Vì sao lập trường của Ấn Độ về biển Đông quan trọng?

15/09/16, 09:10 Thế giới

Trong chuyến thăm New Delhi mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có các cuộc thảo luận sâu rộng với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi và Ngoại trưởng Sushma Swaraj, theo Abhijit Singh – Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc phòng (IDSA) của Ấn Độ cho biết.

Tàu chiến của Ấn Độ trong một buổi diễn tập

Chương trình nghị sự được cho là bao gồm cả một số vấn đề song phương gai góc – việc Trung Quốc phản đối Ấn Độ gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG), Bắc Kinh phản đối Liên Hiệp Quốc (LHQ) trừng phạt thủ lĩnh mạng lưới Jaish-e-Mohammed (JeM) Masood Azhar và vấn đề hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan. Tuy nhiên, trong danh sách này lại thiếu vắng vấn đề biển Đông – chủ đề Bắc Kinh dường như đã ngăn cản thảo luận trong bất kỳ hoàn cảnh hay hình thức nào.

Nhưng kỳ cục thay, một ngày sau khi ông Vương Nghị trở về Bắc Kinh, phương tiện truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi Ấn Độ là “nước trung lập về vấn đề biển Đông” – như thể Ngoại trưởng Trung Quốc đã có được một sự bảo đảm từ Ấn Độ rằng nếu vấn đề này từng được đưa ra thảo luận trong một diễn đàn quốc tế thì New Delhi hứa sẽ không đứng về bên nào. Trong khi đó, báo chí Ấn Độ đã chỉ ra rằng mặc dù chưa bao giờ đề cập đến biển Đông trong các cuộc thảo luận chính thức của mình, Ngoại trưởng Trung Quốc đã đưa vấn đề này ra một cách không chính thức với giới truyền thông. Trả lời câu hỏi của một phóng viên, ông Vương Nghị đã trịnh trọng tuyên bố Ấn Độ cần phải quyết định “lập trường của nước này về vấn đề biển Đông” – một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự ủng hộ đối với các tranh chấp lãnh thổ đang gây tranh cãi ở Đông Nam Á có lẽ là mục đích thực sự trong chuyến thăm của ông này.

Điều thú vị là, trước chuyến thăm Ấn Độ của ông Vương Nghị, tờ Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo khổ nhỏ được nhiều người xem là cơ quan ngôn luận của Chính phủ Trung Quốc, cảnh báo New Delhi rằng, tình trạng không thân thiện ở bề ngoài này về vấn đề biển Đông đang có khả năng gây tổn hại cho các mối quan hệ song phương và có thể tạo ra những trở ngại cho các doanh nghiệp Ấn Độ tại Trung Quốc. Tờ báo viết: “Thay vì có những vướng mắc không cần thiết với Trung Quốc về vấn đề biển Đông trong chuyến thăm của ông Vương Nghị, Ấn Độ cần phải tạo ra một bầu không khí tốt đẹp cho hợp tác kinh tế, trong đó có giảm thuế… trong bối cảnh các cuộc đàm phán về thương mại tự do đang diễn ra”.

Rõ ràng, Trung Quốc lo lắng rằng Ấn Độ có thể cùng các nước khác nêu vấn đề gây tranh cãi này ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) được tổ chức tại Hàng Châu vào tháng 9 này. Chuyến thăm Ấn Độ của ông Vương Nghị được nhiều người coi là nằm trong nỗ lực vận động hành lang của Trung Quốc nhằm đảm bảo New Delhi sẽ không tham gia cùng Washington và những nước ủng hộ Washington trong việc đẩy Bắc Kinh vào thế phải phòng thủ bằng cách đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị G20.

