Viện Khổng Tử – Công cụ tuyên truyền và “kiểm soát” thế giới của Trung Quốc

27/02/18, 12:24 Trung Quốc

Từ tháng 11/2004, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mượn danh Khổng Tử mà thành lập ở hải ngoại hàng loạt Học viện Khổng Tử (CI), với danh nghĩa là tiến hành giảng dạy tiếng Trung và quảng bá văn hóa Trung Hoa, nhưng thực chất lại mang theo mưu đồ khác.

Một mô hình Viện Khổng Tử của Trung Quốc. (Ảnh: The New York Times)

Nho giáo là một trong những nền tảng của văn hóa truyền thống Trung Hoa, đã bị ĐCSTQ lên án gay gắt trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là trong Đại Cách mạng Văn hóa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ĐCSTQ lại thành lập số lượng lớn các Học viện Khổng Tử ở nhiều quốc gia.

Trên thực tế, đây là một phần nằm trong chiến dịch “Mặt trận chiến lược” nhằm thâm nhập vào xã hội phương Tây thông qua ý thức hệ dưới chiêu bài “học tiếng Trung”. Học viện Khổng Tử quảng bá ĐCSTQ chứ không liên quan gì đến Khổng Tử.

Những năm gần đây, các học giả đã phát hiện rằng Học viện Khổng Tử đã xâm nhập vào các trường cao đẳng và đại học của Mỹ, từ đó can thiệp vào tự do ngôn luận, nên đã không ngừng tìm cách để phản đối, vì vậy mà tại Mỹ một làn sóng yêu cầu đóng cửa Học viện Khổng Tử đã bắt đầu. Các quốc gia như Nhật Bản hay Canada sau đó cũng đã yêu cầu đóng cửa Học viện Khổng Tử.

Hồi tháng 10/2013, Hiệp hội Giảng viên các Trường Đại học của Canada (CAUT) đã thông qua một nghị quyết ngừng tất cả các mối quan hệ với các Học viện Khổng Tử. Ông James Turk, Giám đốc điều hành của CAUT đã nói: “Học viện Khổng Tử là thứ vũ khí chính trị tinh vi của chính quyền ĐCSTQ”. Ông nói thêm: “Đơn giản, chỉ cần xét đến việc Học viện Khổng Tử này do một chính quyền độc tài sở hữu, điều hành thì ắt hẳn mang ân huệ chính trị của nó”.

Ông Michel Juneau-Katsuya, cựu Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Cơ quan Tình báo An ninh Canada, phát biểu tại cuộc họp ban quản lý Hội đồng Trường Phổ thông Toronto ngày 01/10/2014 như sau: “Thông tin trên các phương tiện đại chúng cho thấy, rõ ràng rằng các cơ quan phản gián châu Âu đã phát hiện các Học viện Khổng Tử chính là hình thức cơ quan gián điệp được chính phủ Trung Quốc sử dụng và cài người vào”.

Tại Mỹ, Đại học bang Pennsylvania và Đại học Chicago đã chấm dứt hợp tác với chương trình gây tranh cãi này từ năm 2014. Cùng năm này, giảng viên của Đại học bang Dickinson ở Bắc Dakota đã bỏ phiếu bác bỏ việc thành lập Học viện Khổng Tử bất chấp việc Hội đồng Giáo dục địa phương đã phê duyệt.

Mới đây, Thượng nghị sỹ Mỹ, ông Marco Rubio, đã gửi thư đến một số trường đại học Hoa Kỳ, nơi có đặt Viện Khổng Tử, để thúc giục loại bỏ “con ngựa thành Troy mang màu sắc Trung Quốc” này.

Trong bức thư gửi đến hiệu trưởng nhiều trường đại học, ông Rubio cảnh báo những cái gọi là “học viện” này chính là chiến dịch của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến nước Mỹ và quốc tế.

