Vì sao một chữ ‘dâm’ có thể khắc chế dục vọng của người xưa?

24/04/19, 14:47 Cổ Học Tinh Hoa

Người xưa nói: “Vạn ác dâm vi thủ”, ý rằng trong vạn cái ác thì dâm đứng đầu, để nói rõ rằng phạm tội dâm sẽ bị báo ứng nặng nhất. Nhưng tại sao cùng là việc giao hòa giữa người nam và người nữ, nhưng vì sao vợ chồng thì không phải “dâm”, còn các trường hợp khác đều bị gọi là “dâm”?

Bài học ẩn giấu

Ý nghĩa đằng sau một từ ngữ đơn giản, hóa ra lại là bài học chuẩn xác dẫu trải qua bao thời đại, bao cuộc “cách mạng” giải phóng bản năng của con người. Ngày nay, khi những câu chuyện phòng the vốn chỉ nên giữ kín giữa hai người đang tràn ngập trên mạng xã hội, khi tính dục bị phóng đại và xổ lồng như con thú đói khát xâm chiếm tất cả các thể loại nghệ thuật và giải trí, khi tội ác liên quan đến tình dục bùng nổ và đe dọa sự an toàn của cả những đứa trẻ non nớt… thì nội hàm sâu sắc của một chữ – vốn là bảo bối mà người xưa lưu lại – lại càng cần phải được khai quật và truyền rộng hơn.

Vì sao một chữ ‘dâm’ có thể khắc chế dục vọng của người xưa?. Ảnh 1
Vì sao một chữ ‘dâm’ có thể khắc chế dục vọng của người xưa?” (Ảnh minh họa qua m.yac8.com)

“Dâm” (淫) trong chữ Nho xưa bao gồm ba chấm Thủy và chữ “Dâm” (㸒). Trong đó chữ “Dâm” (㸒) có nghĩa cổ là tục tĩu, tham lam. Ba chấm Thủy thể hiện sự tràn đầy, dư thừa, nên chữ “Dâm” (淫) còn để nói về những gì thái quá, dư thừa không cần thiết.

Về việc quan hệ giữa người nam và người nữ, nếu không phải là để duy trì nòi giống như thiên chức của những người đã thành vợ chồng, thì mọi quan hệ ngoài luồng liên quan đến tính dục đều bị gọi là “dâm”. Đó là một việc làm tham lam hay chính là sự mất kiểm soát của dục vọng, là hoạt động thừa thãi không cần thiết, bởi nó vượt ra khỏi ý nghĩa của hoạt động tự nhiên giúp duy trì nòi giống. Khi đã vượt quá mức cho phép và trở nên bừa bãi phóng túng thì sẽ dẫn đến tà. Nên từ “Dâm” còn có một nghĩa khác là tà, là không chính.

videoPlayerId=90983977d

Ad will display in 09 seconds

Người nam và người nữ làm cái việc tưởng là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà ngoài vòng cưới gả thì là dâm, là việc làm sai trái với đạo của Đất Trời

Quan hệ với vợ tương lai nhưng chưa cưới hỏi, tình một đêm, thủ dâm hay ngay cả việc có trao có đổi như mua dâm, trai gái cứ giao tiếp vô lễ, nằm ngoài việc chỉ nên có giữa vợ với chồng… thì đều gọi là dâm.

Chỉ một chữ đã bao hàm trong đó lễ giáo vốn là sợi chỉ níu giữ dục vọng của người xưa. Vậy nên, dù trong xã hội nào vẫn có những câu chuyện hoang dâm vô độ, nhưng tư tưởng chủ lưu đối với vấn đề này qua hàng nghìn năm lịch sử vẫn là nên tiết chế, duy trì sự cân bằng, vừa phải, để không những bảo toàn khí huyết mà còn giữ gìn lễ tiết, khí phách của một người có hàm dưỡng.

Vì sao một chữ ‘dâm’ có thể khắc chế dục vọng của người xưa?. Ảnh 2
(Ảnh minh họa qua dkn)

Quan niệm hiện đại chẳng bắt nguồn từ sự ngộ nhận về cái gọi là “bản năng”

Ngày nay, quan niệm “thỏa mãn nhu cầu sinh lý” dựa trên một sự ngộ nhận nguy hiểm đang trực tiếp thúc đẩy dục vọng, khiến những hành động đã từng bị gọi là tục tĩu, vô Thiên vô Pháp khi xưa trở thành điều bình thường. Quan hệ trước hôn nhân, ngoại tình, mua bán dâm, tấn công tình dục… xảy ra ở khắp mọi nơi trong xã hội.

