Cận cảnh quá trình hủy diệt bò rừng Bizon thảm khốc

17/03/12, 21:01 Tin Tổng Hợp

Cách đây rất lâu, những con vật này đã cai trị cả một vùng đồng bằng rộng lớn Bắc Mỹ, từ Canada đến Mexico, cho tới tận ranh giới phía Tây của dãy núi Appalachian. Những người từng nhìn thấy chúng di cư hàng năm đã kinh hoàng mà kể rằng, đó giống như một biển bò màu đen kịt, di chuyển rầm rầm làm rung cả mặt đất. 

Thuộc họ móng guốc, chúng chính là những con bò rừng Bizon mà ta quen gọi là bò rừng Mỹ đấy! Sự thật, chúng đã từng là loài động vật có vú với số lượng cá thể lớn nhất thế giới, lên tới 50 triệu con trước khi người châu Âu di cư tới châu Mỹ. Và chỉ trong một thời gian ngắn, “dân số” của bò rừng chỉ còn lại 2.000 cá thể.

Ngược dòng lịch sử trở lại cuối thế kỉ thứ 19 đầu thế kỉ thứ 20, những bức ảnh sẽ tiết lộ cho chúng ta những câu chuyện thật sự bi thảm. Hàng triệu con bò rừng Bizon Mỹ bị giết chết bởi những kẻ đi săn lành nghề với những lí do khách quan lẫn chủ quan. Xác chết của chúng chất thành một đống lớn tựa một núi xương trắng khổng lồ trông đến kinh sợ. Nhìn những bức ảnh ấy, không ai có thể nghĩ, loài động vật này từng có một quá khứ thật huy hoàng. 

Hơn 10.000 năm về trước, bò rừng Bizon Mỹ xuất hiện để thay thế cho loài anh em to lớn hơn của chúng là bò rừng Bizon thảo nguyên (bison priscus) đã tuyệt chủng vì những sự thay đổi môi trường. Tuy nhỏ hơn song bò rừng Bizon Mỹ vẫn là loài động vật có vú lớn nhất nơi đây. Chúng gồm hai loại là bò rừng đồng bằng và bò rừng athabascae.

Chúng đã thống trị Bắc Mỹ trong một thời gian dài. Số lượng loài lớn tới mức năm 1842, một người tình cờ quan sát được đàn bò di cư đã miêu tả lại như sau: “Đột nhiên, tôi thấy đám bụi ngày càng tới gần, mù mịt, âm thanh mỗi lúc một to, một cơn lốc đen sì chạy qua làm mặt đất rung lên ầm ầm… Đó thực sự là một cảnh tượng đáng sợ, nó đã ám ảnh tôi về sinh vật này”.

Trước khi người châu Âu khám phá ra châu Mỹ, người da đỏ nơi đây coi bò rừng Mỹ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, ví dụ như các tộc người Blackfeet, Cheyenne, Sioux, Comanche… Bò rừng Bizon là thức ăn chính của thổ dân, là nguồn cung cấp nguyên liệu và thực phẩm vô tận phục vụ cuộc sống thiết yếu như máu, sữa, thịt, xương… Sừng bò được họ sử dụng làm mũi tên, nẹp, xẻng, thuốc. Xà phòng, nến cũng được nấu lên từ chất béo của bò, thịt, cơ ngoài dùng để ăn, phần còn lại để nấu keo. Đuôi bò cũng được tận dụng triệt để làm roi da trang trí hay bàn chải. Chính vì những lí do này mà bò rừng châu Mỹ bị thổ dân nơi đây săn bắt.

Người thợ săn hạ gục con mồi một cách dễ dàng.

Cách thức săn bắt của người bản địa thực sự đáng “rùng mình”. Họ có thể tổ chức săn đơn lẻ từng con một hoặc thậm chí nhiều con một lúc. Cách đơn giản nhất để người thợ săn đánh gục một con bò mộng đó là mặc bộ quần áo giống như một con sói, giả vờ nhặt rác rồi từ từ tiến lại gần. Con bò rừng hầu như sẽ không để ý vì bị lầm tưởng và rồi, ở một khoảng cách đủ gần, không có gì khó để người thợ săn phóng tên và hạ gục con mồi. Một phương pháp khác được họ sử dụng để bẫy con thú là một đoàn người cùng lùa con bò vào bẫy hố đã giăng sẵn hay chỗ địa hình mềm, trơn trượt. Sau đó, họ sẽ dễ dàng tóm gọn con vật hoảng loạn không còn đường thoát. Những cách săn này tuy hiệu quả nhưng đặt trên toàn cục thì số lượng bò rừng giai đoạn này vẫn còn ổn định và chưa có sự thay đổi nhiều.

Người ta thường săn, bắn chết bò rừng Bizon rồi lột da và để lại xác thối giữa thảo nguyên.

Bước ngoặt đến sau khi người châu Âu di cư sang. Với những tham vọng chủ nghĩa tư bản cực kì “khủng”, những thợ săn châu Âu đã tìm cách săn bắt, triệt hạ tàn khốc cộng đồng bò rừng. Từ phương xa đến, điều đầu tiên người châu Âu đã mang lại cho châu Mỹ chính là dịch bệnh tổng hợp – lí do đầu tiên mà lũ bò rừng bị sát hại. Lí do thứ hai có lẽ là quan trọng nhất, đó chính là tham vọng làm bá chủ một vùng đất rộng lớn màu mỡ phì nhiêu. 

Người châu Âu có lẽ không hề muốn chia sẻ mảnh đất ấy với những thổ dân da đỏ. Biết bò rừng Bizon là nguồn sống của họ, người châu Âu đã tìm cách săn bắt tiêu diệt càng nhiều bò rừng càng tốt, làm cạn dần nguồn sống của thổ dân Anh-điêng, đẩy họ vào sâu trong rừng. Nguyên nhân trực tiếp này đã khiến số lượng bò giảm đi trông thấy. Thậm chí, nhiều nhà tư bản còn coi săn bò rừng là một thú vui tiêu khiển, một trò giải trí thượng lưu mạo hiểm. Sự tham lam và chạy đua theo lợi nhuận thúc đẩy những thợ săn lành nghề với vũ khí hiện đại vào cuộc. Họ săn, bắn chết bò rừng Bizon rồi lột da và để lại xác thối giữa thảo nguyên. Kết quả l
à số lượng bò rừng cũng từ đây sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt trong giai đoạn 1867 – 1884 bởi da bò Bizon rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp da ở châu Âu. Theo như cuốn “General Pope and U.S Indian Policy”, trong khoảng 2 năm 1872 – 1874, đã có hơn 7,5 triệu con bò rừng Bizon bị sát hại.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa được các nhà khoa học chỉ ra cho sự tiêu diệt bò rừng Bizon chính là sự phát triển hệ thống đường sắt. Sau khi chiếm châu Mỹ, người châu Âu, nhất là tầng lớp tư bản đã nhanh chóng phát triển hệ thống giao thông vận tải mà chủ yếu là đường sắt dẫn tới các mỏ, các lò mổ gia súc… Vì vậy, sự có mặt của bò rừng trên thảo nguyên rất nguy hiểm cho giao thông, thế nên chúng bị tàn sát không thương tiếc.

Những việc làm trên đã để lại hậu quả cho tới ngày nay, số lượng cá thể bò rừng quý hiếm này đã giảm sút đi trông thấy. Hầu hết chúng giờ không còn sống trong một môi trường tự nhiên đúng nghĩa mà bị đưa vào các vườn thú hay công viên bảo tồn trước sự đe dọa của loài người.

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả