Yahi, nơi mà Ishi gặp mẹ ông lần cuối. Ông cũng chỉ cho Walterman và Kroeber một số tập quán sinh sống của bộ tộc mình, dạy họ cách làm cung tên để săn bắt, đặc biệt dẫn họ tới những địa điểm trong khu vực sinh sống của người Yahi trước kia.

… Ra đi

Đóng góp của Ishi trong việc tái hiện lại hình ảnh người Yahi bản địa là rất to lớn tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn trọn vẹn. Mặc dù ông đã cung cấp rất nhiều thông tin, song sau 4 năm rưỡi sống trong nền văn minh, Ishi đã mắc bệnh lao phổi và cuối cùng ra đi vì kiệt sức, để lại nhiều câu hỏi cho chúng ta tới tận ngày nay không một lời đáp. Cuộc đời đầy sóng gió, thăng trầm của người Mĩ bản địa cuối cùng đã kết thúc với một chấm dứt lặng buồn, để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Đôi khi, việc đơn độc một mình trong hy vọng tìm kiếm những người da đỏ có lẽ sẽ tốt hơn việc lao vào thế giới văn minh để phát hiện ra sự thật…

(kenh14.vn)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La