10 thần đồng nhí có thành tựu ảnh hưởng đến cả thế giới
Dưới đây là 10 thần đồng tuy chỉ khoảng 10 tuổi nhưng đã có thành tựu mà nhiều người cả đời cũng không đạt được.
Bobby (Bobby Fischer) là kỳ thủ cờ vua, ở tuổi 14 trong lúc các bạn vẫn đang bận rộn với kỳ thi trên lớp, em đẫ được biết đến với danh hiệu nhà vô địch cờ vua thế giới, vào năm tiếp theo trở thành đại kiện tướng cờ vua trẻ nhất thế giới.
Akrit Jaswal đến từ Ấn Độ, vào năm 7 tuổi đã phẫu thuật tách ngón tay thành công cho một bé gái 8 tuổi bị thương dính liền tay do bỏng, vì vậy năm 12 tuổi việc thần đồng y học được vào học tại đại học y không phải là ngẫu nhiên. Hơn nữa, Akrit Jaswal đã xác định mục tiêu của mình là có thể nghiên cứu phát minh ra thuốc điều trị bệnh ung thư.
Winifred Sackville Stoner Jr có tài năng thiên bẩm về ngôn ngữ, 5 tuổi đã thông thạo quốc tế ngữ (Esperanto), còn phiên dịch cuốn sách Mother Goose (Ngỗng mẹ) nổi tiếng thế giới. Hơn nữa, lúc 9 tuổi cô bé đã thi đỗ trường đại học Đại học Stanford.
Thần đồng âm nhạc nổi tiếng Mozart (Mozart) ngay từ khi còn nhỏ tuổi, đã chơi nhạc với những nhạc sĩ lớn khác cho các gia đình hoàng gia thưởng thức. Vào năm 8 tuổi, Mozart đã tự sáng tác một bản nhạc giao hưởng hoàn thiện của riêng mình.
Louis (Louis Braille) khi còn bé bị mù cả hai mắt không nhìn thấy gì, lúc ấy không có sách chữ nổi để cho Louis học tập, nhờ sự thông minh và cố gắng Louis ở trong trường học dành cho người mù phát minh ra “bảng chữ cái braille”, giúp cho người mù trên toàn thế giới có thể viết được. Cho dù phải mất 3 năm nhưng khi phát minh ra hệ thống chữ này ông mới 15 tuổi.
Taylor (Taylor Ramon Wilson) có khuôn mặt trẻ thơ là nhà khoa học kỹ thuật thiên tài, 10 tuổi chế tạo ra boom, 14 tuổi chế tạo ra lò phản ứng hạt nhân, năm 2011 giành được giải thưởng Khoa học kỹ thuật quốc tế của Intel nhờ sáng chế ra máy phát hiện bức xạ. Hiện tại, Taylor vẫn đang giữ kỷ lục là người trẻ tuổi nhất tự chế tạo ra lò phản ứng hạt nhân.
Rất nhiều người mắc bệnh tự kỷ nhưng lại có một sở trường đặc biệt, mà Jacob Barnett là một trường hợp như vậy, một thiên tài toán học. Năm 3 tuổi, khi đi thăm bảo tàng thiên văn học đã trả lời rõ ràng cho hướng dẫn viên về việc “tại sao mặt trăng và sao hoả có hình dáng như hiện nay”, 10 tuổi nhập học tại Đại học Indiana. Lúc đầu các bác sĩ chẩn đoán là gặp khó khăn trong việc nói và đọc nhưng bay giờ anh đã là tiến sĩ cơ học lượng tử, muốn lật đổ thuyết tương đối của Einstein.
Picasso từ nhỏ đã bộc lộ tài năng thiên bẩm và say mê đối với hội họa. Năm 14 tuổi Picasso vẽ “chân dung dì Pepa”, đây là một trong những tác phẩm lớn nhất trong lịch sử hội họa Tây Ban Nha.
Thiên tài có chỉ số IQ cao nhất lịch sử – Elizabeth Benson (Mỹ). Năm 8 tuổi, Elizabeth Benson đã giành số điểm cao nhất trong lịch sử các bài kiểm tra trí thông minh. Cô giành được 214+ điểm. Sở dĩ điểm của Elizabeth có dấu (+) là bởi vì trong mỗi câu hỏi cô đều thoải mái trả lời. Thậm chí Elizabeth còn khiến cho giám khảo không nghĩ ra câu hỏi để hỏi cô nữa.
Thành tích học tập tốt ở trường là chỉ tiêu duy nhất mà rất nhiều cha mẹ yêu cầu cho con cái. Tuy chúng không thể giống như những thiên tài ở trên nhưng không nên lấy thành tích để gây áp lực cho trẻ. Tốt nhất là nghĩ biện pháp phát hiện ra sở trường của trẻ, để cho trẻ phát huy tối đa điểm mạnh của mình, đó mới là trợ giúp thật sự cho tương lai của trẻ.
Theo Đại Kỷ Nguyên