Việc dạy con hãy lấy luân lý đạo đức làm cốt lõi

20/06/16, 14:57 Cổ Học Tinh Hoa

Tất cả những người con của Phạm Trọng Yêm đều được ảnh hưởng của cha, lời nói và việc làm đều gương mẫu, đều là những người chính nghĩa, dám nói thẳng, yêu thương dân.

17783ce23d11637c59a857388fd10aa6_orig (1)Giáo dục trong các gia đình hãy lấy việc dạy luân lý đạo đức làm cốt lõi cao nhất. (Ảnh minh họa)

Phạm Trọng Yêm dạy con trọng đức hạnh

Phạm Trọng Yêm là nhà giáo dục và tư tưởng lớn thời Bắc Tống Trung Quốc. Ông thông hiểu kinh điển nhà Nho, còn sùng kính Phật Pháp, làm quan tới chức Tham tri chính sự. Trong tác phẩm Nhạc Dương lâu ký, ông viết “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, trở thành câu danh ngôn bất hủ.

Ông tề gia rất nghiêm, dạy con cái có phương pháp, rằng làm người buộc phải chính tâm và tu dưỡng bản thân, tích đức làm việc thiện. Nhờ sự dạy bảo ấy mà 4 người con trai của ông đều đã thông hiểu kinh thư, việc học thành tựu, làm người chính trực. Gia phong nhà họ Phạm rất cần kiệm giản dị, nhưng cũng đầy thiện tâm và hay bố thí giúp người.

Có lần Phạm Trọng Yêm sai người con thứ 2 tên là Phạm Thuần Nhân tới Tô Châu vận tải lúa mạch. Phạm Thuần Nhân trên đường trở về thì gặp người quen tên là Thạch Mạn Khanh, biết được người ấy đang có tang, không có tiền đưa linh cữu về quê nhà, cho nên phải dừng lại ở đó. Phạm Thuần Nhân bèn cho Thạch Mạn Khanh nguyên chiếc thuyền đầy lúa mạch, giúp anh ta về quê. Phạm Thuần Nhân trở về nhà, không biết thưa chuyện với cha thế nào nên đứng mãi bên cạnh cha thật lâu không nói gì.

Phạm Trọng Yêm hỏi: “Con gặp bạn ở Tô Châu à?”. Phạm Thuần Nhân trả lời: “Khi đi ngang qua Đan Dương, tình cờ gặp Thạch Mạn Khanh, cậu ấy vì có đám tang người thân nhưng hông có tiền đưa linh cữu về quê, nên bị mắc lại ở đó”.

Phạm Trọng Yêm liền nói: “Con sao không lấy hết số lúa mạch ấy tặng cho cậu ta?”. Phạm Thuần Nhân trả lời: “Con đã tặng rồi”. Phạm Trọng Yêm nghe con trai nói xong thì rất vui, khen con làm vậy là rất đúng.

Mặc dù quyền cao chức trọng, bổng lộc lớn, nhưng Phạm Trọng Yêm không để lại tiền của cho con cái, mà toàn bộ dùng vào việc thiện, cứu khổ phò nguy, truyền đức nhân, lấy việc thiện làm vui cho con cháu. Con trai cả của ông là Phạm Thuần Hữu mới 16 tuổi đã theo cha chiến đấu với Tây Hạ, lập được chiến công liên tiếp, là trợ thủ đắc lực của cha. Con trai thứ Phạm Thuần Nhân sau này làm Tể tướng, suốt 50 năm làm quan luôn tận tụy với trách nhiệm công tác. Người con thứ 3 là Phạm Thuần Lễ làm quan tới Thượng thư. Con trai thứ 4 Phạm Thuần Túy làm tới Thị lang bộ Hộ.

Tất cả những người con của Phạm Trọng Yêm đều được ảnh hưởng của cha, lời nói và việc làm đều gương mẫu, đều là những người chính nghĩa, dám nói thẳng, yêu thương dân. Họ đều nổi tiếng thanh liêm, tác phong giản dị, trước sau như một. Những bổng lộc làm quan họ đều dùng hầu hết vào việc thiện, cứu khốn phò nguy, tiếp bước và mở rộng thêm chí hướng của cha, trong khi cuộc sống của bản thân họ và gia đình lại vô cùng giản dị.

Giáo dục trong các gia đình thời xưa đều lấy việc dạy luân lý đạo đức làm cốt lõi cao nhất. Làm cha mẹ, ai cũng muốn để lại cho con cháu những gì tốt đẹp nhất. Thực ra dù có chu cấp tiền của nhiều đến đâu cũng chỉ là vật ngoài thân, giáo dục chú trọng đức hướng thiện mới đúng là mang lại phúc đức lâu dài cho con cái. Bởi vì Đức là căn bản nhất của con người, là thứ tốt đẹp và trân quý nhất, là cội nguồn của tất cả phúc phận, và là thứ đáng tin cậy nhất mà chúng ta có thể để lại cho con cháu mình.

Theo Minh Huệ

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện