Vì sao thanh niên Trung Quốc dù bị đối xử bất công cũng không dám phản kháng?
Phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông đã diễn ra hơn 6 tháng, và lực lượng tham gia chủ yếu là thanh thiếu niên. Trái ngược lại, với thanh niên ở Trung Quốc Đại lục, dù phải chịu nhiều sự đối xử bất công nhưng hiếm khi phản kháng. Một lý do chính là áp lực từ những khoản nợ chồng chất khiến cho họ không thở nổi.
Một số báo cáo nghiên cứu cho thấy những người tham gia phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông chủ yếu là những người trẻ tuổi, đại đa số đều từ 20 đến 30 tuổi. Hơn nữa, trình độ học vấn của những người tham gia nói chung khá cao.
Theo một Dự án nghiên cứu dân ý của trường Đại học Hồng Kông thực hiện vào tháng 6 năm nay, 69,7% số người tham gia khảo sát ở độ tuổi từ 18 đến 29 tự coi mình là “người Hồng Kông”, kỷ lục cao nhất kể từ khi Hồng Kông trở về Trung Quốc vào năm 1997, tỷ lệ số người tự xưng là người Trung Quốc chỉ chiếm 0,3%, thấp nhất kể từ năm 1997.
Luật sư, nhà văn Hồng Kông Đới An Thông cho rằng, ngay cả khi nhiều thanh niên Hồng Kông tự nhận mình là người Hồng Kông, họ không hề cho rằng nhất định phải tách rời Hồng Kông khỏi Trung Quốc Đại lục. Từ khi cuộc vận động diễn ra đến nay, ảnh hưởng rất rõ ràng: Chính phủ ĐCSTQ đã mất đi quyền kiểm soát cả một thế hệ thanh niên ở Hồng Kông.
Ngược lại, thế hệ thanh niên Trung Quốc Đại lục lại có điều kiện sống khác. Nhìn từ góc độ tiêu dùng, chi phí mua sắm đã “xâm lấn” mọi phương diện của cuộc sống, có một đạo quân rao bán trong vòng bạn bè của Wechat, các nền tảng livestream bán hàng, nội dung tràn ngập…
Những yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, thanh niên Trung Quốc Đại lục đang dần quen với việc đi vay khi chi tiêu, thương nhân cũng đã quen với việc thanh niên sử dụng các khoản vay để chi tiêu. Không chỉ tiêu dùng, những gì mà tiền lương có thể làm được, các khoản vay cũng có thể làm, trở thành phương thức “thấu chi” sau này, các khoản vay đã thâm nhập vào mọi phương diện của cuộc sống, trở thành một phần của cuộc sống.
Những người trẻ tuổi sinh ra ở Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 2000 đã chiếm 24% tổng dân số, và sẽ thống trị mô hình tiêu dùng của Trung Quốc trong 5-10 năm tới. Tâm lý và hành vi tiêu dùng của nhóm này đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm.
Vài ngày trước, cơ quan phân tích dữ liệu Nielsen tại Bắc Kinh đã công bố “Báo cáo tình trạng mắc nợ của thanh niên Trung Quốc”, cho thấy tình hình tín dụng tiêu dùng hiện nay của thanh niên Trung Quốc sinh sau năm 90-95. Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tuyến của Nielsen với 3.036 người tiêu dùng từ 18-29 tuổi ở nhiều thành phố khác nhau của Trung Quốc từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2019.
Báo cáo cho thấy, trong số những người trẻ tuổi ở Trung Quốc Đại lục, tỷ lệ thâm nhập của tổng sản phẩm tín dụng đã đạt đến 86,6%. Khoản nợ bao gồm các khoản thế chấp, vay mua ô tô, thẻ tín dụng, trả góp qua Internet và các khoản vay nhỏ trên Internet. Về tín dụng, 62% người sử dụng dùng các khoản trả góp trên Internet cho sinh hoạt cơ bản.
Khi các khoản vay trở thành một lối sống, nợ nần chồng chất đương nhiên như hình với bóng. Có một số người bị các khoản vay làm thay đổi cuộc sống, cho đến khi chỉ sống vì các khoản vay.
Một số người vay tiền để mua nhà, tiền đặt cọc thì mượn khắp nơi, số tiền trả nợ hàng tháng vượt quá cả mức lương. Một số người mệt mỏi với các khoản vay thông thường, đi vay nặng lãi, nợ nần chồng chất, áp lực càng ngày càng lớn. Còn có một số người buôn bán thất bại, gánh khoản nợ hàng triệu nhân dân tệ trên lưng …
Nhìn từ góc độ ngành nghề, bảo vệ thông tin cá nhân không đầy đủ, cơ quan làm việc tốt xấu lẫn lộn cũng là một trong những nguyên nhân, thậm chí nhiều tổ chức cá nhân biết rằng người nộp đơn không thể trả nợ mà vẫn cho vay, muốn bòn rút nguồn tài nguyên gia đình của người vay tiền thông qua việc xiết nợ.
Vào cuối năm 2018, một báo cáo khảo sát cho thấy, khoản nợ bình quân đầu người của những thanh niên Trung Quốc Đại lục sinh vào những năm 90 đã vượt quá 120 ngàn nhân dân tệ.
Tin tức này đã nhận được sự đồng tình của những người trẻ tuổi, có người nói: “Năm nay đã đổi 4 công việc rồi, mỗi việc đều làm với thời gian ngắn. Không phải tôi không chịu được khổ, chỉ là tiền lương mà công ty trả cho quá thấp, tiền ít mà chi tiêu cho cuộc sống thì nhiều, sau khi trừ đi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà, tiền lương cơ bản không có dư, kiểu này thì làm sao tiết kiệm được tiền đây?”.
Cũng có người nói: “Lúc mới bắt đầu đi làm, thực sự có nghĩ tới chuyện tiết kiệm tiền, cũng có kế hoạch rõ ràng cho tương lai. Nhưng nhìn thấy mắt mình khô đi vì tăng ca, mái tóc ngày càng mỏng đi, tôi bắt đầu không thể bình tĩnh. Thế là tôi rơi vào trong vòng luẩn quẩn. Có tiền thì có thể dưỡng tóc, mà muốn có tiền thì không thể không tăng ca thâu đêm, tăng ca thâu đêm lại rụng tóc”.
Đây chính là hiện trạng của thanh niên Trung Quốc Đại lục, áp lực từ những khoản nợ chồng chất khiến cho người ta không thở nổi. Nếu như toàn bộ tinh thần và thể lực tập trung vào việc kiếm tiền, vậy thì còn bao nhiêu khí lực để lật đổ và đổi mới, không có sáng tạo, con người và xã hội rất khó phát triển, đây chính là một vấn đề rất lớn của xã hội.
Minh Huy (Theo Secretchina)