Xã hội chỉ phát triển khi các lãnh đạo biết “exit” kịp thời

05/12/14, 22:09 Đọc & Suy ngẫm

Cơ thể chỉ khỏe mạnh khi tế bào cũ không ngừng được thay thế bởi tế bào mới. Cũng như vậy, một xã hội chỉ phát triển khi thế hệ trẻ hiểu ra rằng họ có thể thay thế bậc đàn anh khi có cơ hội. Và “exit” có lẽ là hành động thích hợp nhất vào thời điểm này.

4 mùa xuân hạ thu đông không ngừng nối tiếp nhau là quy luật của đất trời.

Trong cuộc sống, “exit” là một nhu cầu quan trọng cho thân thể, cho tâm hồn và cả sự nghiệp. Về thân thể, chỉ cho vào mà không có đầu ra thì đủ thứ bệnh tật sẽ đến. Cũng như vậy, một tâm hồn quá tham lam chỉ biết nhận mà không biết cho, không sớm thì muộn cũng sẽ héo khô và trở nên cô độc. Một sự nghiệp chỉ dựa trên thâu tóm và ích kỷ thì sẽ đến lúc phải đối mặt với nhiều áp lực và chống đối.

Nhìn vào thiên nhiên, định luật của đất trời là có “sinh” thì có “tử”, có vào thì phải có ra. Bốn mùa tuần tự tiếp nối, không mùa đông nào dài đằng đẵng và cũng không có mùa hè nào là bất tận. Xuyên suốt lịch sử, vị vua chúa nào cũng bắt dân chúng phải tung hô “vạn tuế, vạn tuế” nhưng đến lúc phải suy tàn thì vẫn sẽ suy tàn thôi.

Bất chấp những quy luật của trời đất, của lịch sử, ở những quốc gia có sẵn cơ chế cho nhiệm kỳ của chính phủ, của đảng phái, của quốc hội, của ngành tư pháp… vẫn tồn tại những vị quan hay phe nhóm muốn được tái đắc cử dài dài và không chừa bất cứ thủ đoạn chính trị nào để đạt mục tiêu.  Còn ở những quốc gia đang chập chững giữa phong kiến và dân chủ, chuyện “cha truyền con nối” hay “một người làm quan, cả họ được nhờ” cũng là vấn nạn nhức nhối cho người nghèo.

579270_248728915276614_394128671_n
Xã hội chỉ phát triển khi con người ta có sự thay đổi trong tư duy.

Tuy nhiên, sau những bài học đẫm máu và oan nghiệt về tham quyền cố vị, nhiều quan chức hay đại gia đã bắt đầu hiểu rõ hơn định luật “hạ cánh an toàn”.  Văn hoá “exit” bắt đầu mọc rễ vào tư duy của lớp trẻ và những con người biết suy nghĩ. Không ai còn có thể chấp nhận một lý thuyết dựa trên những hoang tưởng trong quá khứ hay những luận cứ đầy mâu thuẫn với thực tại của xã hội thời Internet. Dù vẫn níu kéo vào quyền lực, một số không nhỏ những đầu óc tiến bộ đã chuẩn bị cho một văn hoá mới: văn hoá “exit”.

Văn hóa “exit” góp phần vào việc sáng tạo cho xã hội hay kinh tế. Không một động lực nào mạnh mẽ bằng việc thế hệ mới hiểu rằng họ có thể thay thế những bậc đàn anh khi cơ hội đến. Và cơ hội lý tưởng nhất là một công nghệ, một thiết kế, một nghiên cứu, một chiến lược hay một chính sách mang lại nhiều giá trị hơn.

100 tỷ ZWD chỉ mua được 3 quả trứng gà tại đất nước Zimbabwe.

Khi George Washington thắng đế quốc Anh và đem lại độc lập cho Hoa Kỳ, ông nhận được sự ủng hộ và yêu mến của đa số dân chúng. Nhiều phe nhóm muốn ông làm Vua hay Tổng Thống suốt đời. Tuy nhiên, ông nhất định “exit” sau một nhiệm kỳ để tạo tiền lệ tốt đẹp cho nền dân chủ trẻ trung của đất nước. Trong khi đó, ngài Mugabe của Zimbabwe cứ khăng khăng bám lấy ghế Tổng Thống sau 34 năm trị vì. Kết quả của sự không chịu “exit” này là thảm hoạ siêu lạm phát cho xã hội và người dân nước này.

Trong nghệ thuật, truyện hay phim kịch, việc “exit” đúng lúc của nhân vật chính đã tạo nên những tác phẩm để đời. Nhường ánh đèn sân khấu lại cho một lớp người mới; hay bỏ đi xa để phiêu lưu vào một một vận hội khác là những điệp khúc hào hùng, thú vị cho bao nhiêu khán giả và độc giả. Cũng như vậy, trong thể thao, chúng ta chỉ hào hứng theo dõi khi một đội mới hay một vận động viên trẻ quật ngã những huyền thoại vô địch…

Nếu mọi người, từ một phó thường dân cho đến các lãnh đạo tối cao đều thực hành văn hoá cũng như tư duy “exit” trong mọi tình huống thì đất nước ta sẽ có thêm một “đôi hia bảy dặm” cho thời khó khăn của hội nhập và cạnh tranh. Chúng ta quá cần những dòng máu mới, dù thực tế đôi khi buồn thảm như nhà văn nổi tiếng người Anh là Malcolm Muggeridge từng than thở: “Few leaders have been able to make a graceful exit at the appropriate time” có nghĩa là, ” Ít nhà lãnh đạo nào biết phong cách “exit” thật đẹp vào thời điểm thích hợp”.

Theo Gocnhinalan

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới