12 câu nói tưởng chừng vô hại nhưng có thể ảnh hưởng không tốt đến con bạn

08/01/20, 10:18 Cuộc sống
asian father and two children sitting on grass having an interesting conversation, outdoors in a park.

Ngôn từ chứa nhiều sức mạnh. Những lời cha mẹ nói với chúng ta khi còn nhỏ có thể lưu lại dấu ấn sâu đậm trong ký ức mãi mãi. Những lời nói đầy yêu thương, khuyên răn chỉ bảo có thể giúp chúng ta trở nên tốt hơn. Trong khi đó, những lời nói tức giận, đầy hoài nghi lại khiến chúng ta nghi ngờ bản thân trong thời gian dài. 

Dưới đây là 12 câu nói mà cha mẹ nên tránh nói với con, và nên thay thế bằng những câu thích hợp hơn cho trẻ tùy theo từng hoàn cảnh.

1.

Tránh nói: “Mẹ rất tự hào về con!” hoặc “Con làm tốt lắm!”

Hãy thử: “Con tự vẽ bức tranh này à? Con đang vẽ mẹ à?” 

Hãy cố gắng khen ngợi những điều cụ thể liên quan đến thành tích của con và khuyến khích chúng tự phê bình và tự hào về những điều chúng đã làm rất tốt. (Ảnh qua kindycity)

Câu đầu tiên có vẻ vô hại, nhưng nó lại phức tạp. Khi cha mẹ khen ngợi trẻ vì những thứ nhỏ nhặt như ăn xong bữa tối cho đến vẽ một bức tranh, lời khen lúc này sẽ trở nên vô nghĩa. 

Thay vào đó, hãy cố gắng khen ngợi những điều cụ thể liên quan đến thành tích của con và khuyến khích chúng tự phê bình và tự hào về những điều chúng đã làm rất tốt.

2.

Tránh nói: “Hãy ở yên đó và đợi cha (mẹ) về nhà đã!”

Hãy thử: “Con không nên làm như thế nữa. Con làm như vậy mẹ sẽ không vui vì …”

Khi bạn nói câu đầu tiên, nghĩa là bạn đang “trì hoãn” những hậu quả trong hành vi sai trái của con mình và rất có thể đến khi cha hoặc mẹ về nhà, đứa trẻ sẽ quên những chuyện đã xảy ra. 

Hơn nữa, việc bạn biến chồng/ vợ mình thành “ông kẹ” để làm con sợ phải vâng lời có thể làm giảm chính uy quyền của mình. Hãy cố gắng tự giải quyết vấn đề và giải thích cho trẻ tại sao bạn không vui với hành vi của chúng.

3.

Tránh nói: “Hôm nay con đi học thế nào rồi?”

Hãy thử: “Hôm nay đi học có gì vui không con, kể cho mẹ nghe với?”

“Hôm nay con đi học thế nào rồi?” thực sự là một câu hỏi vô nghĩa ngụ ý muốn con trả lời 1 hoặc 2 từ thôi. Nếu bạn thực sự muốn biết ngày của con mình như thế nào, hãy hỏi những câu hỏi cụ thể khuyến khích con trả lời câu dài và chi tiết hơn. 

4.

Tránh nói: “Con sẽ không được ăn món con thích cho đến khi con ăn hết cơm đâu đó!”

Hãy thử: “Hôm nay, trước tiên con hãy ăn hết cơm đi rồi sau đó chúng ta sẽ ăn tiếp món tráng miệng mà con yêu thích nhé!”

Hãy đổi cách nói của bạn một chút, cả cơm hôm nay và món tráng miệng đều có vẻ ngon, nhưng các món nên được ăn theo một thứ tự nhất định. (Ảnh qua Dayconkieunhat)

Nếu nói câu đầu tiên, bạn có làm thể tăng giá trị của món ăn nhưng lại làm giảm niềm vui của con trong bữa ăn. Hãy đổi cách nói của bạn một chút, cả cơm hôm nay và món tráng miệng đều có vẻ ngon, nhưng các món nên được ăn theo một thứ tự nhất định.

5.

Tránh nói: “Nhanh lên con!”

Hãy thử: “Mẹ/cha con ta cùng nhanh lên nhé!” hoặc “Chúng ta cùng thi xem ai là người nhanh nhất nào!”

Khi bạn giục con làm mọi việc nhanh hơn, bạn có thể đang làm chúng căng thẳng và sợ rằng chúng có thể bị trễ hoặc bỏ lỡ điều gì đó. Cố gắng đổi cách nói sao cho con cảm thấy rằng cả hai mẹ/ cha và con đều đang ở cùng một đội với nhau.

6. 

Tránh nói: “Để mẹ yên coi!”

Hãy thử: “Con đang gặp chuyện gì nào, kể mẹ nghe?” hoặc “Con cho mẹ một phút để mẹ làm xong việc này nhé, sau đó mẹ sẽ nói chuyện với con có được không?”

Hãy thật kiên nhẫn và từ tốn với con. (Ảnh qua )

Nếu bạn luôn gạt con ra, con sẽ sớm nghĩ rằng nhờ mẹ giúp đỡ hay khuyên bảo không có ích gì vì mẹ luôn bận rộn. 

Thời thơ ấu nếu trẻ không được cha mẹ quan tâm nhiều, tới khi trẻ lớn lên, chúng sẽ ít chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với cha mẹ. Nếu bạn chưa thể dành sự chú ý cho con ngay lập tức, hãy kiên nhẫn yêu cầu chúng cho bạn một vài phút để hoàn thành những việc bạn làm.

7.

Tránh nói: “Con có thấy xấu hổ không?”

Hãy thử: “Việc con làm khiến mẹ không vui bởi vì…”

Con bạn có thể vẫn còn quá nhỏ để hiểu sự xấu hổ thực sự là gì. Câu nói vô nghĩa này không giúp trẻ hiểu được lý do tại sao chúng làm sai. Hơn nữa, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bị xấu hổ có thể khiến một số trẻ trở nên hung hăng hơn. 

Hãy cố gắng giải thích cho con rõ con sai ở chỗ nào và cách tránh lặp lại lỗi đó trong tương lai.

8.

Tránh nói: “Không được khóc nữa!”

Hãy thử: “Nói mẹ nghe, chuyện gì đang xảy ra với còn vậy?” hoặc “Điều gì làm con trai/gái của mẹ buồn?”

Hãy cố gắng thể hiện rằng bạn đang quan tâm và muốn giúp đỡ chúng. (Ảnh qua tintuconline)

Trẻ con khóc là chuyện hoàn toàn bình thường, ngay cả khi con khóc vì những lí do không quan trọng. Nếu nói “Đừng khóc nữa con!”, bạn sẽ làm giảm cảm xúc của con bạn. Điều này có thể khiến chúng cảm thấy rằng cảm xúc của mình không quan trọng. 

Thay vào đó, bạn hãy cố gắng thể hiện rằng bạn đang quan tâm và muốn giúp đỡ chúng.

9.

Tránh nói: “Không việc gì phải sợ!”

Hãy thử: “Mẹ biết con đang sợ, nhưng con yên tâm vì còn có mẹ ở đây mà.”

Với câu nói đầu, bạn không thể nào an ủi con được nếu con đang sợ. Đồng thời, câu nói này sẽ ngầm truyền tải cho trẻ một thông điệp không tốt rằng cảm xúc của con không quan trọng, điều đó có thể sẽ gây tổn thương đến trẻ rất lớn đấy. 

Thay vào đó, hãy đồng cảm với cảm xúc của trẻ và thảo luận về nỗi sợ hãi và nguyên nhân của nó.

10.

Tránh nói: “Mẹ đã nói rồi!” hoặc “Mẹ bảo là phải nghe!”

Hãy thử: “Đến giờ tắt TV và làm bài tập rồi con à.”

Câu đầu tiên không cho trẻ hiểu lý do tại sao chúng nên dừng lại hoặc bắt đầu làm điều gì đó mà bạn muốn chúng làm. Thay vào đó, nó có thể khiến con bạn cảm thấy như chúng không có quyền gì cả, và mẹ lúc nào cũng muốn kiểm soát chúng.

Hãy thử đưa ra lời hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu và giải thích ngắn gọn vì sao bạn nói như vậy.

11.

Tránh nói: “Hồi bằng tuổi con là cha đã có thể làm được cái này rồi!”

Hãy thử: “Để cha dạy con cách làm nhé!”

Việc so sánh con bạn với những người khác, ngay với chính bạn đều không phải là ý tưởng tốt nhất. (Ảnh qua canr.msu.edu)

Tất cả trẻ em đều phát triển khác nhau. Việc so sánh con bạn với những người khác, ngay với chính bạn đều không phải là ý tưởng tốt nhất. 

Thay vào đó, hãy cố gắng dạy con bạn cách làm điều gì đó mà chúng chưa thể làm được.

12.

Tránh nói: “Mẹ thất vọng về con!”

Hãy thử: “Điều con làm khiến mẹ cảm thấy không vui, vì …”

Câu nói “Mẹ thất vọng về con!” với đứa trẻ sẽ giống như câu “Con làm mẹ thất vọng.” Điều này khiến chúng cảm thấy như chúng không đạt được kỳ vọng của mẹ. Hãy cố gắng giải thích những hành động của trẻ thực sự khiến bạn cảm thấy như thế nào mà không phải sử dụng những từ ngữ như “làm thất vọng”“thất vọng”.

Thanh Thiên (theo Bright Side)

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng