Viết tắt nhiều có thể giúp con người thông minh hơn

23/10/15, 08:09 Tri thức

Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia cho thấy viết tắt nhiều có thể giúp hoạt động của bộ óc trở nên linh hoạt hơn, người hay viết tắt có khả năng nhận thức tốt về các âm vị qua đó cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của chính họ.

1

Một nghiên cứu do các chuyên gia của Bộ giáo dục Vương quốc Anh thực hiện cho thấy mối liên hệ tích cực giữa cách viết tin nhắn bằng ký hiệu viết tắt với kỹ năng làm luận văn của học sinh. Đội ngũ nghiên cứu nhận định rằng cách viết tin nhắn trên điện thoại di động như vậy đòi hỏi học sinh có trình độ nhận thức về hệ thống âm vị – điều có thể làm tăng khả năng viết của các em.

Tương tự như vậy, những học sinh thường viết blog hoặc sử dụng mạng xã hội như Facebook hay Twitter tiết lộ với các nhà khoa học rằng khả năng viết của các em tiến bộ hơn nhiều so với các bạn không tiếp xúc với công nghệ này. Nghiên cứu được công bố trong lúc kỹ năng viết của học sinh bị giảm sút đáng kể so với trước đây.

Nhiều ý kiến phê phán về ảnh hưởng của việc sử dụng cách viết mới trên điện thoại di động và mạng xã hội, cho rằng nó làm suy giảm kỹ năng viết của học sinh do không phân biệt rạch ròi giữa lối nói thông tục và tiếng Anh chuẩn mực. Khoảng 50% thanh thiếu niên thừa nhận đã có lúc sử dụng văn phong không chuẩn mực thay vì phải viết hoa hoặc chấm câu đúng cách… trong bài làm và 38% dùng cách viết tắt giống như “lol” thay vì phải viết đầy đủ là “laugh out loud”.

1

Khoảng 60% học sinh nghĩ rằng cách viết trên các phương tiện công nghệ cao như nhắn tin, viết thư điện tử, đăng lời bình luận… không phải là viết đúng cách. Tuy nhiên, căn cứ trên những phân tích về khả năng viết của học sinh, nghiên cứu xác nhận rằng công nghệ mới có ảnh hưởng tốt tới bài viết của học sinh. Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng về mối liên hệ tích cực giữa việc sử dụng cách viết tắt trong tin nhắn và khả năng đọc hiểu từ vựng của học sinh.

Nhóm tác giả nghiên nhận định: “Điều này có thể được lý giải rằng việc sử dụng cách viết tắt trong tin nhắn đòi hỏi một trình độ nhận thức hệ thống âm vị. Một bằng chứng khác cũng cho thấy mối liên hệ tích cực giữa cách viết tắt như vậy với việc viết đúng chính tả”. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng tin nhắn hầu như rất phổ biến đối với học sinh khi 69% học sinh cho biết có nhắn tin ít nhất 1 lần mỗi tháng. Tỉ lệ tương ứng tiếp theo là khoảng 52% sử dụng mạng xã hội và 47% sử dụng thư điện tử.

Trước đó vào năm 2011, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh tại Đại học Coventry cho thấy việc sử dụng tin nhắn làm tăng thêm khả năng đọc và viết của học sinh, với lý do là các em được tiếp xúc với nhiều từ vựng hơn. Khả năng viết câu đúng ngữ pháp của thiếu niên giảm nếu các em nhắn tin bằng điện thoại quá nhiều. Khi nhắn tin bằng điện thoại di động, nhiều thiếu niên sử dụng từ viết tắt, câu rút gọn, tiếng lóng hoặc bỏ những chữ không cần thiết để tiết kiệm thời gian hoặc thể hiện sự “sành điệu”. Chẳng hạn, học sinh ở Mỹ thường dùng “gr8” thay cho “great”, hay rút gọn “would” thành “wud”.

Bên cạnh những người Anh, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cũng đã vào cuộc để tìm hiểu tác động của thói quen nhắn tin bằng cách viết tắt trên điện thoại đối với khả năng ngôn ngữ. Drew Cingel, một nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern tại bang Illinois, đã đề nghị một nhóm học sinh trung học cơ sở tại bang Pennsylvania hoàn thành một bài kiểm tra ngữ pháp. Sau đó ông yêu cầu nhóm học sinh điền vào một phiếu điều tra về số lượng tin nhắn mà họ gửi và nhận mỗi ngày, quan điểm của họ về tầm quan trọng của tin nhắn, số lượng những từ viết tắt trong ba tin nhắn mới nhất mà họ nhận hoặc gửi.

Kết quả của bài kiểm tra và cuộc khảo sát cho thấy mối liên hệ giữa kỹ năng ngôn ngữ và mức độ nhắn tin. Số lượng câu, từ bị rút gọn trong tin nhắn mà học sinh nhận hoặc gửi càng nhiều thì điểm ngữ pháp của họ càng thấp. Thực trạng này cho thấy học sinh chịu ảnh hưởng từ những thông điệp sai ngữ pháp mà các em tạo ra hoặc đọc hàng ngày. “Nói cách khác, nếu bạn gửi cho một đứa trẻ tin nhắn với nhiều từ viết tắt, rất có thể đứa trẻ sẽ bắt chước cách viết đó. Hành vi bắt chước sẽ tác động tới các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ, như kỹ năng dùng từ và viết câu đúng ngữ pháp”, giáo sư Shyam Sundar – người cùng thực hiện nghiên cứu với Cingel – phát biểu.

Theo GenK

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng