Vì sao cảnh sát Mỹ thường “không đóng cửa” và “không tắt máy” khi xuống xe?

27/09/21, 16:00 Tri thức
Louisville police officers stand guard Sept. 26, 2020, as demonstrators march during a peaceful protest after a grand jury handed down an indictment Sept. 23 for one of three police officers involved in the fatal shooting of Breonna Taylor. The police officer was indicted on three counts of wanton endangerment in the first degree. (CNS photo/Eduardo Munoz, Reuters)

Trong trường hợp thông thường, việc đóng cửa sau khi xuống xe là phép tắc xã hội tối cơ bản, nhưng nếu một cảnh sát Mỹ làm theo quy tắc như vậy, anh ta rất có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

. Không đóng cửa sẽ là “quy tắc chiến thuật đầu tiên” mà cảnh sát Mỹ phải học khi bước vào đồn cảnh sát. (Ảnh: CNS photo/Eduardo Munoz, Reuters)

Tại sao cảnh sát Mỹ xuống xe không bao giờ đóng cửa?

Cảnh sát Mỹ muốn làm việc tại đồn cảnh sát cho đến lúc nghỉ hưu, thì thao tác xuống xe không đóng cửa sẽ là “quy tắc chiến thuật đầu tiên” mà họ phải học khi bước vào đồn cảnh sát.

Bất kể là dừng xe kiểm tra trên đường cao tốc, hoặc dừng xe trên đường phố Denver vào ban đêm để “thăm hỏi” các nhóm thanh niên đang tụ tập trên đường, thậm chí trong các cuộc đột kích trực tiếp tại hiện trường, đều không khó để nhận ra rằng hầu hết các cảnh sát Mỹ sau khi xuống xe đều “không tắt máy” và “không đóng cửa xe”.

Nguyên nhân rốt cuộc là gì? Cảnh sát tiểu bang Delaware Terry cho biết, bọn họ xuống xe “không tắt máy” và “không đóng cửa”, chủ yếu là vì họ sẽ dùng cửa để che khuất góc ngắm bắn của đối phương, cho phép họ có cơ hội nhanh chóng chạy vào xe khi đối phương nổ súng, sau đó lấy ra vũ khí được đặt trong xe để phản công.

Cảnh sát Hoa Kỳ trong quá trình huấn luyện, họ đều không đóng cửa khi xuống xe, mà mở cửa rất rộng, đây được coi là biện pháp bảo vệ trước một cuộc đấu súng không xác định, cũng giúp họ có thể phản công nhanh chóng.

Tuy nhiên, vì cửa xe không có hiệu quả chống đạn, cũng không thể chống lại được hỏa lực của đối phương, ngoại trừ súng cao su, vì vậy cảnh sát ở hầu hết các quốc gia thường không coi cửa xe là nơi che chắn hiệu quả, mà chỉ có thể giúp người ta có được một chút cảm giác an toàn.

Các huấn luyện viên của Bộ Nội vụ Nga thường khiển trách những tân binh: “Nếu bạn muốn chết sớm, thì hãy trốn đằng sau cánh cửa xe”. Nhưng cảnh sát Mỹ thì khác, họ rõ ràng đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc này, và trong các tiêu chuẩn của cảnh sát Mỹ, việc sử dụng cửa xe trong các cuộc đấu súng là một điều không thể thiếu.

Những chỉ đạo chiến thuật của cảnh sát Mỹ không nghi ngờ gì đã trở thành hình mẫu trên toàn thế giới. Nếu bạn thấy một sĩ quan cảnh sát Mỹ ẩn đằng sau cánh cửa xe, nhìn chằm chằm vào bạn với ánh mắt cảnh giác và nói điều gì đó với người ở bên kia bộ đàm, thì bạn tốt nhất nên cẩn thận, bởi vì vị cảnh sát này rất có khả năng đã chuẩn bị sẵn sàng tấn công bạn.

Sĩ quan Terry kể lại: “Năm ngoái có một anh chàng từ thủy quân lục chiến tới, mang theo một bộ chiến thuật trong quân đội ra đường phố, anh ta đối với việc mở cửa xe thì tỏ vẻ khinh thường, còn nhiều lần cười nhạo sự cổ hủ của huấn luyện viên chiến thuật. Anh ta tự bỏ tiền mua áo chống đạn và bao súng, mỗi tuần đều kiên trì tập luyện bắn súng, còn tuyên bố rằng anh ta sẽ khiến lực lượng cảnh sát phải thay đổi cách làm”.

“Về sau trong lúc tuần tra trên đường, anh ta gặp một nhóm người Mexico buôn lậu ma túy bất hợp pháp. Từ camera trên xe cho thấy, anh ta dứt khoát đóng cửa xe lại, sau đó xảy ra đụng độ với bọn tội phạm”.

“Dù thế nào đi nữa, năm nay tôi đã đến bệnh viện thăm anh ta 3 lần, bác sĩ nói năm nay anh ta có thể khôi phục chức năng ngôn ngữ… cầu xin Chúa ban phước cho người thanh niên này”.

Chiến thuật “không tắt máy” và “không đóng cửa xe”, đều là những bí quyết mà cảnh sát Mỹ đã tổng kết ra từ biển máu. (Ảnh: Getty Images)

“Không tắt máy” để có thể nhanh chóng truy kích tội phạm

Ngoài quy tắc luôn mở cửa khi xuống xe, thì việc giữ cho chiếc xe luôn hoạt động cũng là kinh nghiệm thực tiễn của cảnh sát Hoa Kỳ.

Những thiết bị chuyên dụng trên xe cảnh sát sẽ hao phí rất nhiều tài nguyên điện, cho nên để những thiết bị này có thể hoạt động liên tục, cũng để thuận tiện cho việc truy đuổi tội phạm, thì việc mở cửa xe cũng gắn liền với việc duy trì trạng thái hoạt động của xe. 

Chiến thuật “không tắt máy” và “không đóng cửa xe”, đều là những bí quyết mà cảnh sát Mỹ đã tổng kết ra từ biển máu, có thể nói đây là chiến thuật để “trừ bạo an dân” vô cùng hữu dụng không chỉ áp dụng cho cảnh sát Mỹ mà còn cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

Một phát ngôn viên của cảnh sát tiểu bang Utah đã kể một câu chuyện khi trả lời câu hỏi của giới truyền thông như sau: Năm 2018, trong một phiên tòa ở Utah, thẩm phán đã hỏi Buchelonski, người đã tấn công cảnh sát rằng, tại sao anh ta lại ngừng bắn khi viên cảnh sát trốn sau cửa xe, và hành động này có đại biểu cho sự hối hận của anh ta vào thời điểm đó hay không?

Buchelonski ngồi trên xe lăn, ngẩng đầu lên trả lời thẩm phán: “Bắn vào cửa xe à, tôi đâu có ngu”. Cuối cùng, ông ta đã bị kết án 18 năm tù.

Người phát ngôn nói với các phóng viên rằng, ông có lý do để tin rằng hành động “không đóng cửa xe” có thể cứu sống ít nhất 200 sĩ quan cảnh sát mỗi năm.

Vì sao cảnh sát Mỹ khi dừng xe thường chạm vào đèn đuôi xe của đối phương? (Ảnh: Mental Floss)

Vì sao cảnh sát Mỹ khi dừng xe thường chạm vào đèn đuôi xe của đối phương?

Ngoài 2 quy tắc trên, cảnh sát Mỹ sau khi dừng xe, động tác đầu tiên đều là chạm vào đèn hậu của xe. Trên thực tế, đây cũng là một thao tác thông thường mà mỗi khi dừng xe, cảnh sát đều sẽ thực hiện, là một chiến thuật vô cùng hữu dụng.

Mỗi khi cảnh sát dừng xe, đều sẽ chạm vào đèn đuôi xe của bạn một lần trước khi yêu cầu giấy phép lái xe. Lý do lớn nhất khiến cảnh sát Mỹ làm vậy chính là lưu lại dấu vân tay, để lại dấu vết trên chiếc xe của bạn.

Trước khi đội ngũ lập biên bản tới, việc để lại dấu vân tay trên đèn hậu sẽ chứng minh rằng cảnh sát đã có mặt tại hiện trường, bằng chứng vân tay sẽ chỉ được sử dụng khi sự tương tác giữa người lái xe và cảnh sát dẫn đến điều tra hình sự. Nếu chiếc xe chạy trốn, các nhân viên điều tra có thể theo dõi nghi phạm dựa trên dấu vân tay lưu lại trên đèn hậu.

Thao tác chạm vào đèn hậu vốn đã có từ rất lâu, mặc dù hiện tại đã có rất nhiều kỹ thuật mới, nhưng cảnh sát Mỹ vẫn kiên trì sử dụng cách thức lạc hậu nhưng hữu dụng này. Một khi video bằng chứng bị hư hỏng hoặc bị mất, dấu vết này có thể giúp các nhân viên cảnh sát theo dõi hành tung của chiếc xe.

Tuệ Tâm (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!