Tư duy lại về trí thông minh

18/02/12, 15:48 Tin Tổng Hợp

Trí thông minh rất dễ nhận thấy, nhưng không phải ai cũng biết con mình có một tài năng xuất chúng. Trong phần tiếp theo của bài thuyết trình “giáo dục triệt tiêu khả năng sáng tạo”, diễn giả Ken Robinson nêu những quan niệm về tương lai của giáo dục, nhìn nhận lại “trí thông minh”.

Xem phần trước:

Lạm phát bằng cấp

Bên cạnh quan điểm “môn học nào hữu dụng nhất cho các nhóm công việc hàng đầu”, thì quan điểm thứ hai ảnh hưởng đến thự tự ưu tiên các môn học trong nhà trường chính là khả năng học thuật.

Đây là một phạm trù đã ngự trị trong cách nhìn nhận của chúng ta về trí thông minh, bởi các trường đại học đã vạch ra hệ thống này theo ý niệm của họ.

Toàn bộ hệ thống giáo dục công trên thế giới là một quá trình kéo dài để dẫn tới cổng trường đại học. Và hậu quả là rất nhiều người tài năng, thông minh, sáng tạo không được mọi người nhìn nhận và đánh giá đúng. Bởi những khả năng mà họ thể hiện ở trường học lại bị cho là không có giá trị gì, thậm chí còn bị bêu xấu.

Và tôi nghĩ chúng ta không thể cứ tiếp tục như vậy.

Trong 30 năm tới, theo UNESCO, số người tốt nghiệp các trường lớp trên toàn thế giới sẽ lớn nhất trong lịch sử. Bỗng nhiên, bằng cấp sẽ không còn giá trị nữa. Thời tôi còn là sinh viên, nếu bạn có bằng, bạn sẽ có được một công việc. Còn nếu bạn không có, nghĩa là vì bạn không muốn có!

Nhưng bây giờ những bạn trẻ có bằng cấp, thường quay về nhà, tiếp tục chơi điện tử. Bởi vì một công việc mà trước đây chỉ đòi hỏi bằng cử nhân, thì bây giờ lại yêu cầu phải có bằng thạc sĩ. Thậm chí, bây giờ bạn cần có cả bằng tiến sĩ để làm một số công việc khác.

Đó là một quá trình lạm phát học thuật. Và nó chỉ ra toàn bộ cấu trúc của giáo dục đang trượt xuống dưới chân chúng ta. Chúng ta cần suy nghĩ lại một cách căn bản và triệt để về trí thông minh.

Ba điều về trí thông minh

Chúng ta biết ba điều về trí thông minh. Thứ nhất, nó đa dạng. Chúng ta suy nghĩ về thế giới theo mọi cách mà chúng ta trải nghiệm nó. Ta suy nghĩ bằng trực quan, bằng âm thanh, và bằng tất cả những vận động của cơ thể ta. Ta suy nghĩ qua ngôn ngữ trừu tượng và qua cả những biến đổi xung quanh.

Thứ hai, trí thông minh rất năng động. Nếu bạn để ý đến sự tương tác của não bộ thì có thể thấy trí thông minh tương tác một cách diệu kỳ. Bộ não không chia thành các phần tách biệt.

Thật ra, tính sáng tạo, mà tôi định nghĩa như một quá trình sở hữu những ý tưởng nguyên bản có giá trị, thường xảy ra trong quá trình tương tác của những cách thức rèn luyện trí óc khác nhau khi nhìn nhận một vấn đề.

Và điều thứ 3 về trí thông minh, đó là sự khác biệt.


Phát hiện tài năng xuất chúng

Tôi đang viết một cuốn sách dựa trên một loạt phỏng vấn với nhiều người, về việc họ phát hiện ra tài năng của mình ra sao. Tôi bị mê hoặc bởi cách họ khám phá điều đó.

Nó được thôi thúc bởi một lần nói chuyện với một phụ nữ tuyệt vời tên là Gillian Lynne. Cô ấy là nghệ sĩ múa và mọi người đều biết các tác phẩm của cô.

Khi tôi hỏi: “Gillian, cô trở thành nghệ sĩ múa như nào?”, cô ấy nói điều đó khá thú vị. Vào những năm 30, khi cô còn học ở nhà trường, cô cảm thấy rất tuyệt vọng. Và nhà trường đã gửi thư cho bố mẹ cô và phàn nàn: Chúng tôi nghĩ Gillian bị rối loạn trong chuyện học hành.” Gillian không thể tập trung và luôn bồn chồn, đứng ngồi không yên.

Tôi nghĩ bây giờ người ta sẽ nói cô ấy bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Nhưng đó là năm 1930, và khái niệm ADHD còn chưa ra đời lúc đó. Người ta đã không nhận thức được rằng con người có thể có triệu chứng đó.

Trở lại câu chuyện, cô ấy được mẹ dẫn đi gặp một bác sĩ chuyên khoa. Gillian được dẫn tới ngồi trên một chiếc ghế cuối phòng, và cô ấy nhấp nhổm suốt 20 phút trong khi vị bác sĩ nói chuyện với mẹ cô về mọi vấn đề mà Gillian gặp phải ở trường như luôn làm phiền mọi người, bài tập về nhà luôn nộp muộn… và rất nhiều những rắc rối khác của một đứa bé 8 tuổi.

Cuối cùng, vị bác sĩ tới ngồi cạnh Gillian và nói, “Gillian, ta đã nghe mọi chuyện mà mẹ cháu đã kể, và ta cần nói chuyện riêng với bà ấy.” Ông ấy nói tiếp: “Cháu hãy đợi ở đây, chúng ta sẽ quay lại, không lâu đâu” và họ rời khỏi phòng, để cô ấy lại. Nhưng trước khi họ bước ra, ông bác sĩ bật chiếc đài đặt trên bàn của ông ấy.

Khi hai người đã ra khỏi phòng, ông ấy nói với mẹ cô, “Hãy đứng và xem con bé.” Và Gillian kể rằng, giây phút họ rời khỏi phòng, cô ấy đứng dậy, bắt đầu di chuyển theo nhạc. Hai người họ đứng theo dõi vài phút, rồi ông bác sĩ quay sang mẹ cô và nói, “Bà Lynne, Gillian không bị bệnh, cô bé là một nghệ sĩ múa.” Hãy để cô bé theo học trường múa”.

Và mẹ cô đã làm theo lời của bác sỹ. “Tôi không thể diễn tả điều tuyệt vời đó. Chúng tôi bước vào căn phòng có toàn những người như tôi. Những người không thể ngồi yên. Những người phải di chuyển để suy nghĩ”, Gillian chia sẻ.

Cô ấy đã thi vào trường múa balê hoàng gia, rồi trở thành vũ công, với những thành tích tuyệt vời ở ngôi trường danh tiếng này. Sau khi tốt nghiệp, cô còn thành lập công ty riêng của mình hoạt động về lĩnh vực mà cô yêu thích. Cô ấy chịu trách nhiệm sản xuất những vở nhạc kịch thành công nhất trong lịch sử, cô ấy đã đem lại niềm vui cho hàng triệu người và hơn nữa cô còn là một triệu phú. Vậy mà, một ai khác có thể đã bắt cô điều trị bệnh và yêu cầu cô phải học cách điềm tĩnh.

Tôi tin rằng niềm hy vọng duy nhất cho tương lai là tiếp nhận một quan niệm mới về nhân sinh học, mà trong đó chúng ta bắt đầu xây dựng lại nhận thức của chúng ta về khả năng dồi dào của con người.

Hệ thống giáo dục của chúng ta đã định hướng suy nghĩ của chúng ta theo hướng bóc lột Trái Đất để đạt được những tiện nghi đặc biệt. Và trong tương lai, nó sẽ không thể đáp ứng được chúng ta nữa. Chúng ta phải nghĩ lại những nguyên tắc nền tảng mà dựa trên đó chúng ra đang dạy dỗ thế hệ trẻ.

Có một câu nói tuyệt vời của Jonas Salk rằng “Nếu tất cả côn trùng biến mất khỏi trái đất, trong vòng năm mươi năm sự sống trên Trái Đất sẽ chấm dứt.Nếu tất cả loài người biến mất khỏi trái đất, trong vòng năm mươi năm tất cả sự sống sẽ sum xuê.” Và ông ấy nói đúng.

Điều mà TED đề cao là khả năng tưởng tượng của con người. Chúng ta giờ đây phải sử dụng khả năng này một cách cẩn trọng, thông thái. Cách duy nhất chúng ta có thể làm điều đó là thấy được sự dồi dào của khả năng sáng tạo của chúng ta, và thấy được niềm hy vọng vào thế hệ trẻ.

Nhiệm vụ của chúng ta là giáo dục chúng một cách toàn diện, để chúng có thể đối mặt được với tương lại. Mặc dù có thể chúng ta không được chứng kiến tương lai này, nhưng thế hệ trẻ sẽ được. Và trách nhiệm của chung ta là giúp đỡ chúng làm được điều gì có ích cho tương lai đó.

Cám ơn các bạn rất nhiều!

Sinh Phạm
(Lược dịch)

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi