Y tá Trung Quốc phải viết bản kiểm điểm 3 lần vì tiết lộ chuyện thiếu đồ phòng hộ
Gần đây, một y tá trong một bệnh viện ở Trung Quốc đã tiết lộ với cộng đồng mạng rằng quần áo bảo hộ không đủ, một bộ phải mặc hai ngày, kêu gọi xã hội giúp đỡ. Không ngờ sau đó cô bị bệnh viện bắt phải viết bản kiểm điểm 3 lần để thừa nhận bản thân đã “bịa đặt”. Việc này đã làm cư dân mạng vô cùng phẫn nộ.
Gần đây, trên mạng Twitter lan truyền bản kiểm điểm của một y tá tại một huyện ở Trung Quốc. Có người trên Twitter nói rằng: “Bản kiểm điểm được viết 3 lần, từ việc thiếu ý thức chung, cho đến sau cùng phải tự thừa nhận là đã bịa đặt. Đây là một tài liệu lịch sử quý giá, từ bản kiểm điểm này, các thế hệ sau có thể nhìn thấy một phương diện khác về trận dịch này. Lịch sử là gì? Đây chính là lịch sử”.
Bản kiểm điểm này đã làm cư dân mạng sôi sục: “Đầu tiên là tước quyền lên tiếng của bạn, sau đó lại động chạm đến sự tôn nghiêm của bạn, và cuối cùng buộc bạn phải từ bỏ lương tâm của mình. Những điều tà ác như vậy chỉ có thể được thực hiện bởi ma quỷ”.
“Nhân viên y tế đáng thương bị biến thành vật hy sinh của chính trị”;
“Nói sự thật thì bị đàn áp, cứ như vậy thì các cơ sở đều đang nói dối, người chết không ai chịu trách nhiệm, trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, người sống cũng bị dồn vào chỗ chết”;
“Mọi thứ theo một logic là: duy trì sự ổn định quan trọng hơn sự thật. Che giấu sự thật về dịch bệnh, thì dù cố ‘ổn’ thế nào cũng không ‘định’ được”;
“Tài liệu quý giá, cho thấy tầm nhìn hạn hẹp. Vì thế cũng không khó lý giải khi dịch bệnh bị che giấu, từ chối sự giúp đỡ và điều tra của các chuyên gia Mỹ, cộng thêm thông tin về dịch bệnh cho đến nay vẫn không minh bạch”;
Một số cư dân mạng than thở: “Lại thêm một người trở thành ‘kẻ tung tin đồn’!”.
一位护士因为在网上说自己医院防护服不够,一件要穿两天,呼吁社会捐助,被单位责令写检讨。检讨书写了三遍,从开始的缺乏大局意识,到最后自己给自己扣上造谣的帽子。这是珍贵的历史文件,后世会从这份检讨书中,看到疫区的一个截面。什么是历史?这就是。 pic.twitter.com/X4gDeEMN6X
— 王局志安 (@wangzhian8848) February 16, 2020
Gần đây, Lý Văn Lượng, “người thổi còi” của dịch viêm phổi Vũ Hán cũng đã qua đời vì nhiễm virus Corona mới này. Anh đã bị cảnh sát tra hỏi vào cuối tháng 12 năm ngoái vì tiết lộ thông tin về dịch bệnh trên phương tiện truyền thông xã hội, anh bị cáo buộc đã “tung tin đồn” và bắt anh phải ký bản kiểm điểm, thừa nhận rằng anh cố ý truyền bá tin đồn. Sau đó dịch bệnh bùng phát, Lý Văn Lượng và cả gia đình anh đều bị nhiễm bệnh.
Cái chết của Lý Văn Lượng đã gây ra một trận “sóng thần” trong cộng đồng mạng, hàng triệu người phẫn nộ, kêu gọi được tự do ngôn luận. Tuy nhiên, chính quyền ĐCSTQ tiếp tục đàn áp nhân viên y tế, cấm nhân viên y tế tiết lộ thông tin về tình hình dịch bệnh và một số nhân viên y tế đã bị trừng phạt vì điều này.
Vì chính quyền ĐCSTQ một mực che giấu sự thật về dịch bệnh, ngoại giới không thể nắm bắt được số liệu chính xác về số người nhiễm bệnh và tử vong trong dịch bệnh thế kỷ gây khủng hoảng toàn cầu này, theo các chuyên gia virus ở Đài Loan suy đoán, có ít nhất 500.000 người ở Vũ Hán đã bị nhiễm bệnh.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, việc thiếu vật tư phòng hộ trong bệnh viện dường như đã trở thành chuyện bình thường. Tuy nhiên, có nhiều thông tin tiết lộ, rất nhiều vật tư được quyên góp trên khắp thế giới đã không được giao cho nhân viên y tế ở tuyến đầu, có cái thì bị quan chức chính phủ đem đi, có cái thì bị “qua tay” bán lại với giá cao, thậm chí một số bệnh viện tích vật tư ở trong kho, không phân phát cho các phòng ban ở tuyến đầu, làm dấy lên sự phẫn nộ của công chúng.
Vào ngày 15/2, bản ghi âm cuộc trò chuyện bị nghi ngờ là của nhân viên thuộc cơ quan từ thiện của chính phủ được chia sẻ rộng rãi trên Twitter. Một người phụ nữ tiết lộ rằng, vật tư y tế trong Bệnh viện Vũ Hán đang khan hiếm. Cô thấy các bác sĩ của bệnh viện Hiệp Hòa dường như đang “khỏa thân”, ngày nào cũng hy vọng mình sẽ bị nhiễm bệnh, như vậy thì mới có thể được nghỉ ngơi.
Sau đó, có người hỏi rằng, chẳng phải đã được tập trung quyên góp trên toàn Trung Quốc và thế giới sao, tại sao vẫn như vậy. Người phụ nữ cho hay, chi bằng không nói nữa, vì nói sự thật sợ đối phương chịu không nổi. Nhưng trước sự nài nỉ của bên kia, cô mới tiết lộ rằng, cô vừa đến Khoa Vật tư của Bệnh viện Đa khoa – Bệnh viện Trung ương Vũ Hán một ngày trước đó, thì mới thấy vật tư được chất đầy, chỉ là không phân chia cho các phòng ban.
Cô nói rằng, họ không phải để bán lại, mà là “để dành” mỗi khi có lãnh đạo xuống kiểm tra hoặc khi các phương tiện truyền thông phỏng vấn, thì dùng để làm “đạo cụ” thể hiện rằng bệnh viện có “vật tư vô cùng phong phú”.
Cô cũng nói rằng, vì điều này mà cô đã vô cùng tức giận, khi gửi đồ tiếp tế, cô đã không đến Bệnh viện Đa khoa – Bệnh viện Trung ương mà trực tiếp mang vật tư đưa cho y tá trưởng và giám đốc tuyến đầu của khu bệnh viện Hậu Hồ – Bệnh viện Trung ương, khiến mọi người vô cùng cảm kích. Cô nói, đáng thương nhất chính là những nhân viên y tế tuyến đầu.
Video: Quan chức Trung Quốc mặc đồ bảo hộ chụp hình để lấy công rồi ném vào thùng rác
Trong lúc quần áo bảo hộ bị thiếu hụt nghiêm trọng thì vào ngày 12/2, mạng xã hội đã lan truyền một đoạn video, nghi ngờ cư dân mạng Vũ Hán đang quay trên một tòa nhà cao tầng. Nội dung của đoạn video là quá trình mười mấy quan chức ĐCSTQ đang tạo dáng chụp ảnh trên đường phố. Trong video, nhóm quan chức mặc nguyên bộ quần áo bảo hộ màu trắng, kéo căng một lá cờ và chụp ảnh tập thể. Sau khi chụp xong, quần áo bảo hộ liền được cởi ra, có bộ được dùng để lau xe, cũng có người ném quần áo bảo hộ vào thùng rác. Có cư dân mạng giận dữ mắng: cặn bã!
Minh Huy (Theo NTDTV)