Vì sự thật lịch sử mà không sợ chết

07/02/20, 10:15 Cổ Học Tinh Hoa

Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công bị quan đại phu nước Tề là Thôi Trữ giết chết. Thôi Trữ lệnh cho quan chép sử lúc đó là Thái Sử Bá viết vào sách sử rằng Tề Trang Công chết do bị sốt rét để che giấu sự thật. Thái Sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng “Thôi Trữ giết vua Quang”. Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái Sử Bá…

Vì sự thật lịch sử mà không sợ sống chết
Thời xưa, các vị quan chép sử đời này nối tiếp đời kia không chỉ truyền cho nhau chức trách, nhiệm vụ, mà còn truyền cho nhau tinh thần khẳng khái, vì sự thật lịch sử mà không tiếc cả sinh mệnh của mình. (Ảnh: NTDTV)

Thái Sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng lại cũng viết vào sách sử câu chữ đúng như vậy. Do đó, Thôi Trữ lại giết chết Trọng. Đến lượt Thúc vẫn viết đúng sự thật như lời của hai anh trai, sau đó ông cũng bị Thôi Trữ giết chết. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ sách viết lại y nguyên câu của ba người anh.

Thôi Trữ cầm thẻ sách lên hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình hay sao? Nếu như ngươi viết lại câu này theo đúng ý ta, ta sẽ tha chết cho ngươi”.

Quý ung dung đáp lại rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì cầu sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn! Năm xưa Triệu Xuyên (em của Triệu Thuẫn) giết chết Tấn Linh Công, quan sử thời đó là Đổng Hồ cho rằng Triệu Thuẫn là quan chính khanh mà lại không trừng phạt Triệu Xuyên, do đó ông đã viết vào sách sử rằng: “Triệu Thuẫn giết vua”.

Triệu Thuẫn không trách mắng quan sử, bởi ông biết rằng đó là chức trách của quan sử. Dù cho hôm nay thần không viết ra câu này, thì trong thiên hạ nhất định sẽ có người viết lại sự thật này, dẫu không viết như vậy thì thể diện của bệ hạ cũng không thể giữ được nữa, vả lại chỉ khiến những người biết rõ sự thật kia chế giễu bệ hạ thêm mà thôi. Do đó, thần thà chết vẫn phải viết như vậy, kính mong bệ hạ suy nghĩ kỹ!”

Thôi Trữ đành phải trả lại thẻ sách cho ông và không giết ông nữa.

Quý cầm thẻ sách ra ngoài, khi sắp đến sử quán thì vừa hay gặp Nam Sử thị. Quý hỏi ông tại sao phải đến đây, ông nói: “Tôi nghe nói rằng anh em nhà ông vì kiên quyết viết đúng sự thật mà đều bị giết chết cả, lo rằng không có người viết lại việc này đúng sự thật nữa, vì vậy tôi vội vã cầm thẻ sách đến đây”.

Quý đưa thẻ sách đang cầm trong tay cho ông xem, lúc này ông mới yên tâm ra về.

Câu chuyện này khiến người đời sau vô cùng cảm kích. Thời xưa, các vị quan chép sử đời này nối tiếp đời kia không chỉ truyền cho nhau chức trách, nhiệm vụ, mà còn truyền cho nhau tinh thần khẳng khái, vì sự thật lịch sử mà không tiếc cả sinh mệnh của mình.

Theo Chánh Kiến

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc