Ngộ độc rượu ở Ấn Độ làm chết 107 người

16/12/11, 09:21 Tin Tổng Hợp

Số người chết vì uống rượu nhiễm độc ở Ấn Độ đã tăng lên 107 người, khi có thêm 50 người qua đời sáng nay ở bang Tây Bengal.

Times of India dẫn lời các quan chức cho hay, 50 người khác đang vật lộn để sống sót ở nhiều bệnh viện địa phương, sau khi họ uống rượu nhiễm độc của các cơ sở sản xuất rượu bất hợp pháp hôm thứ Ba vừa rồi. Số người chết được thông báo tại nhiều bệnh việc khác nhau từ rạng sáng nay. Đây được xem là một trong những vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng nhất ở bang Tây Bengal.

Tấm thảm kịch xảy ra khi những nhóm lao động nghèo nghỉ làm và mua một ít rượu về uống với giá 10 rupee (3.000VND) nửa lít, rẻ hơn 1/3 rượu hợp pháp. Nhiều người đàn ông uống dọc theo lề đường gần một nhà ga, sau đó bắt đầu nôn mửa, đầu đau buốt và sủi bọt ở miệng. Arman Seikh (23 tuổi) là người đưa anh rể tới bệnh viện. Seikh nói: “Anh ấy kêu cảm thấy ngực cháy bỏng và bụng đau quằn quại”.

Hầu hết người chết là người lao động nghèo, phu kéo xe và người bán hàng rong. Tất cả 107 nạn nhân vừa được khám nghiệm tử thi và thi thể đã được chuyển cho gia đình. “Thật đau lòng khi chứng kiến sự việc này. Tại sao cảnh sát không ngăn được điều này chứ?. Tôi không hiểu?”, một người dân đau đớn chia sẻ với AP. Người đàn ông này mang 6 người từ làng mình đi cấp cứu ở bệnh viện và tất cả họ đều đã chết.

Ngộ độc rượu ở Ấn Độ làm chết 107 người

Một nạn nhân ngộ độc rượu được đưa đi cấp cứu.

Mamata Banerjee, thủ hiến bang Tây Bengal, hứa sẽ thực hiện một đợt truy quét nạn rượu giả. “Tôi muốn hành động mạnh mẽ để chống lại nạn sản xuất và buôn bán rượu bất hợp pháp. Nhưng điều này cũng là một vấn đề xã hội và cần phải có sự đồng lòng của người dân”, bà Banerjee nói với Press Trust of India.

Vụ ngộ độc rượu xảy ra chỉ cách vài ngày, sau khi hơn 90 người chết trong một vụ cháy bệnh viện gần Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal. Giám đốc bệnh viện này sau đó bị bắt giữ vì liên quan đến cái chết của các nạn nhân.

Chính quyền bang Tây Bengal hôm qua tuyên bố sẽ bồi thường cho gia đình các nạn nhân.

Theo The Lancet, mặc dù văn hóa và và tôn giáo ở Ấn Độ cấm kỵ uống rượu, nhưng có tới 5%, tương đương 60 triệu người (bằng dân số nước Pháp) nghiện rượu ở nước này. 2/3 lượng rượu được tiêu thụ ở Ấn Độ là bất hợp pháp và được sản xuất ở những ngôi làng xa xôi hoặc là rượu nhập lậu.

BÌNH AN

Theo Bưu Điện Việt Nam

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà