Lẫy lừng 3 vị vua nổi tiếng nhất châu Âu

19/02/12, 18:59 Tin Tổng Hợp

1. Vua David

Là vị vua thứ 2 của Israel thời cổ xưa (thuộc khu vực châu Âu ngày nay). Ông sinh vào năm 1037 TCN và mất vào năm 967 TCN. David được coi là một vị vua chính trực, yêu thơ ca và cái đẹp. Ông được biết nhiều qua Kinh Thánh với những câu chuyện đậm chất huyền bí.

Ngày xưa dưới thời vua Saul, Israel là một đất nước hòa bình, hạnh phúc. Thế nhưng họ luôn bị nước láng giềng Philistine quấy rầy. Bên Philistine sau khi tập hợp đủ binh mã đã mở một cuộc xâm lược phi nghĩa, đặc biệt chúng có một tên khổng lồ Goliath. Hắn cao 3m, đội mũ đồng, mặc áo giáp đồng, chân đi ủng đồng, trên vai đeo một ngọn giáo đồng, cán giáo to như một khung cửi..

Suốt 40 ngày liền, sáng chiều, Goliath đều thách thức Israel đưa ra một chiến binh để đấu tay đôi với hắn. Nhưng tất cả mọi người đều run sợ, trừ một người, đó là chàng thanh niên David – con của một người dân bình thường. Nghe nói vua Saul sẽ thưởng cho ai đánh thắng Goliath, cậu bèn liều mình xin vua cho ra quyết đấu. Vua Saul ban cho cậu áo giáp, vũ khí nhưng cậu từ chối, chỉ xin cầm theo cây gậy, cái tròng quăng đá và lượm vài hòn đá cuội cho vào trong người.

Trước trận chiến là 2 hình ảnh đối nghịch: một chiến binh lão luyện trang bị “tới tận răng” và một tên nhóc “vắt mũi chưa sạch”. Cảm thấy bị sỉ nhục khi phải chiến đấu với một đứa trẻ con, Goliath điên cuồng lao tới, toan giết chết cậu nhóc không biết trời đất này. Thế nhưng David nhanh hơn, cậu lấy đá cuội ra, giương tròng bắn một phát, viên đá bay ngay vào giữa trán, tên khổng lồ té xuống bất tỉnh.

Thấy nhà vô địch của mình đã chết, quân Philistine sợ hãi, bỏ chạy toán loạn. Cảm phục trước tài năng của cậu nhóc, vua Saul đã chọn cậu làm hoàng tử của vương quốc Israel và ít lâu sau David trở thành một vị vua nhân từ được nhân dân yêu mến.

2. Vua Arthur

Cuộc đời ông được kể lại qua văn học dân gian, ông là thủ lĩnh huyền thoại của người Anh tuy nhiên, sự tồn tại trong lịch sử của vị vua này còn rất nhiều tranh cãi.

Tương truyền rằng vào thế kỉ VI, sau khi vua Uther mất, toàn bộ nước Anh rơi vào loạn lạc, các hiệp sĩ cắn xé lẫn nhau, tranh giành quyền lực và của cải. Trước tình hình đó, các pháp sư hoàng gia mới quyết định: “Ai rút được thanh gươm trên phiến đá trước nhà thờ sẽ được làm vua”.

Tất nhiên, tất cả những hiệp sĩ xấu xa ấy không thể lấy được thanh kiếm thánh. Và rồi một ngày kia, cậu thanh niên trẻ Arthur (con nuôi của hầu tước Ector) sau khi bị anh trai mình sai đi lấy kiếm, vì quá lười trở không muốn về nên Arthur rút tạm thanh kiếm trên phiến đá nhà thờ và đã bất ngờ trở thành vua của nước Anh.

Sau khi lên nắm quyền, để chứng tỏ sự hùng mạnh của mình, ông đã lập ra hội bàn tròn gồm 128 người. Ông chiến đấu hăng say để bảo vệ nước Anh trước những thế lực ma quỷ và sự xâm lăng của người Saxon.

Trong một trận chiến, thanh kiếm quý của ông bị gãy. May mắn thay, nàng tiên trong hồ nước vì quý mến sự dũng cảm, hào hiệp của Arthur đã tặng chàng thanh kiếm Excalibur – có khả năng chém sắt như chém bùn.

Khi Arthur sắp chết, ông bảo tên đầy tớ Bedivere vứt thanh kiếm xuống hồ. Vì quá tiếc rẻ, Bedivere đã giấu thanh kiếm thần đi rồi quay về nói dối. Arthur hỏi ông ta rằng thanh kiếm đã được quăng đi như thế nào và Bedivere trả lời nó chỉ đơn giản chìm xuống hồ. Arthur tức giận mắng té tát Bedivere. Quá hoảng sợ, tên đầy tớ quay lại hồ vứt thanh kiếm xuống, bỗng một bàn tay nhô lên chụp lấy rồi kéo nó xuống đáy hồ sâu thẳm.

3. Hoàng đế Charlemange

Ông được coi là vị cha già dân tộc của cả 2 nước Pháp và Đức, thậm chí còn là cha của cả châu Âu. Charlemange là vị hoàng đế đầu tiên của một đế quốc tại Tây Âu sau sự sụp đổ của đế quốc La Mã.

  Giáo hoàng Leo III đang trao vương miện cho Charlemange.

Ông đã chinh phục Ý, lấy vương miện của Lombardia năm 774. Trong một chuyến viếng thăm thành Roma vào năm 800, Charlemange được phong “hoàng đế vĩ đại” bởi Giáo hoàng Leo III. Trong sự nghiệp của mình, ông tổ chức 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ, nhờ vậy vương quốc Frank trở nên to lớn hơn bao giờ hết, chạy dài từ dãy Piarene (Tây Ban Nha) đến sông Enber và Boen (Đức), từ biển Địa Trung Hải cho tới Bắc Hải.

Tên thật của ông là Karl, sinh ngày 2/4/742, mất ngày 28/1/814. Ông xuất thân trong gia tộc Arnulf – một gia tộc danh tiếng của vương quốc Frank, là con trưởng của vua Pepin. Karl cũng là biểu tượng của hình quân K trong bộ bài tây mà ngay nay chúng ta hay sử dụng đấy!

Ngoài ham mê chinh chiến, ông còn chú trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, văn hóa, khoa học. Charlemange tổ chức đất nước một cách hợp lý gồm nhiều cơ quan đảm nhiệm các chức năng khác nhau: quân đội, tòa án, chính quyền… Đồng thời các trường học được xây dựng rất nhiều và có sự thay đổi lớn khi ông cho cả nam và nữ đều được tới trường.

>>Trung Quốc : Giám đốc một sở công an thừa nhận tội ác mổ cắp nội tạng của chính quyền

>>Vua Trần Thánh Tông ‘xem bói’ ứng nghiệm

>>Vua Thành Thang nhân từ khai sáng Thương triều


Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc