Vì sao Giang Trạch Dân có thể đàn áp Pháp Luân Công dù bị 6 Thường ủy phản đối?

Năm 2017 là đúng 18 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công. Khi đó, ông Giang Trạch Dân là thành viên duy nhất trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị một mực muốn đàn áp, trong khi 6 thành viên khác đều phản đối…

Giang trạch dân vì lòng đố kỵ mà tiến hành đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: The Japan Times)
Giang trạch dân vì lòng đố kỵ mà tiến hành đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: The Japan Times)

Năm 1999, ngay sau khi phát sinh “sự kiện ngày 25/04”, Ủy Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đã mở hội nghị thương thảo lấy ý kiến xử lý tình huống. Trong hội nghị, ông Giang Trạch Dân khua tay múa chân gào thét muốn phát động đàn áp Pháp Luân Công. Lúc ấy 6 Thường ủy Bộ Chính trị đều im lặng và biểu đạt phản đối đàn áp…

(*) Sự kiện ngày 25/04 diễn ra tại Trung Quốc: Vào ngày 25/4/1999 hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện ôn hòa cho quyền công dân và tự do tín ngưỡng.

Ông Chu Dung Cơ nói: “Học viên Pháp Luân Công chủ yếu là người già và phụ nữ, nguyện vọng lớn nhất của họ chỉ là rèn luyện thân thể mà thôi. Pháp Luân Công có thể giúp thân thể khỏe mạnh, tiết kiệm chi phí y tế, lại còn có tác dụng nâng cao phẩm chất đạo đức, không gây mất trật tự xã hội, một hoạt động tốt như vậy, chính phủ tại sao lại không ủng hộ. Vậy nên tôi cảm thấy, không thể nói những người này có ý đồ chính trị.

Mặt khác, chúng ta không thể lại dùng phương thức vận động để giải quyết vấn đề tư tưởng, như vậy hoàn toàn không có lợi cho việc phát triển kinh tế, càng bất lợi cho việc xây dựng hình tượng quốc gia. Trong Pháp Luân Công nếu có con sâu làm rầu nồi canh thì chúng ta phải xử lý, còn đối với những người luyện công bình thường thì cứ để cho họ luyện!”.

Giang Trạch Dân lập tức đứng dậy, chỉ vào mặt Chu Dung Cơ nói lớn: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Là vong đảng vong quốc! Ta rất đau lòng, độ nhạy chính trị của đồng chí chúng ta sao lại thấp như vậy. Nếu không giải quyết được vấn đề Pháp Luân Công, thì sẽ phạm sai lầm lịch sử!”.

“Vậy Tổng Bí thư định làm gì?”, La Cán dè dặt hỏi.

“Tiêu diệt! Tiêu diệt! Kiên quyết tiêu diệt!”, Giang Trạch Dân vung hai tay nói lớn. “Trước tiên phải điều tra rõ ràng xem có bao nhiêu người tập Pháp Luân Công, phân bố như thế nào, ai là người phụ trách, từng cơ quan, đơn vị, các ủy ban đều phải điều tra.

Các đồng chí, Pháp Luân Công đang tranh đoạt quần chúng với chúng ta, chúng ta nhất định phải hiểu rõ đây là vấn đề sinh tử tồn vong của đảng và quốc gia, sau khi điều tra xong sẽ quyết không nương tay!”.

Trong hội nghị Bộ Chính trị, Giang Trạch Dân khua tay múa chân gào thét, đến nỗi khàn cả giọng, các Thường ủy khác thì im lặng. Kỳ thực, Giang Trạch Dân tức sôi máu như vậy, còn có một lý do không thể nói ra, đó chính là việc Kiều Thạch công khai ủng hộ Pháp Luân Công.

Cựu Chủ tịch Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Kiều Thạch. (Ảnh: Dwnews)
Cựu Chủ tịch Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Kiều Thạch. (Ảnh: Dwnews)

Kiều Thạch mặc dù đã về hưu trong Đại hội 15, nhưng sau đó lại công khai chuyện Đặng Tiểu Bình chỉ định Hồ Cẩm Đào là lãnh đạo đời thứ 5 của ĐCSTQ, điều đó đồng nghĩa với việc Giang Trạch Dân sẽ phải thoái vị trong Đại hội 16, hơn nữa chỉ có thể trao quyền lại cho Hồ Cẩm Đào.

Khi đó, Giang Trạch Dân có muốn tiếp tục liên nhiệm hoặc đề bạt người của mình làm Tổng Bí thư và Chủ tịch nước cũng khổng thể thực hiện được, chính vì thế Giang Trạch Dân vô cùng căm ghét Kiều Thạch.

Năm 1998, Kiều Thạch chẳng những đưa ra kết luận: “Pháp Luân Công đối với đất nước, đối với nhân dân trăm phần lợi không một phần hại”, mà còn nhấn mạnh rằng giáo huấn “được dân tâm được thiên hạ, mất dân tâm mất thiên hạ”, khiến Giang Trạch Dân vô cùng tức giận. Việc Kiều Thạch ủng hộ Pháp Luân Công lại khiến Giang Trạch Dân muốn đàn áp Pháp Luân Công.

Ngụy tạo thông tin tình báo giả, phát động đàn áp Pháp Luân Công

Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng nhận định rằng hệ thống tình báo có thể phát huy tác dụng củng cố quyền lực, đả kích đối thủ và có tác dụng chính trị rất lớn, vì thế họ vẫn luôn kiểm soát chặt Bộ An ninh quốc gia trong tay.

Giang Trạch Dân sau khi lên làm Tổng Bí thư ĐCSTQ, vì để kiểm soát Bộ An ninh quốc gia đã thành lập “Tổ nghiên cứu chính sách Trung ương” để chỉ huy Bộ An ninh quốc gia thu thập tình báo. Đến năm 1997, Tăng Khánh Hồng đưa tay chân của mình lên làm Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia, thông qua đó Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã trực tiếp sử dụng Bộ An ninh quốc gia để phục vụ cho mục đích chính trị của mình.

Kêu gọi ngừng đàn áp và mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công (Ảnh: Epoch Times)
Kêu gọi ngừng đàn áp và mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công (Ảnh: Epoch Times)

Giang Trạch Dân bởi vì đố kị mà đã mất đi lý trí, một mực muốn đàn áp Pháp Luân Công, nhưng 6 Thường ủy Bộ Chính trị còn lại đều không đồng ý, vì cảm thấy không có căn cứ. Vì để ép người khác đồng ý, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã nghĩ ra một biện pháp, chính là sử dụng Bộ An ninh quốc gia “ngụy tạo chứng cứ” cho việc đàn áp.

Và ngay lập tức thông tin tình báo giả xuất hiện: “CIA ở phía sau hậu thuẫn cho người sáng lập Pháp Luân Công, CIA cung cấp cho Pháp Luân Công hàng chục triệu đô-la Mỹ tiền kinh phí”. Thông tin tình báo này được chuyển từ Bộ An ninh quốc gia đến các lãnh đạo cấp cao, nên các Thường ủy Bộ Chính trị còn lại rất khó để phân biệt thật giả.

Bởi vì ĐCSTQ luôn cảnh giác cao độ, sợ hãi cũng như thù hận “các thế lực thù địch đối kháng”, nên Giang Trạch Dân đã lợi dụng những “chứng cớ xác thực” này đưa Pháp Luân Công trở thành nhân tố gây nguy cơ “vong đảng vong quốc”, nhất định phải toàn lực đàn áp.

Chính thủ đoạn kích động thù địch này này đã khiến các Thường ủy Bộ Chính trị khác không ai dám phản đối Giang Trạch Dân đàn áp. Cuối cùng Giang Trạch Dân đã “thống nhất tư tưởng”, rồi sử dụng cả hệ thống quốc gia tiến hành toàn diện đàn áp Pháp Luân Công.

Thời đó Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng thông qua Bộ An ninh quốc gia bịa đặt vu khống chuyện Pháp Luân Công có cơ quan tình báo Mỹ CIA hậu thuẫn ở đằng sau, không chỉ đánh lừa được đại bộ phận người dân Trung Quốc, thậm chí còn lừa gạt được không ít người nước ngoài và cả chính phủ các quốc gia khác. Hiện tại thì xã hội quốc tế đã rõ ràng rằng, phía sau Pháp Luân Công không có bất kể một thế lực chính trị nào.

Lê Hiếu

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng