Vốn ngoại dồn dập đổ vào dệt may Việt Nam

03/11/14, 10:41 Kinh tế

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ tiền vào ngành dệt may Việt Nam đang tăng dồn dập với gần 20 dự án mới được phê chuẩn tính từ đầu năm nay.

Tổng vốn đầu tư vào ngành này tính từ đầu năm 2014 đã lên tới khoảng nghìn tỉ USD.

Đầu tháng 10, tập đoàn TAL (Hong Kong) được tỉnh Hải Dương cấp quyết định đầu tư 600 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt nhuộm và may mặc ở khu công nghiệp Đại An. Dự án dự kiến được triển khai trên diện tích 40ha, vốn đầu tư thời kỳ đầu 200 triệu USD và giai đoạn 2 là 400 triệu USD.

Trước đó, Nam Định đã cấp phép xây dựng nhà máy sản xuất sợi-dệt-nhuộm có vốn đầu tư 68 triệu USD cho tập đoàn dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc). Dự kiến nhà máy sẽ được xây dựng trên diện tích 8ha tại khu công nghiệp Bảo Minh và đi vào hoạt động khoảng giữa năm 2016.

Tại phía nam, nhiều tập đoàn của Đài Loan, Hong Kong cũng tăng cường đẩy mạnh đầu tư. Trong đầu tháng 10, tập đoàn Haputex Development Limited (Hong Kong) và công ty cổ phần đầu tư phát triển Việt Hương đã liên doanh đầu tư 120 triệu USD lập ra công ty TNHH liên doanh Nam Phương Textile Limited. Dự án đặt tại Bình Dương rộng 12ha chuyên về lĩnh vực dệt vải, sẽ hoạt động vào đầu 2016, sử dụng khoảng 3.000 lao động.

Dệt may trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ nhà đầu tư nước ngoài

Bên cạnh đó, công ty TNHH Sheico Việt Nam cũng đang đầu tư dự án sản xuất dệt vải, may hàng xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, giai đoạn một dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 11/2014. Tại khu công nghiệp Đông Nam huyện Củ Chi, TP HCM, 2 dự án với tổng vốn đầu tư gần 200 triệu USD của 2 công ty nước ngoài cũng đang ráo riết triển khai. Trong đó, công ty TNHH Worldon Việt Nam thực hiện dự án nhà máy sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp, quy mô 80 triệu sản phẩm mỗi năm, vốn đầu tư 140 triệu USD. Dự kiến giai đoạn một của nhà máy sẽ chính thức hoạt động vào tháng 6/2015.

Ngoài hình thức đầu tư xây dựng nhà máy, nhiều tập đoàn nước ngoài còn mua cổ phần hoặc liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam để làm dịch vụ.

Theo thông tin từ Nikkei, tập đoàn thương mại đa ngành Itochu sẽ mua 5% cổ phần công ty Vinatex với giá hơn một tỷ yen (9,25 triệu USD).

Cuối Tháng Tư vừa qua, công ty Hirose Shokai (Nhật) ký kết hợp đồng với công ty cổ phần Phong Phú liên doanh đầu tư cung ứng các dịch vụ giặt ủi cao cấp và góp vốn thành lập công ty Linen Supply Services (LSS). Dự án này có vốn đầu tư giai đoạn đầu hơn 3 triệu USD.

Việc các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vốn vào Việt Nam là nhằm đón đầu ưu đãi từ TPP (Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương), Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định. Lý do là vì đầu tư vào Trung Quốc hiện  gặp nhiều khó khăn, trong khi Việt Nam có chính sách ưu đãi tốt, lao động tay nghề cao dồi dào. Một ưu thế nữa là Việt Nam nằm trong top 5 xuất khẩu dệt may toàn thế giới.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), việc khối FDI dồn dập triển khai một loạt dự án quy mô lớn cho thấy khoảng cách giữa doanh nghiệp FDI và công ty trong nước ngày càng nới rộng. Đây cũng là cảnh báo nguy cơ tụt hậu và tạo mối lo lớn cho doanh nghiệp nội địa khi phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt với nguy cơ mất dần nhân lực tay nghề cao.

Theo Vnexpress

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này