Vị anh hùng thầm lặng trong vụ án oan Nhạc Phi

01/08/17, 15:08 Cổ Học Tinh Hoa

Nhạc Phi, vị tướng quân lỗi lạc của Trung Hoa là một huyền thoại về lòng tận trung báo quốc, hiếu thảo với mẹ già. Tuy nhiên, còn một nhân vật mà ít người biết đến, một vị anh hùng thầm lặng có công đưa chân tướng vụ án oan Nhạc Phi ra trước thiên hạ.

Nhạc Phi, vị tướng quân lỗi lạc của Trung Hoa, huyền thoại về lòng tận trung báo quốc. (Ảnh: Kknews)
Nhạc Phi, vị tướng quân lỗi lạc của Trung Hoa, huyền thoại về lòng tận trung báo quốc. (Ảnh: Kknews)
1. Án oan Nhạc Phi

Nhạc Phi sinh năm 1103 vào cuối triều Bắc Tống, người huyện Thang Âm, Tương Châu (nay là tỉnh Hà Nam). Cha mẹ ông là những người nông dân áo vải. Từ nhỏ ông đã sống đời đạm bạc, tằn tiện. Tính tình Nhạc Phi ôn hòa, đôn hậu, hay giúp đỡ người nghèo khó. Thuở hàn vi, Nhạc Phi đã rất thích đọc binh thư của Tôn Vũ, Ngô Khởi. Thầy của ông đều là những danh tướng như Chu Đồng, Tần Quảng.

Đầu thế kỷ 12, nhà Tống dần suy yếu. Khi Nhạc Phi lớn lên, Trung Hoa bấy giờ thường xuyên bị nhà Kim tấn công xâm lấn bờ cõi từ phương Bắc. Trong thời gian này, triều đình nhà Tống khẩn thiết chiêu binh để bảo vệ đất nước.

Chuyện kể rằng Nhạc mẫu đã động viên con trai hãy trân quý vinh dự được bảo vệ đất nước. Ngày lên đường, bà yêu cầu Nhạc Phi cởi áo và xăm lên lưng con trai bốn chữ: “Tận trung báo quốc” để ông phụng sự đất nước với lòng trung thành hết mực. Tuy vậy, khi Nhạc Phi chưa kịp thi thố tài năng thì người Kim đã đánh chiếm xong Biện Kinh, tiêu diệt Bắc Tống.

Khi quân Kim xâm lược kinh thành Khai Phong của Bắc Tống và bắt giữ Hoàng đế vào năm 1127, em trai của Hoàng đế đã trốn thoát, chạy xuống bờ nam sông Trường Giang, lập nên nhà Nam Tống.

Tướng quân Nhạc Phi đã trở thành biểu tượng của niềm hy vọng trong suốt những năm tháng gian nan này. Dưới sự chỉ huy của Nhạc Phi, những lộ quân Bắc phạt của nhà Tống đã thu hồi được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở lưu vực sông Hoàng Hà từ tay quân Kim. Nhân dân khắp nơi chào đón và đua nhau tham gia vào quân đội của Nhạc Phi.

Nhạc Phi liên tục dâng sớ xin vua Cao Tông bắc phạt thu hồi lại giang sơn đã mất. Nhưng phe chủ hòa trong triều đình liên tục gạt đi ý định đó bất chấp những chiến thắng vang dội của Nhạc Phi trên trận địa.

Những chiến công hiển hách của Nhạc Phi đã khiến một số quan lại hủ bại trong triều đình ghen tức. Họ vu cáo ông với Hoàng đế Cao Tông. Vì thế, Nhạc Phi đã bị gọi trở lại hoàng cung và bị tước bỏ binh quyền. Một lần khi đang trên đà truy kích quân Kim, Nhạc Phi nhận được tới 12 đạo chiếu triệu hồi về kinh chỉ trong một ngày.

Sau khi điều Nhạc Phi trở về, phong làm Khu mật sứ (mà thực chất là tước đoạt hết binh quyền), vua Cao Tông nghe theo lời xúc xiểm của Tần Cối đã nghi ngờ và buộc tội Nhạc Phi. Người Kim vốn hận và sợ Nhạc Phi thấu xương tủy, đã đưa ra điều kiện nghị hòa với Nam Tống là phải giết chết Nhạc Phi.

Ngày 29/12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (ngày 28/01/1142), trong lịch sử Trung Quốc, Nhạc Phi bị bắt giam ở Đại Lý Tự ở Hàng Châu bằng tội danh “không cần có”, Triệu Cấu sai đao phủ vào trong nhà lao, vờ nói mời Nhạc Phi đi tắm, đưa ông đến phòng hành hình, dùng búa lớn giáng mạnh vào 2 bên sườn, làm cho Nhạc Phi gẫy hết xương sườn, nội tạng đều vỡ nát, thổ ra máu mà chết.

Khi Nhạc Phi bị hại, ông 39 tuổi. Cùng ngày, Trương Hiến, Nhạc Vân tại cửa ngõ Quan Hạng bị xử chém lưng. Trương Hiến không rõ năm sinh, Nhạc Vân năm đó 23 tuổi.

Nhạc mẫu đã xăm lên lưng Nhạc Phi 4 chữ “Tận trung báo quốc” để ông phụng sự đất nước với lòng trung thành hết mực. (Ảnh: MyFresh)
Nhạc mẫu đã xăm lên lưng Nhạc Phi 4 chữ “Tận trung báo quốc” để ông phụng sự đất nước với lòng trung thành hết mực. (Ảnh: MyFresh)

2. Ngỗi Thuận nghĩa khí chôn Nhạc Phi

Sau khi Nhạc Phi lâm nạn, thi thể bị quăng đi. Tối hôm đó, trong ngục tì Đại Lý Tự, một viên cai ngục tên Ngỗi Thuận, có lòng sùng kính Nhạc Phi, đã không quản hiểm nguy tru di cửu tộc, nhanh chóng đi tìm thi thể Nhạc Phi, đưa đến khu mộ sau núi, bên đền Cửu Khúc Tùng.

Do tình hình khẩn cấp, lại không người giúp đỡ, Ngỗi Thuận không kịp sửa sang dung mạo, thay quần áo cho Nhạc Phi, liền nhanh chóng đặt vào quan tài đã chuẩn bị sẵn. Lấy chiếc vòng ngọc sinh thời Nhạc Phi đeo buộc vào dưới lưng ông. Đóng quan tài, hạ táng, lấp đất.

Ngỗi Thuận lại đặt lên trên quan tài Nhạc Phi một chiếc ống chì có khắc chữ “Đại Lý Tự”, để làm ký hiệu. Để không gây chú ý cho mọi người, Ngỗi Thuận lúc đó không đắp đất cao, chỉ trồng hai cây quýt trước mộ Nhạc Phi, sau này lại dựng một bia đá trước mộ, trên bia đá có viết “Mộ Giả Nghi” (mộ phụ nữ), để che mắt mọi người, đồng thời cũng là dấu hiệu để nhận biết.

Ngỗi Thuận luôn tin rằng Nhạc Phi sẽ có ngày minh oan lấy lại sự công bằng, do đó ông mới dám liều chết chôn di thể Nhạc Phi. Trời giúp nghĩa sỹ, hành động của Ngỗi Thuận không bị Triệu Cấu, Tần Cối phát hiện ra. Nghĩa cử của ông trong những năm Thiệu Hưng Nam Tống dưới sự thống trị khủng bố, đã được giữ kín tròn 21 năm.

Nhung Ngỗi Thuận đã không đợi được ngày Nhạc Phi được minh oan, trước khi chết, ông gọi con trai đến bên nói: “Ta sắp đi đây! Nhà ta có một bí mật, bây giờ ta nói cho con, con nhất định phải nhớ kỹ. Đó là, con chết cũng không được để mất Nhạc đại nhân!”.

Rồi ông nói tiếp: “Bên cạnh đền Cửu Khúc Tùng sau núi nhà ta có hai cây quýt, sau cây quýt có chôn đại tướng Nhạc Phi. Dưới lưng ông có buộc một vòng ngọc, sau này Nhạc đại nhân được minh oan, sẽ không tìm được hài cốt ông, quan phủ sẽ treo thưởng đi tìm, đến lúc đó, con hãy đi báo quan phủ, gọi người đến nhận dạng. Nhớ kỹ, bí mật này không thể nói với bất kỳ người nào, kể cả vợ con, nếu không sẽ có họa sát thân”.

Ngỗi Thuận cuối cùng căn dặn con: “Nhạc đại nhân cả đời anh hùng, lại phải chịu kết cục này, con nếu chết thì cũng phải truyền lại bí mật này cho các đời sau. Trời xanh có mắt, Nhạc tướng quân nhất định có ngày minh oan”. Nói xong, Ngỗi Thuận, trút hơi thở ra đi.

Sau khi Nhạc Phi chết, Triệu Cấu, Tần Cối tiếp tục hạ lệnh đưa phu nhân Nhạc Phi Lý Oa và tất cả con trai, gái, dâu rể, đưa phu nhân và con trai con gái Trương Hiến, sai quan binh áp tải đi lưu đày ở Lĩnh Nam Quảng Đông và Phúc Kiến, đồng thời không cho phép hai nhà cùng lên đường. Lần đi đày này một mạch 20 năm, cho đến tận năm Thiệu Hưng thứ 31, những người còn sống của hai gia đình Nhạc, Trương mới được tự do.

Tháng 6 năm Thiệu Hưng thứ 32 (năm 1162), do Hải Lăng vương nước Kim dẫn quân đánh xuống phía Nam, lại đốt lên ngọn lửa chiến tranh diệt nhà Nam Tống, lời kêu gọi kháng chiến chống quân Kim của quân dân Nam Tống không ngừng vang lên, do bất lực, Triệu Cấu đành nhường ngôi của mình cho con nuôi Triệu Thận, tức Tống Hiếu Tông.

Tống Hiếu Tông là phái kháng chiến, để thuận theo lòng dân, khích lệ ý chí chiến đấu chống quân Kim của quân dân, ngay tháng thứ 2 sau khi kế vị, ông đã hạ chiếu minh oan cho nhóm người Nhạc Phi, quan phủ treo thưởng 500 quan bạc trắng tìm di cốt Nhạc Phi, chuẩn bị an táng Nhạc Phi theo lễ.

Ngày 13/07 quan phủ dán cáo thị, 8 ngày sau, con trai Ngỗi Thuận dò xét được hoàng bảng thực sự không còn nghi ngờ gì, mới đem địa điểm thực sự mà cha ông đã bí mật chôn Nhạc Phi báo lên quan phủ, từ đó chân tướng án oan Nhạc Phi mới được minh bạch trước thiên hạ.

Có thể nói, nếu không do triều đình nhà Kim lại khai chiến, Triệu Thận thuận theo lòng dân hạ chiếu minh oan cho Nhạc Phi, con trai Ngỗi Thuận không lỡ mất thời cơ báo quan tiết lộ di ngôn lúc lâm chung của cha, thì di thể Nhạc Phi vĩnh viễn sẽ là bí ẩn. Như vậy có thể thấy, con người đang làm, ông trời đang xem. Ngỗi Thuận ngay cả ngày sinh tháng tử cũng không có sử sách nào ghi, nghĩa cử của ông được thần trợ giúp là không có gì khó lý giải.

Ngỗi Thuận là người thành công, lời dự đoán của ông chỉ truyền 1 đời là đã thành hiện thực rồi. Ngỗi Thuận là kẻ sỹ nhân nghĩa, hành động trong một đêm của ông đã nói rõ một đạo lý – đêm đen chỉ là tạm thời, ông trời sáng tỏ, chính nghĩa nhất định chiến thắng ác tà.

Ngày nay, trong miếu Nhạc Phi ở núi Thê Hà, hồ Tây Tử Hàng Châu không có tượng Ngỗi Thuận, vì đó là ngôi miếu do triều đình Nam Tống xây dựng. Tống Hiếu Tông chưa thể minh oan triệt để cho Nhạc Phi, ông không nghĩ được ý nghĩa sâu xa của Ngỗi Thuận nghĩa khí chôn Nhạc Phi. Quê hương Nhạc Phi, trong miếu Nhạc Phi huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam, bên trái tượng Nhạc Phi ngồi là bức tượng toàn thân Ngỗi Thuận, đó là dân gian góp tiền xây dựng.

Nhạc Phi trong lòng người dân Trung Quốc là một vị Võ Thánh, mà Ngỗi Thuận liều chết nghĩa khí chôn Nhạc Phi là mẫu mực của kẻ sỹ nhân nghĩa. Ông là người chứng kiến đầu tiên Nhạc Phi bị nạn, cũng là công thần thiên cổ mà người đời sau nườm nượp đến miếu Nhạc Phi Hàng Châu, viếng mộ di hài thực sự của anh hùng dân tộc Nhạc Phi. Anh hùng rễ cỏ Ngỗi Thuận, đã đem đạo đức truyền thống Trung Hoa “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” đẩy lên cực điểm. Phẩm đức Ngỗi Thuận thật cao thượng, tinh thần Ngỗi Thuận vĩnh hằng.

Nhạc Phi là vị danh tướng được người người ca tụng. (Ảnh: )
Nhạc Phi là vị danh tướng được người người tôn kính và ca tụng. (Ảnh: Timetoast)

3. Kết cục của Triệu Cấu, Tần Cối

Năm đó, Triệu Cấu và Tần Cối, một đôi “gian đế gian tướng”, vì mạng sống và hưởng lạc của mình, không để ý gì đến cuộc sống của nhân dân, chủ động cầu hòa với nước Kim, xưng thần, nộp cống, để lấy lòng Hoàn Nhan Ngột Truật, đã sát hại Nhạc Phi tàn khốc, khiến triều đình Kim từ trên xuống dưới hoan hô, nhảy múa. Tuy Triệu Cấu, Tần Cối lúc sống không hết một đời, nhưng bọn họ sau này ra sao, hãy xem việc sau:

Tháng 6 năm Thiệu Hưng thứ 25 (năm 1155), Tần Cối mọc một cái mụn độc khó hiểu trên cột sống, mấy ngày sau, đau đớn mà chết ở tuổi 65. Trước khi Tần Cối chết, Triệu Cấu đã cự tuyệt ý đồ đưa con nuôi Tần Cối là Tần Hy lên làm tể tướng, từ đó, bè đảng Tần Cối thất sủng, bị triều đình ghẻ lạnh, đẩy nhanh cái chết của Tần Cối. Sau khi Tống Hiếu Tông kế vị, đã đưa trách nhiệm hại chết nhóm người Nhạc Phi tính hết cho Tần Cối.

Sau khi Tần Cối chết, nhục thân chôn ở Mục Ngưu Đình, trấn Mục Long ngoại ô phía Tây Nam thành phố Nam Kinh. Có dựng một cái bia, nhưng trên bia không có chữ, nghe nói vì không ai muốn viết văn bia cho ông ta. Năm Thành Hóa thứ 11 đời Minh (năm 1485), mộ Tần Cối bị kẻ trộm hủy hoại hoàn toàn, những kẻ trộm mộ lấy được hàng vạn các đồ vàng bạc.

Kẻ trộm mộ sau khi bị quan phủ bắt được, quan địa phương có ý giảm nhẹ hình, gọi là “giảm hình phạt, để rõ cái ác của Tần Cối”, thực ra là quan phủ xúi giục kẻ trộm mộ. Con cháu đời sau Tần Cối phần lớn đổi sang họ Từ. Sau khi Tần Cối chết, thân thể thật sự bị đọa địa ngục chịu tội, sau mấy trăm năm rồi, vào thời Dân Quốc, có người bị xuống địa ngục được hoàn dương trở về nói, Tần Cối vẫn ở dưới địa ngục chịu khổ.

Dân gian dùng bột mì nặn hình Tần Cối và Vương thị, bỏ vào chảo dầu rán, gọi là “Rán Tần Cối”, nghe nói đây chính là nguồn gốc của bánh cuốn thừng hiện nay. Có thể thấy, dân gian Trung Quốc căm hận bè đảng Tần Cối như thế nào.

Triều Nguyên, mọi người đến mộ Tần Cối đại tiểu tiện chửi rủa, gọi là “cái mả thối”, có thơ viết: “Đất trên mộ thái sư, thối um tận chân trời”. Tần Giản Tuyền, hậu nhân của dòng tộc họ Tần đời Thanh đến trước mộ Nhạc Phi ở Tây Hồ – Hàng Châu, tự nói: “Từ sau đời Tống ít tên Cối, tôi trước mộ ông thẹn họ Tần”.

Triệu Cấu chết vào ngày 8/10 năm Thuần Hy thứ 14 (năm 1187). Sau khi chết đến năm thứ 3 mới được chôn ở khu lăng mộ nhà Tống ở ngoại ô Thành phố Thiệu Hưng – Chiết Giang. Triệu Cấu khi còn sống đã phái người khảo sát địa hình khu lăng mộ nhà Tống, ở đó có một ngôi chùa cổ gọi là Thái Ninh Tự. Quan lại phụ trách xây lăng mộ hoàng đế báo cáo với Triệu Cấu rằng, ở đó là một vùng đất quý về phong thủy, phía trước Chu Tước, phía sau Huyền Vũ, bên trái Thanh Long, bên phải Bạch Hổ.

Triệu Cấu tuy sống 80 tuổi, có thể coi là hoàng đế trường thọ. Nhưng chính quyền Nam Tống do Triệu Cấu khai sáng là một vương triều yếu nhược bất tài, tạm bợ cầu an, tầm thường chẳng khác gì ngụy quyền Hán gian bán nước cầu vinh.

Tháng 2/1276, Đại Hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt hạ lệnh đại quân Nguyên Mông đánh Lâm An. Tống Cung Đế Triệu Thấp 5 tuổi tuyên bố đầu hàng, mở cổng thành đón địch, chính quyền Nam Tống sụp đổ. Ngày 17/3/1279, triều đình lưu vong Triệu Tống dưới sự truy đuổi đánh đến cùng của quân Nguyên Mông, trải qua trận Nhai Sơn hải chiến, quân Nguyên lấy ít thắng nhiều đánh bại quân Tống.

Tả thừa tướng thời Tống Mạt Lục Tú Phu cõng tiểu hoàng đế Triệu Bỉnh vừa tròn 8 tuổi, dẫn hơn 800 người hoàng tộc họ Triệu nhảy xuống biển tự tử. 10 vạn quân dân nhà Nam Tống sau khi chiến bại cũng theo đó mà nhảy xuống biển tuẫn quốc, nhà Nam Tống do Triệu Cấu khai sáng yên ổn một chút thì từ đây đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đại quân Nguyên Mông vừa mới đánh tan Lâm An xong, mấy tháng sau, Dương Liễn Chân Ca, tăng nhân Tây Vực, Tổng quản Phật giáo Giang Nam lúc đó đã chỉ thị cho nhóm người Tông Duẫn, với danh nghĩa báo thù, đào trộm phá hủy lăng mộ của nhóm người Triệu Cấu. Tất cả đào 101 ngôi lăng mộ họ Triệu, đem hài cốt dòng tộc họ Triệu vứt đầy núi rừng, trông thật thê thảm. Dương Liễn Chân Ca còn đem thi hài họ Triệu trộn lẫn xương trâu ngựa, để vào trong tháp xây cao 13 trượng ở cố cung Lâm An, gọi là Trấn Bản, ý nghĩa là trấn trú triều đình Nam Tống, ngăn chặn nó sống lại.

Ngày nay lăng mộ nhà Nam Tống đã không còn tồn tại. Khu lăng mộ chỉ còn lại mấy cây tùng cổ để biểu thị nơi đây từng là các huyệt mộ của mấy đời nhà Nam Tống, khu lăng đã biến thành đất trồng chè.

Trương Tuấn vì độc bá quân quyền Nam Tống, đã chủ động phối hợp với Tần Cối, ngụy tạo chứng cứ giả, mưu hại 3 người Nhạc Phi, chẳng được bao lâu, Tần Cối lại dùng cùng thủ đoạn đã ép Trương Tuấn từ chức, giáng làm dân thường. Những năm cuối đời Trương Tuấn khá thê thảm.

Những người hãm hại Nhạc Phi như Vạn Sỹ Tiết, Vương Tuấn v.v.. tuy nhất thời thăng quan, phát tài, nhưng cuối cùng kết thúc đều rất thê thảm. Sau khi vụ án Nhạc Phi được minh oan, cháu đích tôn của Nhạc Phi là Nhạc Kha trở thành nhà sử học, học giả trứ danh thời Nam Tống. Ngày nay, con cháu của Nhạc Phi ở Trung Quốc có 1,81 triệu người, chỉ riêng tỉnh An Huy con cháu của Nhạc Phi đã là hơn 1 triệu người.

4. Thiện ác ắt báo và bài học cho hiện tại

Hơn 800 năm trước, triều Nam Tống do hoàng quyền thống trị, Triệu Cấu và Tần Cối một tay che bầu trời, tạo ra án oan Nhạc Phi kinh hoàng khắp trong và ngoài triều. Ngỗi Thuận không có chút liên quan gì đến Nhạc Phi, chỉ dựa vào lương tri và thiện niệm làm người, không để ý đến tính mệnh cá nhân và gia tộc, vượt qua khó khăn chồng chất, đã chôn di thể Nhạc Phi thành công, để sau này Nhạc Phi được minh oan, đã đưa ra được chứng cứ trực tiếp nhất, có sức thuyết phục nhất. Nhân phẩm Ngỗi Thuận thật xuất sắc, con cháu Ngỗi Thuận đều được phúc báo.

Ngày nay, dưới chế độ chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo đảng đã lợi dụng quyền lực trong tay, vào 20/7/1999 đã gây ra một đại án oan mang tên “Pháp Luân Công” từng gây chấn động trong và ngoài nước, đến hôm nay đã 18 năm.

Tuy chính sách bức hại của Giang Trạch Dân vẫn chưa xóa bỏ, nhưng cùng với hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công không ngừng giảng rõ sự thật cho nhân dân thế giới và nhân dân Trung Quốc, chính sách bức hại của Giang Trạch Dân đã không còn điên cuồng, công khai và chẳng chút kiêng nể gì như trước đây nữa.

Xưa nay vẫn có đạo lý rằng, thiên ý không thể trái, công bằng tự ở lòng người. Với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, hàng loạt những quan chức từng tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công thuộc phe cánh Giang Trạch Dân đã bị ngã ngựa. Việc xử lý triệt để Giang Trạch Dân – kẻ tội phạm đầu sỏ bức hại Pháp Luân Công cũng đang đi đến hồi kết.

Với những nhân sỹ lương tâm kiểu “Ngỗi Thuận” trong “đế chế” Trung Cộng, những người dám đồng tình với Pháp Luân Công, giúp đỡ Pháp Luân Công, minh bạch chân tướng oan khuất của Pháp Luân Công, nhất định sẽ có tiền đồ sáng láng. Đây chính là đạo lý thiện ác ắt báo, chẳng sai một ly mà cổ nhân đã nói.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện