Xem thánh chỉ của Hoàng đế Khang Hi 300 năm trước, có người phải “giật mình”

23/02/17, 10:41 Tri thức

Bức thánh chỉ được hoàng đế Khang Hi cách đây 300 năm, mới đây đã được phát hiện tại một gia đình nông thôn ở Hà Bắc. Sau khi nội dung bức thánh chỉ được tiết lộ, rất nhiều người phải tấm tắc khen ngợi, nhưng cũng có người phải “giật mình”.

bkncn-20170219131431192-0219_05011_001_01p
Bức thánh chỉ triều Thanh được lưu giữ qua 300 năm. (Ảnh: Internet)

Truyền thông Trung Quốc gần đây đưa tin, trong nhà một hộ nông dân ở thôn Đông Lai Trại, trấn Diêu An, huyện Lâm Tây, tỉnh Hà Bắc có một bảo vật triều Thanh có từ năm Khang Hi thứ 23 (năm 1684). Đó đó là bức thánh chỉ được vua Khang Hi ban hành vào ngày 24 tháng 9, mặc dù trải qua 300 năm thăng trầm, nhưng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Bức thánh chỉ này làm từ vật liệu là gấm dệt nổi, có kích thước dài 1,2 m, rộng 0,31 m, được viết bằng 2 loại văn tự là chữ Hán và chữ Mãn Châu; phần chữ Hán viết bằng lối khải thư, tổng cộng có 19 hàng, 325 chữ Hán, còn chữ Mãn tổng cộng có 23 hàng.

Theo như tin tức đã đưa, bức thánh chỉ này được vua Khang Hi ban hành cho Tri huyện Nam Xuyên, phủ Tứ Xuyên Trùng Khánh lúc bấy giờ là Ngô Thành Long và người vợ quá cố Lưu thị cùng người vợ kế Trần thị của ông. Trong thánh chỉ có các dòng chữ như “nhã thiện tài năng”, “bất vong cố phục tư dân chi trách”, ý rằng tán dương Ngô Thành Long có năng lực làm việc, biết thương cảm với khó khăn của dân chúng, “mẫu mực tài năng”, “không quên trách nhiệm trông nom dân chúng”. Đồng thời khen ngợi hai người vợ của ông có tác phong và truyền thống quản gia rất tốt đẹp.

Bởi vì Ngô Thành Long làm quan thanh liêm, về sau lại được thăng chức làm quan tri châu, Hình bộ viên ngoại lang… Theo “Ngô thị gia phả” ghi chép lại, gia tộc họ Ngô thời Thanh triều là một danh môn vọng tộc, giữa thời kỳ đó có 6 người và 4 thế hệ làm quan.

p8021111a135090621
(Ảnh: Internet)

Trước đó, vào giữa tháng 8/2014, tại một hộ gia đình nông dân ở thôn Tôn Lâu, huyện Lâm Tây, tỉnh Hà Bắc, cũng phát hiện một bức thánh chỉ của hoàng đế Thuận Trị triều Thanh được bảo tồn nguyên vẹn. Theo đó, bức thánh chỉ này được ban hành vào ngày mùng 9 tháng Giêng năm thứ 18 Thuận Trị, thời điểm Khang Hi đăng cơ.

Thánh chỉ dùng cả hai loại chữ Hán và chữ Mãn, trong đó chữ Hán trình bày từ phải qua trái, chữ Mãn trình bày từ trái qua phải.

Các chuyên gia cho rằng, các bức thánh chỉ này được làm vô cùng tinh mỹ, trang trọng, là một bảo vật quý. Hơn nữa, đây sẽ là hiện vật vô giá giúp ích cho các công trình nghiên cứu lịch sử triều Thanh.

Hoàng đế Khang Hi là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh người Mãn Châu và là hoàng đế nhà Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Hoa, từ năm 1661 đến năm 1722, ông tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp. Ông có công định tam phiên (cuộc chiến giữa 3 phiên vương phía nam lãnh thổ Trung Quốc do Ngô Tam Quế cầm đầu chống lại vương triều nhà Thanh cuối thế kỷ 17), thu phục Đài Loan, kiên cố biên cương, khiến vương triều Đại Thanh toàn thịnh.

Bản thân vua Khang Hi là người hiếu học, chăm chỉ cần mẫn, là một vị vua có tài trí mưu lược xuất chúng và tầm nhìn xa rộng. Ông cần kiệm, thương dân, là người có công gây dựng nên một nhà Thanh hưng thịnh.

Đối với bức thánh chỉ trong nhà nông gia ở thôn Đông Lai Trại, có cư dân mạng bình luận rằng:

“Tri huyện Ngô Thành Long, làm quan to ở Trùng Khánh. Làm việc rất có năng lực, đồng cảm với khó khăn của dân chúng. Trước sau có hai người vợ, chuyên cần quản gia. Trong nhà có hiền thê, trợ giúp cho phu quân tốt. Làm quan như vậy là tạo phúc lớn cho dân, thật đáng phong làm “Văn Lâm lang”, phong hiền thê làm “nhũ nhân”. Hơn 300 năm trước, thật là tốt lành. Khắp bốn phương mà nghe được chuyện này, ắt rằng sẽ có kẻ phải xấu hổ”.

Người bình luận này chắc hẳn đang muốn ám chỉ đến một nhân vật của thời nay, cũng làm quan lớn ở Trùng Khánh, nhưng lại là một hình ảnh tương phản với vị quan thanh liêm Ngô Thành Long được nhắc đến trong bức thánh chỉ. Không ai khác chính là Bạc Hy Lai, cùng với người vợ Cốc Khai Lai, hai nhân vật đã trở nên rất tai tiếng trong thời gian vừa qua.

Trong đó phải nhắc đến thời gian Bạc Hy Lai giữ chức Bí thư ở Trùng Khánh, đã lạm dụng chức quyền để tham nhũng và tham gia vào cuộc đàn áp môn khí công Pháp Luân Công. Đặc biệt, hai vợ chồng Bạc Hy Lai bị cáo buộc trực liên quan đến tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công; thành lập công ty nhựa hóa tại Đại Liên mà phần lớn các thi thể nhựa hóa là của các học viên Pháp Luân Công, những người bị giết hại sau khi mổ cướp nội tạng.

Với những sự đối lập về phẩm chất của một người làm quan, chắc hẳn Bạc Hy Lai phải “giật mình” và xấu hổ với nhân vật Ngô Thành Long trong lịch sử.

Vậy mới thấy được rằng, những cổ vật phát hiện được, nội dung, ý nghĩa và vào thời điểm nào… đều không phải là điều ngẫu nhiên.

Bảo An, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?