Vua Đường Thái Tông giáo huấn quần thần về tính tham lam

18/12/15, 10:52 Cổ Học Tinh Hoa

Người nào tham lam và truy cầu những thứ mình không có, thì những thứ mà mình có sẽ bị mất. Ngược lại, người nào tu dưỡng đạo đức thì sẽ tự nhiên đạt được những gì mình muốn, bởi vì đạo đức có thể chuyển hóa thành phúc báo.

Vua Đường Thái Tông. (Ảnh: Internet)

Trong cuốn “Trinh Quán Chính Yếu”, một cuốn sách được viết dưới triều nhà Đường, có ghi chép lại việc Đường Thái Tông đương thời đã giảng về vấn đề “không nên tham lam” cho quần thần nghe.

Đường Thái Tông giải thích cho quần thần: “Người nào có minh châu, họ không thể không coi nó là quý báu. Nếu họ dùng minh châu để bắn chim sẻ, thế thì chẳng phải rất đáng tiếc hay sao? Vả lại, sinh mệnh của con người mà so với minh châu thì còn trân quý hơn nhiều lần.

Người nào khi nhìn thấy kim tiền, tài vật liền không còn sợ lưới trời nữa, lại còn dám trực tiếp nhận hối lộ, thì người đó chính là không biết trân quý sinh mệnh của mình. Minh châu là vật ngoại thân, còn không nên dùng để bắn chim sẻ, huống nữa là sinh mệnh con người quý giá như thế, lại dùng để trao đổi lấy tài vật là sao?

Nếu như các khanh đều có thể trung thành và chính trực, làm những việc có lợi cho đất nước và dân chúng, thế thì các khanh sẽ được thăng quan tiến chức rất nhanh. Tuy nhiên, nếu các khanh truy cầu vinh hoa, lại còn dám nhận hối lộ; một khi việc nhận hối lộ bị bại lộ thì sinh mệnh tất sẽ bị diệt vong”.

“Đế vương cũng như vậy, nếu như mặc sức hưởng lạc, bắt dân chúng lao dịch vô độ, tín nhiệm trọng dụng tiểu nhân, xa rời những người trung thành chính trực, v.v.. Thế thì triều đại đó không thể không diệt vong sao? Tùy Dương đế sống xa hoa lãng phí, mà lại còn tự nhận là thánh hiền, cuối cùng đã chết trong tay dân thường”.

Trinh Quán năm thứ hai, Đường Thái Tông lại giảng cho quần thần:

“Trẫm từng nói về người tham tiền tài thực ra không hề biết trân quý tiền tài. Ví như các quan viên từ ngũ phẩm trở lên, mỗi năm đều được cấp cho rất nhiều bổng lộc. Nếu như họ nhận hối lộ, một khi sự việc bị bại lộ, thì quan chức bổng lộc đều bị tước đoạt hết. Như thế là biết trân quý tiền tài chăng?”

Một lần khác, Đường Thái Tông nói về Công Nghi Hưu, một viên quan của nước Lỗ trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. “Công Nghi Hưu thích ăn cá, nhưng ông ta không bao giờ nhận cá của người khác. Làm quân chủ mà tham lam, tất sẽ mất nước. Làm bề tôi mà tham lam, tất sẽ mất mạng.”

“Kinh Thi, một cuốn sách rất nổi tiếng của Khổng Tử, viết rằng một người tham lam thì sẽ làm hại đến rất nhiều người khác. Điều này xác thực không phải là vọng ngôn”.

Đường Thái Tông lại kể với quần thần:

“Ngày trước Tần Huệ Vương muốn đánh nước Thục, nhưng không biết đường tới nước Thục. Ông ta bèn làm năm con trâu bằng đá, dát vàng vào phía sau của trâu đá. Khi người nước Thục nhìn thấy trâu vàng, lòng tham nổi lên. Thục vương phái năm đại lực sỹ mang trâu vàng về nước Thục, khiến cho con đường dẫn tới nước Thục bị lộ. Quân Tần đi theo sau và đã đánh chiếm được nước Thục. Nước Thục bị diệt vong”.

Đường Thái Tông tiếp tục đưa ra một thí dụ khác:

“Điền Duyên Niên, Đại ti nông (một chức quan tương đương với chức thủ tướng ngày nay) của triều Hán đã ăn hối lộ 3000 vạn, sau khi sự việc bị phát giác đã tự vẫn mà chết”.

Đường Thái Tông căn dặn quần thần phải cảnh giác với tính tham lam. Ông nói: “Sự việc tương tự như thế, nhiều không thể đếm hết được. Ngày nay Trẫm lấy hành vi của Thục vương làm bài học cho mình. Các khanh phải lấy Điền Duyên Niên làm bài học cho mình, không được đi trên vết xe đổ của ông ta”.

Người sống thiện, họa sẽ rời xa …

flower-stock-photo_w725_h483

Con người có rất nhiều dục vọng, lại còn phóng đại dục vọng lên mà không tiết chế, khiến người ta rơi vào vũng bùn mà không có cách nào thoát ra được. Phúc đức liền mất, tai họa liền giáng xuống.

Ngược lại, nếu người nào tu tâm dưỡng tính, trọng đức hành thiện, trừ bỏ tính tham lam, không sống trong vọng tưởng, thì phúc đức sẽ đến. Vô sở cầu nhi tự đắc, đó là đại trí huệ.

Người xưa cũng có câu nói rằng: “Người sống thiện, họa sẽ rời xa, cho dù phúc chưa tới. Người sống ác, phúc sẽ rời xa, cho dù họa chưa tới.”

Từ bỏ tham lam và tu dưỡng đạo đức có thể tránh được họa và đắc được phúc. Chúng ta nên suy nghĩ sâu xa hơn về điều này.

Theo minhhue.net

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới