Xây cái chuồng heo bị hành ra bã

13/07/15, 05:15 Tin Tổng Hợp
(PL)- Theo quy định, xây dựng chuồng heo trên đất nông nghiệp thì không phải xin phép nhưng xã Phạm Văn Hai (Bình Chánh, TP.HCM) vẫn cố xử phạt, tháo dỡ bằng… 13 lần ra văn bản.

(PL)- Theo quy định, xây dựng chuồng heo trên đất nông nghiệp thì không phải xin phép nhưng xã Phạm Văn Hai (Bình Chánh, TP.HCM) vẫn cố xử phạt, tháo dỡ bằng… 13 lần ra văn bản.

Để xử lý rốt ráo một cái… chuồng heo, UBND xã Phạm Văn Hai (Bình Chánh, TP.HCM) đã phải 13 lần ra văn bản, từ quyết định đình chỉ thi công, xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế đến các quyết định hủy bỏ các quyết định này và các biên bản đi kèm.

Ra quyết định, bỏ quyết định xoành xoạch

Tháng 9-2014, ông Nguyễn Xuân Chiến, nhà ở số 5F3 ấp 5, xã Phạm Văn Hai, xây dựng cái chuồng heo có diện tích khoảng 30 m 2 để nuôi heo. Đang xây dựng, ông Chiến bị lực lượng chức năng xã Phạm Văn Hai phát hiện và lập biên bản yêu cầu ngừng thi công. Ngày 19-9-2014, cán bộ địa chính xã Phạm Văn Hai giao cho ông Chiến biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm, kèm theo đó là hai quyết định đình chỉ thi công (số 499) và xử phạt vi phạm hành chính (số 450) với số tiền xử phạt là 2 triệu đồng.

Cho rằng xây chuồng heo phục vụ sản xuất nông nghiệp thì không phải xin phép xây dựng (theo Quyết định 27/2013 của UBND TP về cấp phép xây dựng), ông Chiến khiếu nại lên UBND huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, huyện đã chuyển hồ sơ về xã để giải quyết kèm yêu cầu báo cáo cho huyện. Sau đó UBND xã Phạm Văn Hai có văn bản trả lời ông Chiến khẳng định xã đã làm đúng quy định pháp luật.

Ông Nguyễn Xuân Chiến (áo xanh) và bầy heo trong chuồng khi chưa bị xã cưỡng chế. Ảnh: VIỆT HOA

Đến cuối tháng 9, UBND xã Phạm Văn Hai lại ra Quyết định thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 450 nêu trên. Lý do: Trong quá trình soạn thảo có sai sót về thể thức trình bày văn bản. Kế đó, xã ban hành Quyết định số 513 để thay thế Quyết định 450.

Không đồng tình, ông Chiến không nộp tiền phạt và cũng không thấy xã có động tĩnh gì. Mãi đến tám tháng sau, ngày 5-5-2015, UBND xã Phạm Văn Hai mới giao cho ông Chiến quyết định cưỡng chế, buộc phải nộp phạt bằng biện pháp cưỡng chế: Kê biên tài sản (chuồng heo xây không phép) để… bán đấu giá!

Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau, ông Chiến nhận được quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định vừa đề cập cũng với lý do sai sót về thể thức trình bày văn bản. Tiếp đó, đến ngày 1 và 2-6, ông Chiến nhận thêm ba văn bản từ UBND xã, trong đó có một quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình chuồng heo và hai văn bản thông báo… đính chính nội dung tại hai quyết định 499 và 513 nêu trên!

“Cứ lâu lâu xã lại cử cán bộ xuống đưa cho tôi một mớ văn bản, sau đó lại trao văn bản hủy bỏ rồi lại tiếp văn bản mới thay thế. Tôi gần như bội thực với các văn bản của xã” – ông Chiến nói.

Áp “nhà ở riêng lẻ” để xử cái chuồng heo!

Đáng chú ý, trong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng như quyết định đình chỉ thi công chuồng heo nhà ông Chiến, UBND xã Phạm Văn Hai đều xác định hành vi vi phạm là… xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trong khi chính họ cũng xác nhận công trình vi phạm là chuồng heo. Khi PV đến nơi, chuồng heo nhà ông Chiến vẫn đang nuôi hàng chục con heo. Chuồng chỉ là những bức tường gạch xây sơ sài và lợp tôn, xung quanh được bao lại bằng tường gạch, khép kín trong khu đất khá rộng.

Theo Quyết định số 27/2013 của UBND TP về cấp phép xây dựng, công trình xây dựng trên đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp (như chuồng trại) thì không phải xin phép xây dựng. Ấy thế nhưng khi ông Chiến phản ứng, UBND xã Phạm Văn Hai lại ra thông báo điều chỉnh cụm từ “công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn” thành “công trình khác”.

PV đề nghị ông Phạm Viết Khương, Phó Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Hai, giải thích rõ công trình khác là công trình gì. Ông Khương nói: “Không phải công trình nhà ở thì được xem là công trình khác”. “Theo quy định của UBND TP, việc người dân xây dựng chuồng heo để sản xuất nông nghiệp thì không phải xin phép xây dựng. Tại sao xã không áp dụng quy định này để tạo điều kiện cho dân sản xuất nông nghiệp?” – PV hỏi. Ông Khương nói: “Do ông Chiến đã xây dựng trên đất lấn chiếm đất công do Nhà nước trực tiếp quản lý”. PV: “Tại sao việc xây dựng trên đất lấn chiếm mà biên bản xử phạt lại xác định hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không có giấy phép mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng? Nếu ghi như vậy có nghĩa là đất lấn chiếm vẫn được phép xây dựng?”. Ông Khương: “Do làm theo mẫu quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng” (!).

PV đề nghị cung cấp hồ sơ đất công để chứng minh nguồn gốc đất công thì ông Khương hứa hẹn nhiều lần nhưng sau đó không cung cấp. PV nhiều lần đến trụ sở UBND xã Phạm Văn Hai theo lịch đã hẹn trước với vị lãnh đạo này nhưng khi đến thì ông không có mặt. Trao đổi qua điện thoại, ông Khương nói: “Tôi còn bận rất nhiều việc khác, không có thời gian cho mỗi việc này. Nhà báo cứ viết đi, tôi sẽ báo cáo lên cấp trên của tôi”.

Khi bài báo này đến tay bạn đọc, UBND xã Phạm Văn Hai đã cưỡng chế đập bỏ toàn bộ công trình chuồng heo của ông Nguyễn Xuân Chiến. Hiện ông Chiến đang làm đơn kiện hành chính UBND xã Phạm Văn Hai ra TAND huyện Bình Chánh. Chúng tôi sẽ theo dõi và thông tin đến bạn đọc khi vụ việc có diễn tiến mới.

Về việc ban hành văn bản rồi liên tục hủy bỏ với lý do sai sót, ông Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Hai (người ký trong các văn bản), cho rằng đó là điều bình thường. “Tôi đã báo cáo và nhận khuyết điểm với cấp trên của tôi rồi. Tôi thấy việc đó có gì đâu, luật cho phép mà” – ông Dũng nói.

VIỆT HOA

Theo Pháp Luật TP.HCM

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?