Thượng nghị sỹ Rubio là đồng chủ tịch của Ủy ban Quốc hội Mỹ về vấn đề Trung Quốc. Ông viết trong thư rằng: “Ngày càng có thêm lo ngại về việc chính quyền Trung Quốc tăng cường sử dụng ‘các Viện Khổng Tử’ và các công cụ khác để gây ảnh hưởng đến những tổ chức học thuật quốc tế, các phân tích về lịch sử và chính sách Trung Quốc hiện nay”, theo báo Breibart.

Người dân Canada biểu tình phản đối Viện Khổng Tử của Trung Quốc
Người dân Canada biểu tình phản đối Viện Khổng Tử của Trung Quốc. (Ảnh: REUTERS)

Ngân sách tuyên truyền khổng lồ

Viện Khổng Tử là một phần của sáng kiến tuyên truyền quy mô được Chính phủ Trung Quốc bơm khoảng 10 tỉ USD mỗi năm. Kể từ ngày mở cửa đầu tiên 21/11/2004 ở Seoul (Hàn Quốc) đến nay, hơn 500 Viện Khổng Tử đã xuất hiện ở hàng chục nước trên thế giới. Trong đó, Mỹ là nơi có mật độ tập trung cao nhất, chiếm gần 40% số lượng.

Cơ chế hoạt động của Viện Khổng Tử có khác biệt cơ bản so với viện giáo dục đặt ở nước ngoài của các nước phương Tây. Trong khi các nước xây dựng những viện độc lập nhằm cung cấp các khóa học ngoại khoá, Trung Quốc lại tập trung thiết lập các Viện Khổng Tử bên trong các trường cao đẳng và đại học nước ngoài.

Theo tìm hiểu của học giả Sahlins, mỗi Viện Khổng Tử mới thành lập luôn đi kèm số tiền 100.000 USD gọi là “chi phí thành lập” và cứ đều đặn 100.000 USD/năm trong suốt 5 năm tiếp theo. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn trợ cấp chi phí giảng dạy (gồm vé máy bay, lương giáo viên…) và sách giáo khoa, video, công cụ học tập cho các khóa học. Đó là những ưu đãi trên cả mong đợi đối với nhiều trường nước ngoài, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.

Trung Quốc nói gì về Viện Khổng Tử?

Quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường tuyên bố rằng Viện Khổng Tử chỉ có các giáo viên dạy về ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa Trung Quốc.

Nhưng hãy nghe những lời của Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc, Lý Trường Xuân (Li Changchun), phát biểu tại Bắc Kinh năm 2011: “Viện Khổng Tử là một thương hiệu hấp dẫn để chúng ta mở rộng văn hóa ra nước khác. Nó đóng vai trò quan trọng để nâng cao quyền lực mềm của chúng ta. Cái tên ‘Khổng Tử’ có sức hấp dẫn tự nhiên. Chúng ta sử dụng hình thức dạy tiếng Trung, nên mọi thứ trông sẽ hợp lý và logic”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai trương một Viện Khổng Tử tại nước Úc. (Ảnh: WILLIAM WEST/AFP/Getty Images)

Lý Trường Xuân là người phụ trách hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ vào thời điểm đó. Ông Lý khẳng định tiếp rằng các Viện Khổng Tử sẽ là “một phần quan trọng trong bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc ở nước ngoài”.

Thậm chí, ngay cả cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng thừa nhận trong một phát biểu vào năm 2011 rằng: “Qua nhiều năm nỗ lực, giờ đây chúng ta đã tìm thấy phương cách để tạo dựng những người ủng hộ từ nước ngoài cho Đảng ta. …Thiết lập và mở rộng các học viện tiếng Trung, như Viện Khổng Tử, trên khắp thế giới sẽ làm tăng ảnh hưởng của Đảng ta trên toàn cầu”, theo Epoch Times.

Thực ra là ‘Viện Mao Trạch Đông’?

Thượng nghị sỹ Rubio nói rõ trong bức thư của ông: “Các giáo viên ở Viện Khổng Tử phần lớn được tuyển ở Trung Quốc và do Bộ Giáo dục Trung Quốc đào tạo. Từ nhiều báo cáo, chúng tôi biết rằng các chủ đề như Tây Tạng, Đài Loan, sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Pháp Luân Công, và nhân quyền đều bị cấm đề cập ở đây”.

Hiệp hội các Giáo sư Đại học Mỹ (AAUP) cũng nêu trong báo cáo hồi tháng 6/2014 rằng: “Các Viện Khổng Tử đóng vai trò là cánh tay của chính quyền Trung Quốc và không có môi trường tự do học thuật. Các hoạt động học thuật của họ bị giám sát bởi Hanban, một cơ quan nhà nước Trung Quốc do một ủy viên Bộ Chính trị và Phó thủ tướng làm chủ tịch. Hầu hết các thỏa thuận thành lập Viện Khổng Tử đều thể hiện sự nhượng bộ với các mục tiêu chính trị của chính quyền Trung Quốc… từ việc tuyển dụng, kiểm soát nhân viên, đến lựa chọn chương trình giảng dạy và hạn chế tranh luận”.

Hiệp hội AAUP cũng khuyến nghị các trường đại học ở Mỹ “hạn chế liên quan đến các Viện Khổng Tử”.

Thượng nghị sỹ Rubio kết thúc lá thư bằng một đề xuất tương tự với các trường đại học Mỹ. Ông viết: “Xét thấy chiến dịch của Trung Quốc đang ‘xâm nhập’ vào các lớp học ở Mỹ, dập tắt môi trường tự do vấn đáp, thay đổi môi trường tự do biểu đạt, tôi đề xuất các bạn xem xét việc kết thúc các thỏa thuận với Viện Khổng Tử”.

Một cuộc biểu tình phản đối Viện Khổng tử của Trung Quốc, diễn ra ở Toronto, Canada (Ảnh: Diplomat Magazine)

Còn ông Steven W. Mosher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Dân số Mỹ, cho rằng nhiệm vụ của Viện Khổng Tử là nhằm tẩy não các sinh viên Mỹ, để họ chấp nhận phiên bản lịch sử hiện đại của Bắc Kinh – trong đó Mao Trạch Đông là người hùng cách mạng, và rằng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” là làn sóng của tương lai.

Khổng Tử là “vạn thế sư biểu” trong văn hóa Trung Hoa, người đề cao các giá trị: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Nhưng với cách làm như trên, ĐCSTQ đang biến Viện Khổng Tử thành “Viện Mao Trạch Đông” hay là “con ngựa thành Troy mang màu sắc Trung Quốc”?

Nạn nhân của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc

Giờ đây, ĐCSTQ đã khiến mô hình Viện Khổng Tử trở thành “xấu xí” trong con mắt dư luận thế giới. Trước kia, Khổng Tử từng là mục tiêu bôi nhọ của ĐCSTQ trong các cuộc vận động chính trị nhằm phá bỏ tín ngưỡng và các giá trị đạo đức mà ba tôn giáo (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) đã đặt định tại Trung Hoa suốt hàng nghìn năm. ĐCSTQ coi sự hiện diện của tín ngưỡng là mối đe dọa đối với quyền lực của một tổ chức theo chủ nghĩa vô Thần như họ.

Cuộc đàn áp tín ngưỡng tai tiếng nhất hiện nay là việc bức hại những người tập Pháp Luân Công, môn khí công thuộc trường phái Phật gia giúp nâng cao sức khỏe và đạo đức thông qua các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Chiến dịch bức hại Pháp Luân Công đã diễn ra gần 20 năm qua, nhưng nhiều người không nhận ra đó là một tội ác. Tương tự như vậy, không phải ai cũng hiểu rằng Khổng Tử giờ đây lại trở thành nạn nhân của một chiến dịch tuyên truyền có quy mô toàn cầu của ĐCSTQ.

Tuệ Tâm (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng