Đại gia bị xỏ mũi ra sao ở làng bánh chưng Tranh Khúc?

19/01/12, 07:42 Tin Tổng Hợp

– Cô chủ quán xinh đẹp ngay đầu làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) khẳng định: “Không phải cứ VIP, cứ nhiều tiền, thích ăn ngon mà được”.

Về tới đầu làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) – nơi từ lâu đã nổi tiếng với nghề nấu bánh chưng quanh năm dễ dàng bắt gặp những cô chủ quán xinh đẹp, có thái độ niềm nở với những chia sẻ “hết sức chân thành”.

Tại một nơi có tới hơn 200 hộ làm bánh chưng bán (chiếm 70% số hộ toàn thôn), trung bình mỗi ngày một hộ cũng bán ra thị trường vài trăm chiếc như ở đây thì chuyện người ta chỉ nói về  bánh chưng suốt ngày cũng là lẽ thường.

Công đoạn chọn, rửa, làm lá 


Bởi vậy, khi vừa dừng chân hỏi đường ở quán nhỏ đầu làng, sau một hồi trò chuyện chúng tôi đã được một chủ quán ngay đầu làng chỉ giáo: “Không phải cứ VIP, cứ nhiều tiền, thích ăn ngon mà được. Càng đặt bánh giá cao, người gói càng lãi nhiều”.

Thấy chúng tôi có vẻ nghi hoặc, người phụ nữ xinh đẹp này dẫn chứng, chẳng hạn, có rất nhiều loại bánh với mức giá từ 30 nghìn trở lên (tuỳ theo yêu cầu của khách hàng). Thông thường người ta hay đặt loại bánh có giá 50 nghìn đồng.

“Nếu các anh có nhiều tiền hơn, muốn đặt bánh tầm 60 – 100 nghìn chẳng hạn để ăn hoặc đem đi biếu thì người ta cũng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của các anh thôi. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi xin tâm sự thật rằng, bánh càng có giá đắt bao nhiêu thì người gói càng lãi bấy nhiêu, chứ mỗi tấm bánh các anh đặt, cùng lắm chỉ thêm được một miếng thịt là cùng.

Nhiều đại gia bị xỏ mũi, cứ tưởng nhiều tiền, bánh ngon hơn đã là oách. Sự thật thì …”, người phụ nữ này nói thẳng trước sự ngạc nhiên của chúng tôi.

Công đoạn gói bánh


Tạm biệt cô gái có những lời chia sẻ chân thành này, chúng tôi tiến sâu hơn vào thôn để được cảm nhận không khí vui như tết ở đây.

Mặc dù còn hơn chục ngày nữa mới tới Tết, nhưng dường như bất cứ ai tới với làng Tranh Khúc cũng sẽ có cảm giác như đang là ngày cuối cùng của năm cũ khi mà lá dong, gạo nếp, nhân thịt, đỗ xanh …tràn ngập khắp bản làng.

Không chỉ thế, người dân trong làng từ già tới trẻ, thậm chí cả phụ nữ đang mang bầu cũng tham gia vào việc gói bánh khiến người ta cảm nhận rõ mồn một hơn khoảnh khắc gần đêm Giao thừa.

 

Đã quá thành thục, nên dù không dùng khuôn, người gói cũng cho ra đời các sản phẩm “vuông thành sắc cạnh”

 

 
 

Cho bánh vào nồi chuẩn bị luộc

 

 

Các cụ già cũng được huy động dịp cuối năm do lượng đặt bánh tăng mạnh

 


Bài:
M.Q 
Ảnh: Bá Thắng

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả