Chơi nhạc cụ bằng rau củ, cát sê 160 triệu đồng

14/03/12, 08:51 Tin Tổng Hợp

– Anh em Nan Weidong và Nan Weiping người Trung Quốc đã rất sáng tạo khi dùng các loại rau củ để tạo nên âm nhạc.

Từ nhỏ, người cha là giáo viên âm nhạc đã động viên hai anh em học về những nhạc cụ truyền thống. Ở độ tuổi thiếu niên, Nan Weidong và Nan Weiping đã gia nhập một gánh hát địa phương. Nhưng đến 2 năm trước, họ mới nảy ra ý tưởng làm nhạc cụ từ các loại rau củ.

Hiện giờ, hai anh em sống và làm việc trong một căn hộ chật hẹp ở Bắc Kinh. Họ khoét lỗ trên cà rốt, bí, ngó sen và khoai mỡ Trung Quốc rồi dùng một bộ điều chỉnh điện tử cũ để khiến âm nhạc của mình thêm gần gũi.

Dưới bàn tay khéo léo của họ, củ khoai tây bình thường phát ra tiếng kèn ocarina vui nhộn còn những thân tre lại phát ra tiếng sáo êm dịu. Họ còn buộc một hàng cà rốt với nhau để tạo ra âm thanh của một bộ sáo Trung Quốc. 

Họ khoan lỗ trên cà rốt, bí, rễ sen và khoai mỡ Trung Quốc rồi dùng một bộ điều chỉnh điện tử cũ để tạo ra âm nhạc
Họ còn buộc một hàng cà rốt với nhau để tạo ra âm thanh của một bộ sáo Trung Quốc

“Lỗ khoét ở các loại rau củ càng sâu thì âm điệu càng thấp. Lỗ càng nông thì âm điệu càng cao”, Nan Weiping nói.

“Kích cỡ của lỗ cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng âm thanh, còn tỏi tây chỉ dùng để trang trí”.

Kiểm soát âm điệu là điều cực kỳ khó nhưng hai anh em có thể chơi được rất nhiều loại nhạc, từ nhạc truyền thống Trung Quốc cho tới các bài hát phương Tây. Nhờ tài năng độc đáo này, hai anh em đã xuất hiện trong vô số chương trình tài năng ở Trung Quốc và thu được 30.000 đến 50.000 nhân dân tệ (tương đương 96 triệu đến 160 triệu đồng) mỗi màn biểu diễn. Mỗi lần biểu diễn, họ lại phải làm một bộ nhạc cụ mới.

Theo Nan Weidong, mặc dù kích cỡ và hình dạng của các loại rau củ rất quan trọng, điều đáng lưu ý nhất là chúng phải còn tươi mới.

“Nếu dùng rau củ đã héo, giai điệu sẽ cao hơn bình thường hay thậm chí còn lạc điệu. Vì vậy, chúng tôi chọn các loại rau có hàm lượng nước càng nhiều càng tốt và không sử dụng rau củ đã để nhiều ngày”.

 

Nguyễn Ngọc Khanh (Theo Reuters)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?