Người ta cho rằng nhu cầu sinh lý là bản năng tự nhiên như hít thở, ăn uống. Nhưng bản năng tự nhiên là phản ứng tự có của con người đáp trả đối với một kích thích từ bên ngoài mà không hề thông qua sự suy xét của lý trí. Có rất nhiều điển tích lịch sử và những câu chuyện trong thực tế đời sống hiện đại chứng minh rằng: Con người hoàn toàn có thể thông qua suy xét lý trí, so sánh với quy phạm đạo đức, tự ước thúc mình mà kìm hãm được dục vọng. Thế nên nó không phải là bản năng, cũng chẳng phải là nhu cầu thiết yếu như ăn uống, hít thở.

Bản năng là khi bạn hít thở mà không cần sự tác động của lý trí, và lý trí có muốn tác động cũng không được. Bạn không thể ngừng hít thở lâu, nhưng có thể ngừng ăn món ăn ngon mà mình đang khao khát. Cái gì “đào tạo” và thay đổi được thì không phải là bản năng.

Cái gọi là nhu cầu hay khả năng sinh lý là để thực hiện chức năng duy trì nòi giống. Khi không để phục vụ thiên chức thì cũng không thể nói đó là vì nhu cầu sinh lý được. Cơ chế phản ứng của cơ thể chỉ để giúp con người duy trì nòi giống. Không có cái gọi là nhu cầu sinh lý của tự nhiên, chỉ có nhu cầu phóng đãng, bừa bãi, vượt quá thiên chức của con người mà thôi.

Lối suy nghĩ đề cao bản năng có thể nói là một tư tưởng phái sinh từ thuyết tiến hóa đang ngày càng bị nhiều nhà khoa học phản đối vì tính sơ hở và phi khoa học của nó. Đã đến lúc chúng ta cần nhận thức và khẳng định lại: Chúng ta không phải là con vật. Bản năng là khả năng tự nhiên mà chúng ta có được để sinh tồn chứ không phải là thứ có thể dẫn dắt chúng ta làm những hành động dư thừa để thỏa mãn dục vọng.

Vì sao một chữ ‘dâm’ có thể khắc chế dục vọng của người xưa?. Ảnh 3
Tính đến tháng 2/2019, đã có hơn 1.000 nhà khoa học ký tên phản đối thuyết tiến hóa của Darwin. (Ảnh minh họa qua dkn)

Một bên là lý lẽ phải thỏa mãn tính dục như một nhu cầu thiết yếu, gỡ bỏ hàng rào ngăn cách con người với vực thẳm dục vọng không đáy, khiến tệ nạn, tội ác liên quan tới tình dục gia tăng. Và một bên là sự đề cao và thực hành theo tiêu chuẩn đạo đức truyền thống, theo đó mọi người đều có trách nhiệm với từng lời ăn tiếng nói, hành vi của mình, tránh khởi tâm sắc dục cho cả bản thân và người khác. Đâu sẽ là điều khiến xã hội an toàn và yên bình hơn?

Chỉ nghĩ đến khoái cảm hay nhu cầu thỏa mãn dục vọng của bản thân mà dung túng, kích động, thậm chí kiếm lời từ tình dục là bất Nhân. Hành động vô lối, tùy tùy tiện tiện là bất Lễ. Hủy hoại đạo đức và sự ổn định trong xã hội là bất Nghĩa. Chỉ theo đòi hỏi của cơ thể mà không dùng tới lý trí là bất Trí. Phản bội người hôn phối là bất Tín — Vì một chút dục vọng tầm thường, bạn sẵn sàng trở thành kẻ bất Nhân, bất Lễ, bất Nghĩa, bất Trí, bất Tín hay sao? Lại cũng sẵn sàng nhận cái danh dâm ô theo đúng nghĩa nguyên gốc của từ này hay sao?

Hành động quyết định con người, người tử tế không thể có hư hành.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"