Hàn Quốc không cam chịu nỗi đau “phụ nữ giải khuây”

02/03/12, 08:40 Tin Tổng Hợp

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vừa lên tiếng yêu cầu Nhật Bản xin lỗi về vấn đề “phụ nữ giải khuây”.

Tờ Kyodo News (Nhật Bản) dẫn nguồn tin từ Nhà Xanh cho biết, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã gửi thư đến Nhật Bản về vấn đề phụ nữ giải khuây, tuyên bố: “Việc Nhật Bản xin lỗi phụ nữ giải khuây là vấn đề cần giải quyết nhất trong quan hệ song phương Nhật – Hàn”.

 

“Phụ nữ giải khuây” là cách gọi chỉ những người phụ nữ bị quân đội chiếm đóng của đế quốc Nhật Bản ép buộc làm nô lệ tình dục trước Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Họ là phụ nữ các nước bị Nhật Bản chiếm đóng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Indonesia, Malaysia.

 

Đây là lần đầu tiên ông Lee Myung-bak yêu cầu Nhật Bản xin lỗi về vấn đề phụ nữ giải khuây từ khi nhận chức Tổng thống vào năm 2008 đến nay.

 

“Phụ nữ giải khuây” là vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ Nhật – Hàn


Trong thư, Tổng thống Lee Myung-bak còn lý giải việc người dân nước này dựng hình thiếu nữ bị bức hại trước cửa đại sứ quán Nhật, đồng thời tuyên bố “rất thất vọng trước thái độ không tích cực của chính phủ Nhật Bản”.

Trước đó, tháng 12/2011, khi gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, ông Lee Myung-bak từng yêu cầu Nhật Bản ưu tiên giải quyết vấn đề phụ nữ giải khuây, “áp dụng các biện pháp thể hiện thành ý”.

Kyodo News bình luận, mục đích chính của Tổng thống Lee Myung-bak là tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận trong nước Hàn Quốc. Tờ báo này cũng nhận định, “sau khi ông Lee Myung-bak hết nhiệm kỳ vào tháng 2/2013, Hàn Quốc có thể vẫn tiếp tục yêu cầu Nhật Bản xin lỗi”.

 

Ông Lee Myung-bak phát biểu tại lễ kỷ niệm Phong trào độc lập 1/3 


Tại lễ kỷ niệm Phong trào 1/3 diễn ra cùng ngày, Tổng thống Lee Myung-bak cũng lên tiếng yêu cầu Nhật Bản nhanh chóng giải quyết vấn đề này và cảnh cáo “nếu để những “phụ nữ giải khuây” ngày trước qua đời, Nhật Bản sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội giải quyết vấn đề”.

Tháng 8/2011, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc khẳng định thất bại của chính phủ nước này trong vấn đề đòi bồi thường cho phụ nữ giải khuây là vi phạm Hiến pháp. Sau đó, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thương lượng với Nhật Bản về quyền bồi thường. Tuy nhiên, phía Nhật Bản từ chối thương lượng, cho rằng vấn đề quyền bồi thường cá nhân đã được giải quyết hoàn toàn bởi Thỏa thuận quyền bồi thường Nhật – Hàn năm 1965.

Sáng Nguyễn

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc