Vụ cá chết hàng loạt: Cần tuyên bố “thảm họa môi trường”?

29/04/16, 15:29 Việt Nam

Sau hơn 20 ngày kể từ khi có hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, cuộc họp báo đầu tiên được tổ chức hôm 27/4 của Bộ TN-MT nhưng vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính thức. Trong khi đó, nhiều chuyên gia, các nhà khoa học cho rằng sự cố môi trường này đã nâng dần lên và trở thành ‘thảm họa môi trường’.

20160420141322-ca-chet1

Cần công bố ‘thảm họa’

Bình luận về tính chất, quy mô của biến cố gây cá chết hàng loạt đang ở tâm điểm quan tâm của dư luận Việt Nam, hôm 28/4/2016, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường từ TP. Hồ Chí Minh nói:

“Cá chết ở miền Trung, đây là một thảm họa môi trường, theo tôi bắt đầu là sự cố thôi, nhưng dần dần nó nâng thành thảm họa, vì rằng cái diện của nó khá rộng lớn, rồi lại là một tác động rất mạnh mẽ, nó diệt nhiều loài cá quý hiếm ở tầng sâu.

GS. TSKH. Lê Huy Bá, nhà độc học môi trường.
GS. TSKH. Lê Huy Bá, nhà độc học môi trường.

Và sau này có thể có những loài cá mà vì chất độc đó kéo dài nhiều năm sau, thì có thể bị tuyệt chủng… và đa dạng sinh học ở biển sẽ bị tác động mạnh mẽ”.

Chúng tôi xem là một sự cố môi trường, nhưng mà nó đã trở thành một thảm họa môi trường, việc ứng phó với sự cố và là thảm họa môi trường chúng ta đã làm vừa rồi là chưa ổn”.

PGS. TS. Phạm Quý Thọ đề nghị Việt Nam tuyên bố đây là 'thảm họa môi trường' để có các ứng phó, xử lý tương ứng với mức độ mới.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ đề nghị Việt Nam tuyên bố đây là ‘thảm họa môi trường’ để có các ứng phó, xử lý tương ứng với mức độ mới.

Khi được hỏi, nếu biến cố đã được nhìn nhận và nâng cấp thành ‘Thảm họa môi trường’ thì Việt Nam cần phải có hướng xử lý thảm họa này như thế nào, từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ đáp:

“Có mấy hướng trước mắt, thì phải công bố tình trạng như Giáo sư (Lê Huy) Bá nói vừa rồi, nghĩa là nó nguy hiểm, chứ không phải chỉ là cá chết, rõ ràng nó ảnh hưởng trước mắt và lâu dài, cũng như không chỉ thủy sản mà cả các lĩnh vực khác, với đời sống của người dân cũng như du lịch, cũng như một số các (lĩnh vực) khác. Nói chung cần phải nói rõ mức độ ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng của nó và tôi đồng ý với Giáo sư Bá.

Điểm thứ hai, đây cũng là một bài học rất đắt giá, bởi vì mặc dù về mặt chính sách cũng có nói rằng là phát triển bền vững, trong đó có môi trường sống, môi trường bền vững, thì cũng được chú ý về mặt chính sách. Thí dụ như là Việt Nam cũng nhanh chóng thành lập cảnh sát môi trường, nhưng mà trước một sự cố như thế này, tôi thấy phản ứng rất là chậm chạp.

…Thì từ đây, có mấy điểm nhấn cần lưu ý, một là trước một sự cố nào đó, cần phải có một sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa các nhà khoa học, cũng như các nhà quản lý nhà nước. Thậm chí cần phải có liên hệ với những tổ chức quốc tế để giải quyết những vấn đề môi trường mà vượt, ngoài khả năng khoa học của Việt Nam như thời gian vừa rồi…

Về mặt trung hạn, cũng phải lưu ý rằng các nhà khoa học, cũng như các tổ chức, cần phải có một tổ chức đủ năng lực để đối phó với thảm họa như là Giáo sư Bá nói vừa rồi, nếu không có một tổ chức chuyên nghiệp như vậy thì vẫn là những cái ‘chạy đi, chạy lại’, rồi báo cáo, rồi xin ý kiến cấp trên mà thôi”.

Sụp đổ hệ sinh thái

Nhà báo Navin Singh Khadka của BBC World Service (trái) cho rằng đây có thể là một sự sụp đổ hệ sinh thái.
Nhà báo Navin Singh Khadka của BBC World Service (trái) cho rằng đây có thể là một sự sụp đổ hệ sinh thái.

Nhà báo Navin Singh Khadka, phóng viên chuyên về môi trường, sinh thái thuộc BBC World Service, người từng tới Việt Nam làm phóng sự về môi trường, nêu quan điểm và đánh giá về sự cố mà ông coi là một sự ‘sụp đổ hệ sinh thái’, ông nói với BBC Việt ngữ sau tọa đàm:

“Đây có thể là một sự sụp đổ về hệ sinh thái (an eco-system collapse) và không chỉ liên quan riêng về cá, tôi nghĩ là chính phủ Việt Nam và các nhà chức trách cần phải tư duy rằng đây không phải là một vấn đề riêng biệt của Việt Nam, mà nó là một vấn đề của hệ sinh thái khu vực.  Tầm mức nghiêm trọng của nó buộc tôi phải nhận định rằng đây có thể là một sự sụp đổ hệ sinh thái ở mức độ nghiêm trọng. 

Nhà nước Việt Nam do đó cần mở cửa cho điều tra, đánh giá tác động môi trường, sinh thái độc lập, việc phản ứng ngay và sớm hơn tôi nghĩ là cần thiết và được kỳ vọng, mặc dù việc tìm hiểu nguyên nhân, xử lý là phức tạp và cần thời gian.

Nhưng những cảnh báo, hướng dẫn, công bố thông tim càng sớm càng tốt càng có lợi cho người dân, những người đã đang và có thể bị ảnh hưởng, cũng như để chia sẻ với quốc tế.

Tôi nghĩ là việc thông tin này cần phải được làm nhanh hơn, sớm hơn, cứ không nhất thiết phải đợi tới khi tìm ra tác nhân, người, nguồn gây ra sự cố”.

Một ví dụ, tôi muốn nhấn mạnh là trong một sự cố về môi trường biển gần đây ở khu vực eo biển tiếp giáp giữa Singapore và Malaysia, chính phủ Singapore đã ngay lập tức thông báo ngay cho khu vực và quốc tế, ngư dân ở các khu vực bị ảnh hưởng đã di chuyển, điều chỉnh nơi nuôi trồng thủy hải sản của họ một cách an toàn và hiệu quả hơn”.

Theo www.bbc.com

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