Viêm phổi Vũ Hán có thể lây truyền qua những con đường nào?
Dịch viêm phổi do virus Corona mới (2019-nCov) đang hoành hành khắp Trung Quốc với tốc độ và hình thức không thể kiểm soát. Từ những trường hợp bị lây nhiễm được ghi nhận có thể xác nhận rằng, chủng virus mới này có thể lây nhiễm qua tiếp xúc, không khí, thậm chí qua con đường phân và nước tiểu.
ThePaper.cn cho biết, vào ngày 8/2, trong buổi họp báo của tổ lãnh đạo công tác phòng chống dịch bệnh được tổ chức tại thành phố Thượng Hải, ông Tăng Quần, cục phó Cục dân sự thành phố Thượng Hải cho biết, hiện nay có thể xác định con đường lây nhiễm chủ yếu của virus Corona mới là lây trực tiếp, lây nhiễm qua khí dung và lây nhiễm do tiếp xúc.
“Lây nhiễm dạng khí dung” nghĩa là nước bọt trộn lẫn vào không khí, hình thành “khí dung” (aerosol), sau khi hít phải sẽ bị lây nhiễm. “Khí dung” là các hạt rắn hoặc lỏng nhỏ phân tán và trôi nổi trong không khí, hình thành hệ thống phân tán keo trong môi trường khí. Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì khí dung là những hạt rắn hoặc lỏng phân tán và trôi nổi ổn định trong không khí, mà mắt thường không nhìn thấy được.
Điểm khác biệt về sự truyền nhiễm khí dung và tia nước bọt là khoảng cách lây lan. Truyền nhiễm vì tia nước bọt và qua tiếp xúc đều xảy ra trong phạm vi gần, còn lây nhiễm khí dung lại có ở khoảng cách xa. Điều này khiến nguy cơ truyền nhiễm tăng lên dù không tiếp xúc.
Lại Tú Tuệ, giáo sư danh tiếng thuộc Đại học thú y quốc gia Đài Loan, cho biết, theo tình hình và tốc độ truyền nhiễm tại Trung Quốc, thì việc lây nhiễm qua không khí rất có khả năng. Hiện nay Trung Quốc chỉ dám nói là truyền nhiễm dạng khí dung mà không dám tuyên bố trực tiếp rằng virus Corona lây nhiễm qua không khí. Nhưng về học thuật căn bản không có cách nói dạng khí dung này, ĐCSTQ tới giờ vẫn che giấu sự thực.
Thông tin này chứng minh rằng virus Corona gây bệnh viêm phổi Vũ Hán còn nguy hiểm hơn hẳn virus SARS. Rất nhiều người bắt đầu hoang mang. Trang tin trực tuyến Caijing mới đây còn đăng một bài viết trên Twitter nói rằng: Kế tiếp phương thức truyền nhiễm qua tia nước bọt, qua tiếp xúc và cửa bài tiết phân, mới đây đã phát hiện ra loại virus này còn có thể truyền nhiễm qua khí dung!
Điều này có nghĩa là tia nước bọt của người bệnh có thể kết hợp với môi chất trong không khí, trôi nổi trong không trung trong thời gian dài, người hít phải sẽ bị nhiễm. Nói thẳng ra, là hít thở không khí cũng có thể bị lây nhiễm! Điều này quả thực quá đáng sợ, còn mạnh hơn cả “Cái chết đen” (Tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV).
Những con đường lây nhiễm của virus, vi khuẩn
(A) Lây nhiễm trực tiếp
Lây nhiễm trực tiếp, là chỉ các mầm bệnh như vi khuẩn và virus có thể xâm nhập trực tiếp vào vật chủ và lây nhiễm mà không cần phải thông qua các vật chủ trung gian khác. Theo con đường xâm nhập của virus, có thể chia làm 3 phương thức: Tiếp xúc trực tiếp, lây truyền dọc và nước bọt.
1. Tiếp xúc trực tiếp
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể người trực tiếp qua da, bộ phận sinh dục, niêm mạc và các phương pháp tiếp xúc khác, các bệnh thường gặp như giang mai, lậu, AIDS…
2. Nước bọt
Tác nhân gây bệnh có thể lây lan mầm bệnh trực tiếp vào không khí bằng cách ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc với mắt- mũi- miệng của mọi người, ví dụ như thủy đậu, sởi Đức, cảm cúm, lao…
3. Lây truyền dọc
Các mầm bệnh có thể xâm nhập vào thai nhi qua nhau thai, như bệnh AIDS, viêm gan B, giang mai…
(B) Lây nhiễm gián tiếp
Lây nhiễm gián tiếp là con đường mầm bệnh xâm nhập vào vật chủ thông qua một trung gian. Theo chủng loại có thể chia thành ba loại, đó là vật trung gian, côn trùng và động vật, bụi hoặc sương mù trong không khí.
1. Lây nhiễm qua vật trung gian
Bị nhiễm bệnh do ăn thực phẩm hoặc nước uống bị ô nhiễm, như dịch tả, sốt thương hàn, kiết lỵ, viêm gan A, giun kim, hoặc các thuốc ức chế máu bị ô nhiễm, lây nhiễm qua ống tiêm, như AIDS, viêm gan B.
2. Lây nhiễm qua côn trùng và động vật
Bệnh lây nhiễm qua các vật trung gian như muỗi, chấy, bọ chét hoặc động vật như chuột, chó… ví dụ như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, bệnh giun đũa, Virus Hanta, bệnh chó dại.
3. Bụi hoặc sương mù trong không khí
Vi khuẩn bám vào bụi hoặc sương mù trong không khí để lây truyền, ví dụ như cảm thông thường, bệnh lao, bệnh nhiễm khuẩn Legionella.
Cần lưu ý rằng, nhiều bệnh không được truyền theo một cách duy nhất, có thể gồm nhiều loại trở lên. Bệnh viện nhi Vũ Hán gần đây cũng đã chẩn đoán 2 trường hợp viêm phổi virus Corona kiểu mới ở trẻ sơ sinh. Nhờ đó các chuyên gia cũng suy đoán rằng viêm phổi Vũ Hán có thể lây truyền dọc.
Do đó, những con đường lây nhiễm này có thể là cách viêm phổi Vũ Hán lây nhiễm vào cơ thể con người. Vì vậy, các chuyên gia cũng kêu gọi người dân phải đeo găng tay, rửa tay, khử trùng thường xuyên, thay vì điên cuồng đi mua khẩu trang, đây là những biện pháp phòng tránh tốt hơn.
Minh Huy (Theo Secretchina)