10 điều không nên làm ở Nhật Bản

30/06/18, 09:47 Cuộc sống

Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước sở hữu những nét văn hóa đặc sắc, con người thân thiện và khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp. Tuy nhiên, đây cũng là đất nước của nhiều lễ nghi và chuẩn mực trong văn hóa nơi công cộng.

Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước sở hữu những nét văn hóa đặc sắc. (Ảnh: Internet)

Danh sách 10 điều không nên làm tại Nhật Bản dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các nghi thức xã hội và ứng xử tốt hơn khi đến xứ sở hoa anh đào này.

1. Đưa tiền tip

Bạn sẽ tự hỏi rằng tại sao người Nhật lại không muốn nhận tiền tip? Nếu có dịp ghé một nhà hàng tại Nhật Bản, đừng quá ngạc nhiên nếu thấy nhân viên phục vụ chạy theo để đưa lại tiền thừa cho bạn, dù chỉ là vài yen. Đưa tiền tip không phải là cách để bạn khen ngợi người phục vụ. Người Nhật cho rằng khi khách đưa tiền tip cho họ đồng nghĩa với việc thực khách không hài lòng với dịch vụ và muốn nói “hãy cố gắng hơn trong những lần sau”.

2. Bước vào nhà mà vẫn đi giày

Khi bước vào nhà một ai đó, trước khi vào khu vực bên trong, bạn sẽ thấy một bậc cửa nhỏ. Người Nhật gọi khu vực đó bằng cái tên “genkan”. Đây là nơi để khách cởi giày và xếp chúng gọn gàng vào một bên, hoặc trên giá đứng giày đặt cạnh tường. Ngoài ra, bạn cũng phải bỏ giày khi vào một số nơi như đền, chùa, thậm chí cả nhà hàng.

“Genkan” là nơi để khách cởi giày và xếp chúng gọn gàng vào một bên, hoặc trên giá đứng giày đặt cạnh tường. (Ảnh: Internet)

3. Ăn uống khi đang đi bộ

Di chuyển trong khi ăn thường không được chấp nhận ở Nhật Bản. Không giống như nhiều nước phương Tây, nơi mọi người thường hay vừa đi vừa ăn uống trên đường, ở đây mọi người thích dành thời gian để dừng lại và ăn hơn. Một trong những điều “cấm kị” hơn nữa là bạn không nên ăn uống trên tàu. Với người dân Nhật Bản, bạn chỉ có thể ăn uống bên ngoài trong các lễ hội âm nhạc và văn hóa.

4. Xả rác

Việc xả rác ra đường sẽ mang lại rắc rối và những khoản phạt to đùng cho bạn ở nhiều nước trên thế giới. Nhật Bản cũng không phải ngoại lệ. Chính quyền thành phố đã cho lắp đặt rất nhiều các thùng rác với các hình thù bắt mắt và dễ nhìn để bạn có thể vứt rác đúng chỗ ở khắp nơi trong thành phố.

5. Để danh thiếp trong túi quần hoặc nhận chúng bằng một tay.

Người Nhật luôn tự hào với công việc của họ và danh thiếp chính là biểu tượng cho sự tự hào đó, khi nhận danh thiếp từ một ai đó bạn hãy nhận bằng cả 2 tay ngón tay đặt trên các cạnh của thẻ sau đó đặt chúng một cách cẩn thận trong ví hoặc một nơi an toàn để tỏ lòng tôn trọng. Tuyệt đối đừng cho danh thiếp thẳng vào túi quần của bạn.

Khi nhận danh thiếp từ một ai đó bạn hãy nhận bằng cả 2 tay ngón tay đặt trên các cạnh của thẻ. (Ảnh: Internet)

6. Xì mũi nơi công cộng

Nếu đang bị cảm cúm hay sốt, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu không đeo khẩu trang khi ra đường vì có thể lây bệnh cho người khác. Và bạn cũng không được xì mũi ở nơi công cộng. Tốt nhất bạn nên đi vào một nhà vệ sinh để làm điều đó. Người Nhật không thích xì mũi ở nơi công cộng, hoặc tệ hơn, nhìn thấy một người nào đó xì mũi trước mặt họ.

7. Bắt tay khi gặp ai đó

Đa số người Nhật đều biết thói quen bắt tay khi gặp gỡ của người phương tây, tuy nhiên đó không phải là cách họ dùng để chào nhau. Thay vào việc bắt tay, hãy cúi chào một góc khoảng 90 độ khi gặp người mới nếu bạn muốn tỏ rõ sự lịch thiệp và tôn trọng họ. Nếu bạn gặp một người lớn tuổi hoặc có địa vị cao thì một sự cúi người sâu sẽ là sự phù hợp nhất.

Nếu bạn gặp một người lớn tuổi hoặc có địa vị cao thì một sự cúi người sâu sẽ là sự phù hợp nhất.

8. Nói chuyện điện thoại trên tàu

Nếu ai đó gọi cho bạn khi bạn đang đi trên tàu, hãy từ chối cuộc gọi. Trả lời điện thoại trên tàu điện ngầm được coi là thô lỗ khi nó sẽ gây ảnh hưởng đến những hành khách khác, đặc biệt là nếu bạn nói quá to.

9. Vào các suối nước nóng mà không tắm trước

Nếu bạn muốn thử cảm giác tắm ở nơi công cộng hay một suối nước nóng (onsen) tại Nhật Bản, không đơn giản chỉ việc bỏ quần áo và đắm mình trong dòng nước ngay tức khắc. Bạn nên tắm và làm sạch cơ thể trước khi ngâm mình trong các suối nước nóng. Như vậy, sẽ không làm bẩn hay khiến các khách khác cảm thấy khó chịu.

Bạn nên tắm và làm sạch cơ thể trước khi ngâm mình trong các suối nước nóng. (Ảnh: Internet)

10. Khăng khăng trả tiền khi được mời đi ăn tối

Khi bạn được ai đó mời đi ăn tối hoặc uống rượu, chắc hẳn bạn sẽ luôn chuẩn bị một chút tiền để san sẻ với người kia. Tuy nhiên, nếu được một người Nhật mời đi ăn tối, bạn không nên khăng khăng trả tiền vì điều đó được coi là thô lỗ với người mời bạn.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?