Vương Tử Kiều cưỡi hạc trắng xuất hiện giữa đỉnh núi
Vương Tử Kiều là thái tử của Châu Linh Vương, tên tự là Tố Tuấn, ông rất thích thổi khèn, thổi nhạc thật hay, phát ra âm thanh lảnh lót rất giống tiếng phụng kêu. Ông từng đến Y Lạc một nơi vui chơi. Đạo nhân Phù Khưu Công đón ông lên núi rất cao. Hơn 30 năm sau, ông gặp Bách Lương bèn bảo với người bạn thân này rằng: “Có thể cho người nhà tôi biết, ngày 7 tháng 7 đi đến đầu núi Câu đợi tôi”. Đến ngày đó, Vương Tử Kiều quả nhiên cưỡi hạc trắng xuất hiện giữa các đỉnh núi, có thể trông mà không có thể tiếp xúc đến, ông chỉ ở tại không trung hướng người nhà gật đầu liên tiếp thăm hỏi mà thôi. Hình bóng này liên tục mấy ngày mới đi, người đời sau vì ông mà lập một ngôi miếu tại Câu Thị Sơn để kỷ niệm.
Vương Tủ Kiều là một tiên nhân rất nổi tiếng của thời cổ đại. Ống khèn ông thổi và cưỡi hạc trắng đều là “đạo cụ” của tiên khí, đó là điều mà thi nhân rất thích miêu tả ông. Trong “Cổ thi tập cửu thủ” của triều Hán có một bài thơ rất nổi tiếng đề cập đến ông, bài thơ rằng:
“Sinh bình bất mãn bách, thường hoài thiên tuế ưu, trú đoản khổ dạ trường, hà bất bình chúc du, vi lạc đương cập thời hà năng đãi lai từ. Ngu giả ái tích phi, đãn vi hậu thế xi, tiên nhân Vương Tử Kiều, nan khả dĩ đằng kỳ”.
Bài thơ này than thở đời người ngắn ngủi, lo lắng nhiều, ngày ngắn đêm dài, nên kịp thời tìm vui. Nhưng người mê không buông bỏ hưởng lạc được, chỉ đợi người đời sau tới chê cười, muốn biết bao như Vương Tử Kiều, là tiên nhân bất tử đó, rất khó hy vọng đạt hơn!
Đời người khổ nhiều vui ít mà còn ngắn ngủi vô thường, do đó rất dễ hứng khởi những tư tưởng hưởng lạc, đương nhiên là không lành mạnh, bởi vì vui quá sinh ra buồn, cuối cùng rốt cuộc tiêu tan (huyển diệt). Vì vậy, bèn hâm mộ trường sinh của tiên nhân, rất nhiều truyền thuyết thần tiên là thứ sản vật của tâm lý.Nhưng thi luận thì, đây chính là bài kiệt tác chưa từng có, đặc biệt là bốn câu trước sớm đã thành gia dụ hộ hiểu, cách ngôn truyền tụng muôn đời.
Theo Thần Tiên Truyện (Sưu tầm)