Bà mẹ mắc ung thư phổi: “Không đi học là chết đấy”

21/12/11, 09:35 Tin Tổng Hợp

Khi biết cậu con trai có ý định bỏ học đi làm kiếm tiền giúp gia đình, chị Bân đã gạt phắt ngay: “Chết! Như thế không phải là thương mẹ đâu. Không học là chết đấy”. Đây chính là người mẹ đang mắc bệnh ung thư phổi của cậu sinh viên Thủy Lợi nghèo Phạm Hồng Nguyên.

Ngay sau khi nhận được bức thư của Phạm Hồng Nguyên, câu chuyện xúc động của chàng sinh viên nghèo học giỏi này đã thôi thúc chúng tôi tìm gặp chủ nhân của “bức thư gây xúc động”.

Trong tất cả các kỳ học vừa qua, Nguyên đều nhận được học bổng của nhà trường (Ảnh: Phạm Thịnh)

Tiếp chuyện chúng tôi trong một căn phòng trọ chật trội trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), Nguyên để lại ấn tượng bởi dáng người nhỏ nhắn, gương mặt sáng và một đôi mắt thông minh.

Nguyên kể rằng bức thư được viết trong một đêm ngay sau khi lần đầu tiên người mẹ của mình lên Hà Nội khám bệnh. Nguyên kể rằng đã nhiều năm nay, khi thấy sức khỏe của mẹ suy yếu nhiều nên hai chị em Nguyên thường xuyên giục mẹ lên Hà Nội khám bệnh.

Mẹ Nguyên, chị Trần Thị Bân trìu mến nhìn hai con rồi trấn an: “Mẹ không sao đâu. Tí nữa mẹ ra đầu làng mua ít thuốc uống là khỏi thôi”. Nói rồi, chị Bân lại chuyển sang một chủ đề khác rất nhanh.

Cách đây vài ngày, khi thấy rằng sức khỏe đã có nhiều suy giảm và được gia đình động viên chị Bân đã quyết tâm lên Hà Nội khám bệnh.

Cầm phiếu kết quả khám bệnh của mẹ, Nguyên bàng hoàng khi biết mẹ có một khối u trong phổi rất lớn. Nguyên đã bật khóc vì thương mẹ. Mặc dù phát hiện ra căn bệnh trọng đang mang trên người nhưng người mẹ nghèo vẫn tặc lưỡi cho qua chuyện: “Thôi số đến vậy thôi” và nằng nặc đòi về quê không muốn ở lại điều trị.

Bằng sự động viên quyết liệt của các thành viên trong gia đình, chị Bân mới tiếp tục lên điều trị tại Bệnh viện Phổi trung ương. Tại đây, sau khi khám lại kỹ càng, các bác sỹ cũng có cùng một kết luận như tại bệnh viện K. Qua phim X Quang cho thấy cả 2 lá phổi của chị Bân đều xuất hiện những vết đen lỗ chỗ. Theo lời chị Bân, bệnh của chị đã chuyển sang giai đoạn di căn nên các bác sỹ cũng không còn cách nào điều trị.

Tối ngay 19/12, khi đón chúng tôi từ cổng Bệnh viện Phổi trung ương, Nguyên khẽ nói nhỏ vào tai tôi: “Mai mẹ em về. Anh vào động viên mẹ em một chút”. Tôi băn khoăn hỏi lại sao không giữ mẹ tiếp tục điều trị, Nguyên nghẹn ngào đáp lại giọng lí nhí: “Muộn rồi anh ạ. Bệnh mẹ em không chữa được nữa”.

Giá mà mẹ ghét con đi một tí

Tiếp chuyện với phóng viên, cậu sinh viên nghèo Phạm Hồng Nguyên cứ lom khom cúi mặt xuống bàn, giọng nói như nghẹn cứng ở cổ: “Giá mà mẹ ghét em một tí và lo cho mình nhiều hơn thì bây giờ đã không như thế này. Đáng ra em không đi học thì tốt hơn…”

Nguyên trầm tư một lúc rồi nói tiếp: “Cuộc đời mẹ em chưa bao giờ được sung sướng, chỉ toàn là khổ thôi. Mẹ em phải đi làm suốt ngày. Em đỗ đại học, mẹ cũng mừng nhưng cũng lo. Mẹ thường động viên: “Còn tiền đấy, cứ yên tâm mà học đi”.

Mọi sinh hoạt, Nguyên đều cố gắng tự trang trải để mẹ bớt vất vả 


Mọi công to việc lớn trong gia đình đều đè nặng lên đôi vai gầy của chị Bân. Anh Phạm Văn Thái, chồng chị mắc bệnh dạ dày mãn tính, huyết áp cao, sức khỏe lại yếu do thời thanh niên đã bị tai nạn tưởng chừng như không thể qua khỏi.

Hết mùa vụ, chị Bân lại tìm cách chạy chợ kiếm tiền nuôi các con ăn học và thuốc thang cho chồng. Rồi chạy chợ cũng khó khăn, chị Bân lại quay ra đi làm phụ hồ, khuân vác, công nhân đóng gạch. Cứ ở đâu có việc, có người gọi chị lại tất tả lên đường mà chẳng quản nặng nhọc.

Tiếp chuyện với chúng tôi, dù biết mình đang mang trọng bệnh nhưng chị Bân vẫn luôn nhắc nhở con: “Con phải học để sau này ra trường còn xin được việc chứ làm ruộng như ở quê thì khổ lắm”.

Khi biết cậu con trai có ý định bỏ học đi làm kiếm tiền giúp gia đình, chị Bân đã gạt phắt ngay: “Chết! Như thế không phải là thương mẹ đâu. Không học là chết đấy”.

Ngay cả khi biết Nguyên đi dạy thêm, người mẹ nghèo cũng phản đối kịch liệt vì sợ rằng cậu con trai sẽ không có thời gian học tập. Nguyên đã phải thuyết phục mẹ rất nhiều bằng cả lý lẽ và cam kết không để ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy, cả bốn kỳ học đã qua, Nguyên đều nhận được học bổng của nhà trường.

Một cán bộ của Phòng Công tác chính trị sinh viên (ĐH Thủy Lợi) nhận xét, Nguyên là một sinh viên có học lực khá và các kỳ học vừa qua đều nhận được học bổng của nhà trường. “Kỳ học sắp tới, các K51 sẽ học nhiều môn chuyên ngành thì điểm học tập của Nguyên sẽ còn có thể cao hơn”. Cán bộ của trường ĐH Thủy lợi nhận xét.

Không giấu được xúc động khi chia sẻ với chúng tôi, Nguyên nghẹn ngào: “Em chỉ mong có thật nhiều tiền để chữa bệnh cho mẹ. Còn mẹ chúng em còn vui. Mẹ mà làm sao thì gia đình em chẳng còn được vui nữa. Bây giờ phải làm cái gì em cũng làm miễn sao mẹ em mạnh khỏe”.

Mọi sự giúp đỡ để gia đình anh Phạm Văn Thái, chị Trần Thị Bân, em Phạm Hồng Nguyên có điều kiện chữa bệnh cho chị Bân xin gửi theo địa chỉ.

Gia đình anh Phạm Văn Thái, chị Trần Thị Bân, thôn Vũ Xá, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Em Phạm Hồng Nguyên, sinh viên khoa Cơ khí, lớp k51 M2, ĐH Thủy Lợi 

Phạm Thịnh

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"