Võ sư Lý Hữu Phủ: Khí công đã mang đến cái nhìn mới về nhân sinh
Khí công đối với nhiều người vẫn là một khái niệm khá mơ hồ, thậm chí còn bị coi là mê tín. Tuy vậy, rất nhiều các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã xác thực tính phi thường của môn khoa học đầy bí ẩn này.
Khí công là văn hóa truyền thống cổ xưa của phương Đông
Khí công được đề cập rất nhiều trong các tài liệu lịch sử của Trung Quốc. Chẳng hạn, trong đoạn mở đầu “Hoàng đế nội kinh” đã chỉ ra: “Những người thượng cổ, thở hút tinh khí, giữ vững hình thần, cơ bắp như một, có thể thọ ngang trời đất, đến mãi vô cùng tận”.
Một câu nói đã chỉ ra tinh hoa của khí công, cũng chỉ ra yếu tố của khí công rèn luyện thân thể: “Giữ lòng điềm đạm, vô tư, ít thị dục thì chân khí được sung túc, tinh thần được vững chãi thì bệnh tật làm sao mà phạm đến được”. Người tu luyện đắc Đạo gọi là “Chân nhân”, người am hiểu dưỡng sinh và tu luyện gọi là “Thánh nhân”, người có thể dưỡng sinh là “Hiền nhân”.
Ngoài ra “Sử ký” có ghi chép lại rằng: Lão Tử và nhiều người khác đã đưa ra những luận thuật chi tiết về tu luyện khí công. Các bậc tiền bối trung y Hoa Đà, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân v.v. đều là đại sư khí công dưỡng sinh, có thể thấy khí công và trung y có quan hệ mật thiết.
Dưới đây là những chia sẻ của vị khí công đại sư Lý Hữu Phủ, một bậc thầy về võ thuật và khí công được nhiều người Trung Quốc biết đến.
*****
Võ thuật, khí công, trung y hỗ trợ lẫn nhau
Tôi từ khi còn nhỏ đã luyện võ thuật, khi trưởng thành tôi đã đến Sơn Tây tìm kiếm minh sư. Không lâu sau, tôi thông qua bạn bè giới thiệu đã biết đến một vị giáo sư võ thuật ở trường Đại học Sơn Tây, tôi xin theo ông ấy học võ và được ông ấy nhận. Sau đó trong suốt mười mấy năm, ngày nào cũng như ngày nào, bất kể thời tiết nóng lạnh, tôi đều thức khuya dậy sớm chăm chỉ luyện tập.
Tôi không những tinh luyện trường quyền, Bát Quái, Thái Cực, đao, thương, kiếm, côn, và các loại võ công khác, mà còn kế thừa và nghiên cứu công phu đặc biệt của thầy tôi – Sơn Tây Tiên Can. Những năm sau đó, trong các cuộc thi võ thuật thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia tôi đều giành được giải nhất.
Ngoài luyện võ thuật ra, thầy còn dạy tôi luyện khí công ngồi thiền, đứng thiền, Dịch Cân Kinh và các loại khí công dưỡng sinh khác. Sau khi trải qua những năm khắc khổ tu luyện, tôi đã nắm vững toàn bộ chương trình học chủ yếu của khoa thể dục trường Đại học Sơn Tây, và đã thi đậu nghiên cứu sinh thạc sĩ võ thuật.
Sau này, tôi tiếp tục tham gia nhóm nghiên cứu trong phòng điện não đồ thuộc Viện nghiên cứu Trung y Sơn Tây.Tôi học các phương pháp đo điện não đồ, điện tâm đồ và sóng kinh mạch, để thực nghiệm nghiên cứu sự thay đổi năng lượng khi người ta luyện khí công và nội gia quyền.
Thầy tôi là người chính trực vô tư, ông ấy thấy tôi dụng tâm chuyên chú tập luyện nghiên cứu, vì thế ngoài việc truyền thụ cho tôi, ông ấy còn giới thiệu cho tôi người anh em kết nghĩa của mình là thầy giáo Trần, giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Sơn Đông, nhờ đó tôi được học tĩnh công Thái Cực, hoạt bộ Thái Cực quyền, và các công phu cao cấp khác từ thầy Trần.
Công phu của thầy Trần rất cao, và có những điều bí mật ông không truyền dạy cho người khác, ông không mở võ đường mà chọn người dạy tại nhà của mình. Thầy Trần tuyển chọn rất kỹ lưỡng, yêu cầu trong tập luyện của ông cũng rất nghiêm. Ví như Thái Cực Quyền thông thường chỉ luyện khoảng mấy chục phút, nhưng ông ấy yêu cầu tôi luyện 3 tiếng, có lúc còn yêu cầu tôi đặt một quả cầu ở trên đầu, lúc luyện tập không được phép để nó rơi.
Nhớ lại, trước khi Trần lão sư qua đời, ông ấy muốn truyền thụ lại những điều bí truyền cho tôi, nhưng lúc ấy tôi ở xa nên đã không về kịp, thầy Trần rưng rưng lệ nói với con trai của tôi: “Hữu Phủ không đến, ta đành phải mang những thứ này đi vậy”. Điều này khiến tôi rất xúc động và cảm kích.
Để tưởng nhớ thầy Trần, tôi đã không ngừng nỗ lực luyện tập nghiên cứu nhiều hơn nữa những điều ông ấy đã dạy, chính điều này đã giúp tôi cảm nhận được nhiều hơn nữa về sự tương trợ lẫn nhau giữa nội gia quyền và khí công.
Tôi cũng áp dụng các thí nghiệm khoa học, lý luận vào thực tiễn, các phương pháp khoa học để chứng thực tính khoa học của khí công. Khi học nghiên cứu sinh vào năm 1983, tôi dùng các phương pháp điện não đồ, điện tâm đồ và sóng kinh mạch tần suất thấp để đo sự biến hóa công năng của trạng thái thiền đứng, kết quả đo được khác biệt rất lớn so với trạng thái bình thường. Không chỉ thiền đứng mà khi thực hiện các thí nghiệm trên với khi nhập tĩnh, tập Thái Cực quyền và các trạng thái luyện khí công khác đều có sự khác biệt.
Sau đó tôi tiếp tục nghiên cứu và chứng minh được sóng kinh mạch trong bộ vị đan điền và sóng dao động tại vùng não trước là có quan hệ mật thiết. Sau khi tôi viết bài công bố nghiên cứu này, rất nhiều tạp chí khoa học ở trong và ngoài Trung Quốc đã đăng tải lại. Tôi còn phát hiện: sóng điện não của các khu vực trong não là ảnh thu nhỏ của sóng kinh mạch toàn thân, mà sóng kinh mạch toàn thân là sự hoạt động giãn ra của các vùng trong đại não.
Mục đích của luyện công và thông mạch trong Trung y đều là để Đan Điền, Nhâm, Đốc, Xung và kinh mạch toàn thân bị kích động, tự động diễn hóa, đồng bộ hóa. Mà việc nhập tĩnh và hoạt động của kinh mạch toàn thân lại có quan hệ mật thiết với nhau, vì thế, nhập tĩnh như thế nào chính là điều mấu chốt quyết định công có tăng lên hay không, cũng là điều căn bản của việc tu luyện.
Cũng giống Phật gia nói “định lực”, Đạo gia nói “hư không”, Trung y nói “không màng danh lợi hư vô”, Thái Cực nói là “vô cực”. Chúng tôi đã nghiên cứu và biết đến những lý luận này, nhưng làm thế nào để thực hiện được mới là vấn đề, cũng là vấn đề căn bản trong việc nghiên cứu và tu luyện khí công của chúng tôi.
Thời đó trên toàn Trung Quốc khí công đã trở lên rất phổ biến, rất nhiều người xuất hiện công năng đặc dị, có rất nhiều nhân sĩ khoa học kỹ thuật tham gia nghiên cứu khí công. Vì thế lúc đó, tôi đã quyết định đầu tư nghiên cứu về nội hàm thực sự của khí công. Tôi đã đọc “Đạo Tạng”, “Kinh Phật”, thậm chí cả những kinh thư của tôn giáo phương Tây, lĩnh hội kinh nghiệm tu luyện của tiền nhân.
Tôi cũng đã đến thăm các chùa miếu, thiền môn, đạo quán ở trong rừng sâu. Sau đó tôi cũng đến tận nước Mỹ để nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp tu luyện của các pháp môn khác nhau trong các tôn giáo Tây phương. Cuối cùng tôi rất thất vọng, buồn chán, khi phát hiện rằng, các phương pháp tu luyện đích thực trong tôn giáo cổ xưa đã bị biến dạng nghiêm trọng.
Tu luyện Pháp Luân Công tầng thứ không ngừng đề cao
Từ năm 1987, tôi đã đến Đại học Trung y Bắc Kinh cùng với nhóm khoa học nhân thể Trung Quốc cùng nhau nghiên cứu về khí công, sau này tôi được mời làm nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nhân thể. Sau đó tôi lại đảm nhiệm nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Trung y truyền thống Viêm Hoàng Bắc Kinh.
Trong khoảng thời gian này, tôi đã tiến hành rất nhiều phương pháp nghiên cứu, không chỉ là một nghiên cứu viên, tôi cũng đồng thời biến mình trở thành đối tượng thí nghiệm. Tôi lần lượt tới các bệnh viện Tích Thủy Đàm, bệnh viện 262, viện khoa học Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa v.v. thử nghiệm dùng khí công khám bệnh từ xa cho khoảng 4.000 người, mục đích là để chứng minh khí công chính là khoa học, là tồn tại khách quan trong thực tế, và kết quả khám bệnh từ xa của tôi là hoàn toàn chính xác.
Sau này, tôi chuyển sang hướng ứng dụng thực tế, tôi đã mở khóa học “Dưỡng sinh học” tại Đại học Sơn Tây, đề cập đến việc hết thảy nhận thức con người đều xuất phát từ “dưỡng sinh”. Khi con người làm tất cả mọi việc đều dựa trên cơ điểm dưỡng sinh, thì tất cả sẽ tốt đẹp; khi trái ngược với nguyên lý dưỡng sinh, thì hết thảy sẽ trở nên xấu, và sẽ tự hủy hoại mình.
Tôi viết sách “Dưỡng sinh học”, xuất bản với cái tên “Bảo điển dưỡng sinh” (hơn 200000 chữ, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Thành Đô xuất bản năm 1990), sau đó tôi tiếp tục viết nhiều sách nghiên cứu luận thuật võ thuật nữa. Tôi vẫn duy trì luyện nội gia quyền, kiếm thuật, luyện khí công, đó là những việc không thể thiếu mỗi ngày của tôi.
Nhưng, bởi vì con người thường hay cố định quan niệm và nhận thức của mình, rất khó tiếp nhận những điều mới vào cao siêu hơn, nên khi tu luyện khí công đến một tầng nhất định, muốn đột phá lên cao hơn là vô cùng khó khăn. Chính vì thế tôi đã quyết tâm theo đuổi khám phá những điều huyền bí trong tu luyện khí công, và tìm kiếm phương thức tu luyện khí công tầng thứ cao hơn.
Cuối cùng, quả thực trời không phụ lòng người, có một lần vô tình, tôi đã tìm ra một pháp môn tu luyện mới được truyền ra công chúng, giải thích cặn kẽ về những bí ẩn trong vũ trụ, thời không, sinh mệnh và bản chất của phương pháp tu luyện khí công, đó chính là Pháp Luân Đại Pháp.
Pháp môn này minh xác đề cập rằng, tầng thứ cao thấp trong tu luyện khí công là nằm ở đức và việc tu luyện tâm tính của con người, muốn tu luyện lên cao thì phải có Pháp lý cao để thực hành theo; và muốn đột phá giới hạn bản thân phải phù hợp với đặc tính vũ trụ. Đương nhiên đó là cả bộ phương pháp tu luyện.
Thế là từ đó tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sau đó nhận thức của tôi đối với nhân sinh như là được khai mở, giống như ánh nắng từ trên cao phá màn sương sớm, tôi dần dần trở nên vô tư vô ngã, buông bỏ chấp trước, nội tâm thanh tĩnh lạ thường.
Tôi đã trải qua một thời gian dài nghiên cứu từ võ thuật, kinh mạch học trong Trung y, các loại khí công cho đến các phương pháp tu luyện khác nhau trong tôn giáo, và cuối cùng tôi đã tìm ra câu trả lời viên mãn nhất về khí công và tu luyện, đó chính là những gì tôi giác ngộ ra trong khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Lê Hiếu biên dịch