Trung Quốc đã thành công khi ngăn được Hội nghị G20 không bàn đến biển Đông hay các tranh chấp khác mà chỉ tập trung vào vấn đề kinh tế. Cũng như Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi, cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng phải nín lặng chờ sang Lào dự Thượng đỉnh với ASEAN để nói về biển Đông. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc phải biết rằng trong khi New Delhi tôn trọng quan điểm của Trung Quốc thì Ấn Độ lại chọn một lập trường trên nguyên tắc về những tranh chấp ở biển Đông. Vì ba lý do, Đông Nam Á và vùng ven biển đang tranh chấp của khu vực này có tầm quan trọng đối với lợi ích của Ấn Độ.

Đầu tiên, những kết nối về thương mại và kinh tế của Ấn Độ ở Thái Bình Dương đang trở nên mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Không chỉ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các khu vực mục tiêu chủ chốt ở vùng Viễn Đông Thái Bình Dương trong chính sách “Hành động phía Đông”, những khu vực chung ở Đông Á ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế của Ấn Độ. Với việc ngày càng phụ thuộc vào eo biển Malacca cho các luồng hàng hóa và dịch vụ, vấn đề kinh tế đang ngày càng là một yếu tố quan trọng trong chính sách Thái Bình Dương của Ấn Độ. Trung Quốc phải biết rằng các cuộc xung đột lãnh thổ ở biển Đông đe dọa xu hướng phát triển kinh tế của Ấn Độ trong tương lai, tạo ra một trở ngại không thể chấp nhận được đối với thương mại khu vực.

Thứ hai, Ấn Độ tin rằng các tranh chấp ở những khu vực ven biển Đông Nam Á là một phép thử đối với luật biển quốc tế. Sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về biển Đông, New Delhi cảm thấy bắt buộc phải có một lập trường nguyên tắc về vấn đề tự do hàng hải và tiếp cận thương mại như đã ghi trong Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Bắc Kinh phải biết rằng dù họ tìm kiếm những đảm bảo từ Ấn Độ về lập trường trung lập đối với vấn đề Biển Đông thì New Delhi khó có thể bỏ qua sự xâm lược của các tàu hải quân, máy bay và tàu ngầm có vũ trang của Trung Quốc trong khu vực này.

Bất kể sau đó có các nhượng bộ mà Bắc Kinh sẵn sàng đưa ra với Ấn Độ về vấn đề NSG và các vấn đề song phương, New Delhi có lý do để tiếp tục quan sát các cuộc diễn tập trên biển của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương với sự nghi ngờ. Với tất cả sự vui vẻ thể hiện trong chuyến thăm của ông Vương Nghị, Bắc Kinh vẫn chưa giải thích sự hiện diện trên biển đang phát triển nhanh chóng của mình trong vùng duyên hải Nam Á. Lý do yếu ớt là vì các hoạt động chống cướp biển để biện minh cho việc triển khai các tàu ngầm Trung Quốc ở Ấn Độ Dương khiến nhiều nhà phân tích hàng hải của Ấn Độ tin rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công chiến lược lớn hơn ở Ấn Độ Dương.

Cuối cùng, Bắc Kinh phải biết rằng New Delhi thừa nhận mối đe dọa do sự gây hấn của Trung Quốc gây ra cho các khu vực chung ở châu Á rộng lớn hơn – đặc biệt là sự mất tính đối xứng nghiêm trọng của cán cân quyền lực hiện có. Để góp phần cho một trật tự hàng hải khu vực công bằng, New Delhi sẽ có một lập trường khôi phục sự cân bằng chiến lược trong khu vực biển châu Á.

Tất nhiên, có những điều mà New Delhi không phải ở vị trí để có thể chính thức truyền đạt với Bắc Kinh. Ví dụ, mối tương quan mà các nhà phân tích hàng hải Ấn Độ nhận thấy giữa việc tuần tra của Trung Quốc ở biển Đông và những triển khai gia tăng ở khu vực Ấn Độ Dương; hoặc sự nghi ngờ trong giới chiến lược của Ấn Độ rằng Trung Quốc có thể sử dụng các căn cứ ở biển Đông của mình như một bàn đạp thể hiện sức mạnh ở Ấn Độ Dương.

Bắc Kinh có thể ngạc nhiên khi biết rằng nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách của Ấn Độ coi phản ứng hung hăng của Trung Quốc đối với phán quyết của Tòa Trọng tài như một phần của một chiến lược rộng lớn hơn để thể hiện quyền lực trong các không gian biển rất quan trọng của châu Á. Tuy nhiên, các chuyên gia Ấn Độ nhận ra rằng Trung Quốc lại thể hiện lập trường sức mạnh ở biển Đông, nơi nước này sở hữu một số đảo rất quan trọng.

Những gì mà New Delhi thực sự lo ngại là về hoạt động xây dựng và quân sự hóa các cấu trúc mà Bắc Kinh sở hữu – đặc biệt là việc triển khai các tên lửa, máy bay chiến đấu và thiết bị giám sát ở quần đảo Trường Sa, cho phép Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) giám sát hiệu quả toàn bộ các hoạt động trên biển ở biển Đông. Các chuyên gia Ấn Độ cũng thừa nhận vai trò quan trọng của lực lượng dân quân Bắc Kinh trong việc đạt được các mục tiêu trong khu vực. Ấn Độ biết rõ rằng mối đe dọa chính đối với an ninh hàng hải ở châu Á không phải đến nhiều từ PLAN mà là từ các lực lượng không chính quy của Trung Quốc. Các tàu giám sát, tàu bảo vệ bờ biển và tàu đánh cá của Trung Quốc là lực lượng thực sự đằng sau sự thống trị không gian biển của Bắc Kinh.

Với sự mở rộng các hoạt động hàng hải của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương, New Delhi lo ngại việc gia tăng sự hiện diện của các tàu không phải là tàu thân xám (tàu hải quân) ở phía đông Ấn Độ Dương. Hiện tại, hạm đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc là lớn nhất thế giới và là một thực thể thương mại hàng hải được bao cấp là chủ yếu. Trong khi việc gia tăng sự hiện diện của các tàu này không phải luôn gây ra một mối đe dọa về an ninh nhưng Ấn Độ vẫn cảnh giác với hoạt động hàng hải phi quân sự của Trung Quốc ở phía đông Ấn Độ Dương.

Điều này cho thấy không có gì khiến Ấn Độ âu lo nhiều như viễn cảnh của các căn cứ hải quân Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương. Sự hoài nghi Trung Quốc của Ấn Độ được thuyết phục bởi kế hoạch tiến hành các chiến dịch hàng hải của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương liên quan đến việc xây dựng nhiều cơ sở hậu cần. Thỏa thuận 10 năm của Trung Quốc với Djibouti năm 2015 về việc thành lập một cơ sở hậu cần hải quân ở khu vực Obock ở phía bắc được nhiều chuyên gia Ấn Độ xem là minh chứng cho các tham vọng chiến lược của PLAN ở khu vực Ấn Độ Dương.

Điều này không có nghĩa là New Delhi sẽ tham gia với Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc. Ngược lại, các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ rõ ràng nhận ra rằng các cuộc tập trận hải quân ở biển Đông nhấn mạnh đến “tự do hàng hải” là sự gợi ý nguy hiểm. Trong khi Ấn Độ muốn chứng kiến tất cả các bên hành động phù hợp với luật pháp, New Delhi sẽ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ này. Mặc dù vậy, khả năng Trung Quốc có thể làm lu mờ Ấn Độ trong “sân sau” của mình sẽ tiếp tục thúc đẩy một sự đáp trả an ninh ở New Delhi, ngay cả khi nước này tìm cách tăng cường sự hiện diện hải quân Ấn Độ trong các vùng biển gần và mở rộng của mình.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo Ấn Độ không thể nói lên toàn bộ những lo lắng của mình đối với các chiến dịch hàng hải của Trung Quốc ở châu Á. Bất chấp những nhượng bộ dành cho New Delhi, Bắc Kinh phải biết rằng Ấn Độ sẽ không đồng ý với một thỏa thuận mang tính thỏa hiệp với Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

Theo Petrotimes

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?