Xây dựng trái phép ở Sóc Sơn là do suy thoái đạo đức và tham nhũng?

20/11/18, 13:53 Việt Nam

Ngoài rừng phòng hộ, tại các xã vùng thấp của huyện Sóc Sơn (Hà Nội), nhà ở cao tầng và nhà xưởng quy mô lớn xây dựng trái phép xuất hiện tràn lan. Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân là do sự yếu kém về đạo đức và tham nhũng… 

Xây dựng trái phép ở Sóc Sơn là do suy thoái đạo đức và tham nhũng? Ảnh 1
Hai căn biệt thự xây dựng trên đất nông nghiệp ở xã Xuân Thu. (Ảnh: Nguyễn Thắng/Tienphong)

Biệt thự, nhà xưởng “nhảy dù” xuống ruộng

Qua nhiều ngày tìm hiểu thực tế ở các xã của huyện Sóc Sơn, chúng tôi ghi nhận nhiều biệt thự và nhà cao tầng mọc lên trên các khu đất ven làng, ven đê, ven đường, thậm chí giữa ruộng. Cấp chính quyền hầu hết đều xác nhận, các công trình “khủng” này đều xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Trong đó, Xuân Thu là điểm nóng về vi phạm xây dựng nhà ở trên đất ruộng nhiều năm nay. Tại thôn Xuân Thủy của xã này nổi lên 2 căn biệt thự 3 tầng mọc lên ở cánh đồng tiếp giáp với khu dân cư. Trong đó, một căn biệt thự màu vàng, mái đỏ cao 3 tầng, diện tích xây dựng gần 200m2, bao quanh là vườn cây rộng hàng trăm mét vuông. Theo các hộ dân, căn biệt thự này được xây từ năm 2012. Kế đó là căn biệt thự đang trong quá trình hoàn thiện với mái ngói xanh, tường chuẩn bị sơn, mức độ hoành tráng không thua kém gì căn bên cạnh.

Dọc đường đê qua thôn Thu Thủy, các căn biệt thư và nhà cao tầng đua nhau “nhảy” xuống ruộng bên trong và ngoài bờ đê. Có gia đình xây nhà thành 5 đơn nguyên liền nhau, chung sân, chung cổng, lớn không khác gì một toà nhà công sở. Tìm hiểu thực tế ở xã Xuân Thu, phóng viên thấy hoạt động xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp diễn ra tấp nập và công khai, nhưng không thấy các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Thu xác nhận, 2 căn biệt thự ở thôn Xuân Thuỷ nêu trên “mọc” trên đất ruộng. Chủ nhân làm nghề kinh doanh mua gom ruộng của dân. Cũng theo ông Tuấn, phần đất có các biệt thự và nhà cao tầng ven đê nêu trên vẫn là đất nông nghiệp.

Một thực trạng đáng báo động nữa ở nhiều xã của huyện Sóc Sơn là việc xây dựng nhà xưởng sản xuất trên đất nông nghiệp và đất công ích khá phổ biến. Trong 5 xã phóng viên tìm hiểu (Kim Lũ, Xuân Thu, Đông Xuân, Phù Lỗ, Phú Minh), thì có đến 4 xã đang diễn ra tình trạng xây nhà xưởng khá phức tạp. Có nhiều nhà xưởng với quy mô lên đến hàng nghìn mét vuông.

Tại xã Kim Lũ dọc theo đường 16 (tỉnh lộ), ruộng ven đường được phân chia thành các lô. Người dân xây dựng nhà xưởng quy mô lớn, nhỏ khác nhau để sản xuất đồ mộc. Tại thời điểm quan sát ngày 13/11, phóng viên thấy hàng chục xưởng đang hoạt động. Ông Nguyễn Duy Hồng, Chủ tịch UBND xã Kim Lũ xác nhận với phóng viên có sự việc trên.

Ở xã Xuân Thu, theo ghi nhận của phóng viên, việc xây nhà xưởng trên đất ruộng cũng nhộn nhịp không kém. Ven tỉnh lộ 16 qua địa phận xã, nhiều nhà xưởng đã được dựng lên từ lâu, đồng thời, người dân tiếp tục đổ đất lên ruộng để xây dựng nhà xưởng mới. Theo quan sát của phóng viên thì có gần 20 xưởng gỗ đã và đang được xây dựng trên đất ruộng.

Tại các xã bao quanh sân bay Nội Bài, tình trạng xây dựng nhà xưởng và cả các toà nhà trên đất ruộng diễn ra quy mô lớn hơn. Đơn cử, tại cánh đồng Tín, thuộc xã Phù Lỗ, nhiều công ty, nhà xưởng vi phạm quy định về xây dựng trên đất nông nghiệp. Nổi bật nhất là Cty TNHH xây dựng và thương mại Hùng Anh với diện tích chiếm dụng lên đến hơn 3.000m2 nằm giữa đồng. Công ty này đã xây dựng từ năm 2012, đến ngày 23/5/2016, UBND xã Phù Lỗ mới lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên, đến nay công ty này vẫn chiếm dụng, sử dụng diện tích đất nói trên. Ông Lê Hồng Văn, Chủ tịch UBND xã Phù Lỗ từ chối cung cấp số liệu những công trình nhà ở, nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp khi phóng viên nhiều lần đề nghị với lý do Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đang thanh tra.

Biệt thự, nhà xưởng 'nhảy dù' xuống ruộng - ảnh 1
Công ty, nhà xưởng “khủng” mọc ở giữa cánh đồng Tín, xã Phù Lỗ. (Ảnh: Võ Hóa/Tienphong)

Tại xã Phú Minh (cạnh sân bay Nội Bài) tình trạng xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp và đất công ích cũng diễn ra sôi động từ năm 2008. Mới đầu chỉ một vài hộ vi phạm nhưng không được xử lý dứt điểm. Bởi vậy, hiện tượng người dân và doanh nghiệp ngang nhiên tiến hành xây dựng, mở rộng nhà xưởng trái phép trên đất nông nghiệp và đất công ích ngày càng tràn lan. Ông Nguyễn Văn Dẹp, Chủ tịch xã Phú Minh cho biết, thời gian qua, xã đã tiến hành cưỡng chế một số nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và đất công ích. Các xưởng sản xuất có quy mô nhỏ nhất là 300m2, xưởng lớn có diện tích hơn 1.000m2. Xã này đang tiến hành rà soát và báo cáo lên huyện về tình trạng trên để xin hướng giải quyết.

Chính quyền kêu khó, muốn hợp thức hoá 

Đất nông nghiệp cũng như đất công ích bị chiếm dụng sử dụng sai mục đích đang diễn ra tràn lan, nhưng chính quyền nhiều xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn cho rằng, đây là tồn tại từ các khóa lãnh đạo trước và khó giải quyết dứt điểm.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Thu dẫn ra một con số đáng giật mình: Tại thôn Thu Thủy, có đến trên 80% hộ dân xây dựng nhà cửa trái phép trên quỹ đất nông nghiệp. UBND xã lập nhiều đoàn kiểm tra, vận động người dân không xây dựng trên quỹ đất này nhưng không thành. Theo ông Tuấn, nhiều người cũng biết việc đó là sai, nhưng sau đó họ so bì với các hộ trước đó xây trên đất nông nghiệp, yêu cầu nếu xử lý thì phải làm đồng bộ.

Như đã phản ánh, Xuân Thu cũng xảy ra tình trạng các xưởng gỗ mọc lên san sát hai bên đường đê. Trước câu hỏi về phương án giải quyết vấn đề vi phạm tràn lan trên địa bàn, ông Nguyễn Hữu Tuấn cho rằng, rất khó để cưỡng chế các công trình sai phạm. “Nếu thực hiện đúng quy định của pháp luật thì họ (người vi phạm – PV) vẫn phải chấp hành. Tuy nhiên, điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định trên địa bàn. Chúng tôi đang trình các phương án lên huyện để có phương án xử lý, còn với chức năng của xã thì rất khó để dứt điểm tình hình”, ông Tuấn nói.

Tại xã Kim Lũ, Chủ tịch Nguyễn Duy Hồng thừa nhận tình trạng các hộ dân xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp, xã vào cuộc quyết liệt nhưng không thể xử lý. “Từ đầu năm 2018 đến nay, xã đã thực hiện 9 đợt cưỡng chế 30 công trình, nhưng sau đó lợi dụng ban đêm, ngày nghỉ, dân lại tái phạm, rất khó để xử lý triệt để”, ông Hồng cho hay.

Lý giải về nhiều đợt cưỡng chế nhưng kết quả không như mong đợi, ông Hồng cho rằng, đó là do việc quản lý thiếu quyết đoán ở các lãnh đạo nhiệm kỳ trước, khiến người dân không hiểu việc mình đang làm là sai pháp luật và giờ khắc phục rất khó khăn.

Với xã Phú Minh (địa bàn có nhiều nhà xưởng mọc lên trên đất nông nghiệp), Chủ tịch Nguyễn Văn Dẹp phân trần: “Trong năm 2017, chúng tôi thực hiện 7 đợt ra quân, xử lý 53 trường hợp sai phạm trật tự xây dựng, trong đó có 6 nhà xưởng quy mô 200-1.000m2”. Ông Dẹp thừa nhận, việc quản lý thiếu sát sao, hạn chế trong nhiều năm dẫn đến hàng loạt công trình sai phạm ra đời.  

Chính quyền các xã Đông Xuân, Phù Lỗ, Phú Cường… cũng đang tắc giải pháp xử lý các vi phạm lâu năm. Chủ tịch UBND xã Phù Lỗ, Lê Hồng Văn lý giải: “Thời điểm tôi còn làm cán bộ địa chính xã đã đề xuất hướng giải quyết cho lãnh đạo từ năm 2014, nhưng chưa giải quyết dứt điểm nên để tồn tại đến bây giờ”.

Theo Tienphong

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng